Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lời tiễn dặn

Soạn bài Lời tiễn dặn trích trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái được VnDoc sưu tầm và giới thiệu. Soạn văn mẫu lớp 10 bài Lời tiễn dặn này sẽ là tài liệu tham khảo về tâm trạng của Anh trên đường tiễn Chị về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 10: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa

Soạn bài lớp 10: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

1. Soạn bài: Lời tiễn dặn (siêu ngắn) mẫu 1

Nội dung chính:

Tâm trạng xót thương của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và chứng kiến cảnh cô bị người chồng đánh đập. Đồng thời đoạn trích còn khẳng định khát vọng hạnh phúc, tình yêu thuỷ chung của chàng trai với cô gái.

1.1. Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Diễn biến tâm trạng của chàng trai:

- Cách gọi của chàng trai :

+ Người đẹp anh yêu >< cất bước theo chồng

-> Yêu thương, trìu mến, đau lòng

- Hành động thể hiện sự nuối tiếc, níu kéo những giây phút cuối cùng.

- Cử chỉ, hành động của chàng trai:

+ Được nhủ đôi câu.. mới đành lòng

+ Được dặn đôi lời… mới chịu quay đi.

+ Nựng con rồng, con phượng…

-> Cử chỉ âu yếm, hành động săn sóc hết sức sôi nổi, thiết tha.

- Lòng quyết tâm giữ trọn tình yêu của chàng trai:

+ Đôi ta…. Đợi tới tháng năm rau nở.

+ … ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.

=> Tâm trạng rối bời, đau đớn, đầy mâu thuẫn khi phải từ biệt người yêu, tiễn cô về nhà chồng.

=>Tâm trạng của một người có tình yêu tha thiết, thuỷ chung.

1.2. Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng:

+ Bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại”.

+ Mắt “ngoái trông anh”.

+ Chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn.

+ Em tới rừng ớt …. Ngồi chờ.

+ Em tới rừng cà.. ngồi đợi.

+ Tới rừng lá ngón, ngóng trông.

=> Nỗi lòng đầy khắc khoải và tâm trạng bồn chồn, đau khổ, đắng cay của cô gái như muốn bám víu trong sự vô vọng.

1.3. Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Những hành động thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô:

+ Dậy đi em. Dậy đi em ơi!...

+ Làm ống thuốc này em uống khỏi đau

-> Chàng trai cảm thông săn sóc, vỗ về an ủi cô gái bằng những lời lẽ hết mực yêu thương trong nỗi xót xa đầy thương cảm.

1.4. Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ trùng điệp từ như:

- Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông

- Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song.

- Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già

Giá trị biểu cảm:

- Nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ.

- Khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của chàng trai và cô gái.

2. Soạn bài: Lời tiễn dặn (siêu ngắn) mẫu 2

LỜI TIỄN DẶN

(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Về thể loại truyện thơ

Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.

b. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là một truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái. Câu chuyện kể về sự trắc trở trong tình yêu và hôn nhân của đôi bạn tình người Thái. Hai người tuy làm bạn với nhau từ nhỏ. Lớn lên lại yêu thương gắn bó nhưng lại không lấy được nhau vì gia cảnh của bạn trai quá nghèo hèn. Chị bị cha mẹ gả cho một nhà giàu rồi tiếp tục Chị lại bị bán vào cửa quan. Cuối cùng tàn tạ, chị bị đem ra chợ bán. Lúc ấy đâu ngờ, Anh đã "mua" được chị với giá chỉ bằng một cuộn dong. Cuối cùng họ nhận ra nhau rồi về sống với nhau cho trọn lời ước cũ: "Không lấy được nhau mùa hạ, sẽ lấy nhau mùa đông. Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá mụa về già".

c. Đoạn trích Lời tiễn dặn

Lời tiễn dặn là đoạn trích miêu tả rất rõ tâm trạng của Anh trên đường tiễn Chị về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, Chị bị chính người chồng đánh đập.

2.2. RÈN KĨ NĂNG

2.2.1. Tâm trạng của Anh trên đường tiễn dặn.

Phải tiễn người yêu về với nhà chồng, lòng Anh vô cùng đau xót. Thế nhưng trên đường đưa tiễn, Anh gọi chị là "người đẹp anh yêu", khẳng định tình yêu trong Anh vẫn còn thắm thiết. Nhưng cũng có lúc, tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực khách quan là Chị đang "cất bước theo chồng" (thậm chí đã có con với chồng).

Lúc tiễn đưa, Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài ra giây phút được ở thêm bên Chị. Anh phải được dặn Chị đôi câu thì mới "đành lòng" quay gót. Anh muốn ngồi lại bên Chị, âu yếm Chị để "ủ lấy hương người" cho mai sau "khi chết", lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu. Anh nựng con Chị mà như nựng chính con mình. Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị.

Như vậy, lúc tiễn đưa, Anh sống trong tâm trạng dằn vặt, day dứt khổ đau. Phải chăng chính vì thế mà hai câu thơ cuối đoạn như là một sự phá phách. Nó khẳng định cái ý chí quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.

2.2.2. Tâm trạng của Chị lúc bước chân về nhà chồng.

Đoạn thơ là lời của Anh, vì thế tâm trạng của chị chỉ là gián tiếp. Tuy được biểu hiện qua ánh mắt và suy nghĩ của của anh, thế nhưng, chúng ta vẫn có thể nhận ra, chị dường như cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng ở bên anh. Chị chân bước đi mà đầu "còn ngoảnh lại" mắt còn "ngoái trông anh", chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,... chính từ các tâm trạng ấy mà cứ mỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại đợi chờ anh.

2.2.3. Tâm trạng của Anh lúc ở nhà chồng của Chị.

Văn bản này đã lược đi đoạn mà Chị bị chồng đánh ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên "máng lợn vầy".

Đoạn trích bắt đầu từ hành động chạy lại nâng đỡ chị dậy, phủi áo, chải tóc cho chị của anh. Sau đó, Anh còn đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho chị "uống khỏi đau". Những hành động ấy rõ ràng biểu lộ niềm xót xa thương cảm của anh đối với nỗi đau của chị. Một sự cảm thông, đó là điều mà chị đang rất cần trong hoàn cảnh ấy.

Từ nỗi xót xa, trong lòng Anh bỗng bật lên ý chí quyết tâm đưa Chị về đoàn tụ với mình. Từ câu thơ "Tơ rối đôi ta cùng gỡ" đến hết đoạn chính là những câu thơ thể hiện cho cái ý chí và quyết tâm ấy.

2.2.4. Đoạn trích có sử dụng rất nhiều câu thơ có sự trùng điệp từ, kiểu câu, ví dụ:

Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông...

Chết ba năm hình con treo đó
Chết thành sông vục nước uống mát lòng
...
Chết thành hồn, chung một mái song song.

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già...

Thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với nhiều hình ảnh so sánh tương đồng, những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của Anh và Chị. Chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian đã mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Lời tiễn dặn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Soạn bài lớp 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 10

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng