Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10, chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

1. Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt (ngắn gon) mẫu 1

1.1. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

1.1.1. Tiếng Việt thời kì dựng nước

a. Nguồn gốc: tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, tiến trình phát triển gắn bó với tiến trình phát triển của dân tộc Việt.

b. Quan hệ họ hàng: tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhóm Việt Mường.

1.1.2. Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

  • Tiếng Việt từng giao lưu tiếp xúc với tiếng Thái (có một số tương đồng về ngữ âm, ngữ nghĩa) nhưng tiếp xúc lâu dài và sâu rộng nhất với tiếng Hán.
  • Tiếng Việt bị chèn ép và đồng hóa nặng nề. Để bảo tồn và phát triển, tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ Hán theo hướng Việt Hóa (âm đọc, ý nghĩa, phạm vi sử dụng):
    • Về âm đọc: tạo cách đọc Hán Việt.
    • Rút gọn, đảo vị trí các yếu tố, đổi yếu tố, đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa…
    • Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt, chuyển đổi sắc thái tu từ…

1.1.3. Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ

  • Nhờ những hoạt động ngôn ngữ văn hóa được đẩy mạnh, trong đó có sự vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa, tiếng Việt ngày càng phát triển, uyển chuyển, tinh tế.
  • Sáng tạo ra chữ Nôm.
  • Tiếng Việt trở nên tinh tế, phong phú, giàu có với hoạt động thơ ca nghệ thuật.

1.1.4. Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc

  • Tiếng Việt bị tiếng Pháp chèn ép tuy nhiên với sự thông dụng của chữ quốc ngữ, sự ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây, tiếng Việt vẫn liên tục, nhanh chóng hình thành và phát triển.
  • Sự phát triển của văn chương, báo chí và các lĩnh vực khoa học tự nhiên- công nghệ giúp tiếng Việt phát triển, tỏ rõ tính năng động và khả năng thích ứng cao.
  • Tiếng Việt góp phần vào tuyên truyền cách mạng.

1.1.5. Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay

  • Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt nói chung được tiến hành mạnh mẽ.
  • Chức năng xã hội được mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam độc lập, tự chủ.

1.2. Chữ viết của tiếng Việt

1.3. Luyện tập

Câu 1. Tìm ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn:

  • Vay mượn nguyên kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóa về âm đọc: tâm, tài, mệnh, phúc, nhân dân, thủ tướng, văn chương, xã hội, công nghiệp, khổ tận cam lai,…
  • Rút gọn, đảo vị trí các yếu tố, đổi yếu tố, đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa: nhất cử lưỡng đắc → nhất cử lưỡng tiện, an phận thủ kỉ → an phận thủ thường,…
  • Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: bách chiến bách thắng → trăm trận trăm thắng; tọa thực băng sơn → miệng ăn núi lở; Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu đông phong (Thôi Hộ) → Trước sau nào thấy bóng người/Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Nguyễn Du)
  • Vay mượn yếu tố để cấu tạo từ mới, thành ngữ mới: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động, khai cơ lập nghiệp,…
  • Chuyển đổi sắc thái tu từ: thủ đoạn (tiếng Hán có nghĩa là phương pháp, kĩ năng) sang tiếng Việt có nét nghĩa xấu, chỉ mưu mẹo, mánh khóe xấu xa.

Câu 2. Cảm nhận về ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt:

  • Đơn giản, tiện lợi, dễ học, dễ sử dụng.
  • Có sự đối ứng chặt chẽ giữa chữ viết và ngữ âm, có quan hệ một đối một tức là một âm tiết ngữ âm tương ứng với một âm tiết chữ viết (trừ vài trường hợp).
  • Có khả năng ghi âm phong phú, đầy đủ, toàn diện các âm tiết của tiếng Việt.
  • Phản ánh sinh động và tinh tế thông tin, tư tưởng, tình cảm của người Việt.

Câu 3. Tìm ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài:

  • Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: lô-gis-tic, sin, véc-tơ, ampe…
  • Vay mượn thuật ngữ khoa học – kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: ngôn ngữ, phân giác, trung tuyến, bán dẫn, bất phương trình, bổ đề,…
  • Đặt thuật ngữ thuần Việt: đường tròn, góc nhọn, cà phê, cà vạt,…

2. Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt (ngắn gon) mẫu 2

2.1. Kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt

a. Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Việt, là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đóng vai trò một ngôn ngữ có tính phổ thông, dùng làm công cụ giao tiếp chung. Tiếng Việt giữ vị thế một ngôn ngữ quốc gia.

b. Tiếng Việt, có nguồn gốc rất cổ xưa. Cùng với dân tộc Việt, tiếng Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét, xuất hiện và trưởng thành từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã.

c. Tiếng Việt thuộc họ Nam Á. Trong họ Nam Á, tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường và mối quan hệ tương đối xa hơn đối với nhóm tiếng Môn – Khmer. Ngoài họ Nam Á, tiếng Việt cũng có mối quan hệ tiếp xúc lâu đời với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày – Thái và nhóm Mã Lai - Đa Đảo.

Tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

2.2. Hướng dẫn soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

2.2.1. Hãy tìm hiểu về cư dân vùng anh (chị) đang sống:

  • Những cư dân đó thuộc những dân tộc nào?
  • Hàng ngày, cư dân vùng anh (chị) đang sống dùng ngôn ngữ nào để giao tiếp với nhau?

2.2.2. Trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, tiếng Việt có vai trò gì?

Gợi ý:

  • Vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ thông, dùng làm công cụ giao tiếp chung;
  • Từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, tiếng Việt giữ vai trò của một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện được dùng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội Việt Nam.

2.2.3. Trình bày về quan hệ họ hàng của tiếng Việt.

Gợi ý:

  • Thuộc họ Nam Á;
  • Trong họ Nam Á, có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; xa hơn với nhóm tiếng Môn – Khmer;
  • Ngoài họ Nam Á, có quan hệ tiếp xúc với nhóm tiếng Tày – Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo.

Tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được nội dung bài soạn, nội dung lý thuyết kèm bài tập luyện tập. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tâp hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau Đề thi học kì 2 lớp 10, Soạn bài lớp 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 10

    Xem thêm