Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Dàn ý phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Sếch-xpia là một nhà soạn kịch vô cùng nổi tiếng của nước Anh, ông đã từng được coi là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, tác phẩm “Tình yêu và thù hận” trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết giữa con người với con người trong xã hội phong kiến

2. Thân bài

Xung đột kịch là sự va chạm giữa những lực lượng đối địch, xung đột trong lòng người

Tác phẩm đã vẽ ra một tình yêu trong sáng đáng trân trọng, giữa hai con người với tính cách trung thực, hồn nhiên trong sáng, nhận thức một cách rõ ràng về quyền sống, quyền được làm người, quyền được hưởng thụ hạnh phúc.

Đối với tình yêu của Rô-mê-ô: Sẵn sàng vứt bỏ dòng họ để chạy theo tiếng gọi của tình yêu, sẵn sàng xóa sạch hết tất cả, sẽ thay tên đổi họ, hi sinh tất cả để có được thứ tình cảm thiêng liêng đó.

Về phía Giu-li-ét lo ngại giữa hai dòng họ nhưng ẩn sâu bên trong người cô vẫn tồn tại một thứ tình yêu mãnh liệt, một khao khát chân thành, nhiệt huyết của tuổi trẻ dành cho người mình thương.

Xung đột giữa tình yêu nam nữ và thù hận của hai dòng họ

Thù hận mà hai dòng họ đem lại thực sự quá to lớn, sức mạnh của nó đã dẫn tới cái kết bi thảm đó là cái chết của hai con người.

Tình yêu đẹp như thế, trong sáng không thể tồn tại trong một xã hội quá nhiều sự kìm hãm con người.

Xung đột giữa hai chế độ, giữa nền luân lí trung cổ hà khắc khi mà con người phải hi sinh cống hiến cho dòng họ với nhân văn của thời đại phục hưng đề cao con người, tình cảm của con người.

3. Kết bài

Cảm nhận về tác phẩm: Tư tưởng mà tác giả đem lại cùng với tình yêu giữa hai con người trong tác phẩm là bất tử, cái chết đã chứng minh cho mối quan hệ bền chặt đó, không một điều gì trong xã hội có thể ngăn cản con người đến với nhau.

2. Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận mẫu 1

Sếch-spia là một nhà soạn kịch vô cùng nổi tiếng của nước Anh, ông đã từng được coi là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, bởi trong văn của ông mang phong cách chủ nghĩa nhân văn, đề cao giá trị của con người, thể hiện khát vọng giải phóng khỏi sự kìm hãm của chế độ phong kiến, một trong số những tác phẩm tiêu biểu là “Tình yêu và thù hận” trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác phẩm nói về tình yêu thắm thiết giữa con người với con người, đặc biệt là những đôi trai gái, nhưng do sự chế độ xã hội đã vùi dập tình yêu đó bằng cách cướp đi sự sống của những con người đó.

Tác phẩm thể hiện rõ nét xung đột kịch là sự va chạm giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm khác nhau dẫn tới thái độ không hòa hợp, từ đó có cái nhìn về một vấn đề khác nhau tạo nên sự xung đột diễn ra ở bên trong lòng mỗi con người, tác phẩm đã vẽ ra một tình yêu trong sáng đáng trân trọng, một tình yêu say đắm nồng nhiệt giữa hai con người với tính cách trung thực, hồn nhiên trong sáng, nhận thức một cách rõ ràng về quyền sống, quyền được làm người, quyền được hưởng thụ hạnh phúc.

Khi biết người con gái mình yêu ngần ngại trước những xung đột mà dòng họ đem lại chàng Rô-mê-ô đã sẵn sàng vứt bỏ dòng họ để chạy theo tiếng gọi của tình yêu, chỉ cần được nghe tiếng gọi người yêu chàng trai sẵn sàng xóa sạch hết tất cả, sẽ thay tên đổi họ, sẽ xé nát cái tên do chính bản thân mình viết ra, hi sinh tất cả để có được thứ tình cảm thiêng liêng đó. Về phía Giu-li-ét thì mọi chuyện không hề đơn giản như thế, cô luôn bị một thứ vỏ bọc mà dòng họ đem lại kìm hãm cô, bị bóng đen thù hận của dòng họ giàng buộc tình cảm trong con người cô, ẩn sâu bên trong người cô vẫn tồn tại một thứ tình yêu mãnh liệt, một khao khát chân thành, nhiệt huyết của tuổi trẻ dành cho người mình thương. Qua đó tác giả lên án sâu sắc xã hội phong kiến đã kìm hãm con người, tố cáo sự dã man, vô nhân đạo khi giàng buộc con người vào những quan niệm không đáng có, đồng thời thể hiện khát vọng giải phóng tình cảm tự nhiên để thoát khỏi những giàng buộc đạo đức mà xã hội đó đem lại

Xung đột kịch còn được thể hiện giữa tình yêu của đôi nam nữ với mối quan hệ thù hận tồn tại trong hai dòng họ từ rất lâu đời, thù hận mà hai dòng họ đem lại thực sự quá to lớn, sức mạnh của nó đã dẫn tới cái kết bi thảm đó là cái chết của hai con người. Tình yêu đẹp như thế, trong sáng như thế tại sao lại phải kết thúc bằng một cái kết buồn như vậy, tại sao không phải là một cuộc sống tươi đẹp hiện ra trước mắt, hiện ra trong tương lai? Đơn giản vì xã hội chính là mồ chôn cho những tình cảm đẹp đó, mối thù hận giữa hai dòng họ đã chấm dứt một tình yêu đẹp của thế hệ trẻ. Xung đột vở kịch không chỉ dừng lại ở mẫu thuẫn giữa tình yêu và hai dòng họ mà còn là sự xung đột giữa hai chế độ, giữa nền luân lí trung cổ hà khắc khi mà con người phải hi sinh cống hiến cho dòng họ với nhân văn của thời đại phục hưng đề cao con người, để con người thoát ra khỏi sự ràng buộc của xã hội, tình cảm đến và chân trọng nó một cách tự nhiên nhất.

Tác giả đã đem đến cho người đọc một tư tưởng về tình người rất sâu sắc, đó là muốn tình yêu chiến thắng, vượt qua tất cả phải vượt qua được những khó khăn thử thách, vượt qua được sự bất hòa của xã hội. Tình yêu giữa hai con người trong tác phẩm là bất tử, cái chết đã chứng minh cho mối quan hệ bền chặt đó, không một điều gì trong xã hội có thể ngăn cản con người đến với nhau.

3. Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận mẫu 2

Xung đột giữa tình yêu và hận thù truyền kiếp

Hoàn cảnh tạo ra tình yêu:

+ Tình yêu được nảy sinh trong lần gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa hai con người thuộc hai dòng họ có mối thù truyền kiếp không biết tự bao giờ. Nơi gặp nhau là một buổi lễ hội hóa trang được tổ chức tại nhà Ca-piu-lét, đối thủ của gia đình Rô- mê-ô. Vì là hội hóa trang, ở đó mọi người đều phải đeo mặt nạ, nhờ thế Rô-mê-ô mới lọt vào được và lễ hội hóa trang này tạo ra một thế giới khác giúp cho tình yêu chân thành, trong trắng kết hợp với khát vọng sống hạnh phúc bình yên nảy sinh.

+ Tuy nhiên trong thời điểm đôi trai tài gái sắc ấy gặp nhau để dẫn tới xác lập tình yêu thì Ti-bân, đối thủ kình địch và là kẻ nuôi dưỡng thù hằn, đã nhận ra Rô- mê-ô. Hắn muốn ra tay mà không được. Yếu tố thù hằn xuất hiện với ý đồ trả thù của Ti-bân. Tính chất đối đầu giữa tình yêu và thù hận xuất hiện.

Tình yêu vượt lên:

+ Sau đêm gặp gỡ là cuộc gặp thề nguyền để dẫn tới việc gắn kết cuộc đời tư nguyện giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tình yêu đã lớn lên, vượt qua cửa ải hận thù nhưng không phải công khai, hay nói cách khác, họ được làm phép cưới bí mật tại nhà thờ song cả hai gia đình đều không biết đến điều đó. Họ trở thành vợ chồng song phải sống bí mật trước mọi người. Điều này cũng cho thấy tính chất bi kịch của mối tình.

+ Tuy bị vây hãm trong thù địch như vậy song cả hai đều rất yên tâm và họ tin vào hạnh phúc mà họ đã xây đắp.

Tình yêu bị đe dọa:

+ Sự kiện đột biến tác động phá vỡ cuộc sống thanh bình cho dù chỉ diễn ra vào ban đêm của họ là việc Ti-bân giết chết Mơ-kiu-xi-ô, người của dòng họ Rô-mê-ô khơi dậy sự thù hằn truyền kiếp. Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân để trả thù. Tình yêu bị de dọa thật sự. Đối vợ chồng trẻ phải chia tay nhau: Rô-mê-ô bị đi đày, bị trục xuất ra khỏi Vô-rô-na, Giu-li-ét bị đặt trước vấn đề phải lấy chống vì gia đình Ca- píu-lét vẫn chưa biết con gái mình đã làm phép cưới với người khác

+ Hoàn cảnh biến động phức tạp hơn và hoàn toàn bất lợi cho hai người. Tính chất bi kịch lộ rõ dần với các giải pháp mà tu sĩ Lô-rân đưa ra và những cái ngẫu nhiên khiến cho cái giải pháp đó không thành hiện thực. Cái bi đạt tới đỉnh điểm

Bi kịch lạc quan

Nhận thức của người trong cuộc:

+ Nỗi đau của hai người khi câu chuyện xảy ra: Rô-mê-ô phải giết Ty-ban để trả thù) cho dòng họ của mình. Giu-li-ét đau khổ vì người giết anh con bác mình không phải là ai khác mà chính là chồng mình. Đây là nhận thức về sự mất mát không thể tránh khỏi song họ vẫn giữ vững thủy chung vợ chồng.

+ Sự chia tay của họ tại thời điểm Rô-mê-ô bị đi đày thể hiện quyết tâm giữ trọn hạnh phúc và tạo niềm tin cho nhau. Đặc biệt, Giu-li-ét trong thời điểm cấp bách đa dũng cảm chấp nhận giải pháp của tu sĩ Lô-rân với niềm tin tuyệt đối vào sự đoàn tụ của hai người.

- Hành động nhất quán:

+ Khi nghe tin người vợ của mình đã chết, ngay lập lức Rô-mê-ô lên đường trở về ngay và hành động cũng như quyết định tức thời đó là mua sắm một lọ thuốc độc để cùng chốt với vợ mình. Kết cục như ta đã biết là cả hai đều chết, tự nguyện chết theo nhau để mãi mãi được cùng tồn tại bền nhau.

Ý nghĩa của cái chết

+ Cả hai người đều nhận thức được một cách sâu sắc rằng họ sinh ra là để cho nhau, là để được hạnh phúc bình yên. Cho nên không được sống cùng nhau thì họ phải chết cùng nhau. Đây là một nhận thức có giá trị thức tỉnh những con người đang chìm đắm trong u mê của sự hận thù. Cho nên cái chết ở đây không tạo ra sự bi lụy đau thương mà tạo ra sự đồng cảm tạo ra sự định hướng cho hành động của người trong cuộc đời, hướng tới khát vọng vươn lên để làm chủ tình huống

+ Cái chết của họ còn tạo ra giá trị là xóa đi hận thù truyền kiếp. Có thể nói Rô-mê-ô và Giu-li-ét chết đi cho tình người sống lại, cho con người trở về trong vòng tay thân ái của nhau, cho giá trị nhân văn được bảo toàn và khẳng định. Đó cũng là ý lạc quan của vở kịch. Nó tạo ra niềm tin cho con người vào sự thắng thế của cái tiến bộ, của cái cao cả.

----------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm