Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về tính nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.

1. Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19 mẫu 1

1.1. Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Những điểm chung và những điểm khác nhau của hia bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

- Điểm chung:

+ Văn học viết của người Việt

+ Mang đặc điểm văn học trung đại Việt Nam

+ Một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc.

- Điểm khác:

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nôm

- Ra đời thế kỉ X

- Viết bằng chữ Hán

- Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc.

- Bao gồm thơ, văn xuôi.

- Ra đời khoảng cuối thế kỉ XIII

- Viết bằng chữ Nôm

- Vừa tiếp thu từ Trung Quốc vừa sáng tạo ra một số thể loại khác.

- Thơ chiếm đa số.

1.2. Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):ư

Bảng khái quát tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại:

Giai đoạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm

Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV

Yêu nước và âm hưởng hào hùng

Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc

Chiếu dời đô (Lí công Uẩn), Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão),…

Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII

Phản ánh, phê phán hiện thực

Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú

Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…

Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

Đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người

Văn xuối, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển

Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí,…

Nửa cuối thế kỉ XIX

Yêu nước, mang âm hưởng bi tráng

- Chữ quốc ngữ xuất hiện

- Chữ Hán và chữ Nôm giữ vai trò chủ đạo

Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

1.3. Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

- Nội dung cảm hứng yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ,…

- Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,…

- Nội dung thế sự: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Lục Vân Tiên,…

1.4. Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

- Văn học trung đại nói nhiều đến chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hằng ngày của con người.

- Văn học hiện đại đi sâu vào đời sống riêng tư, thế giới nội tâm của con người.

2. Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19 mẫu 2

2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Hai bộ phận chủ yếu cấu thành nên văn học trung đại Việt Nam là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Trong quá trình phát triển hai bộ phận này không đối lập nhau mà bổ sung hoàn thiện lẫn nhau.

b. Văn học trung đại Việt Nam được chia thành bốn giai đoạn lớn theo sự phát triển về tư duy nghệ thuật, về nội dung, thể loại và ngôn ngữ văn học:

Các giai đoạn văn học từ thế kỉ X – thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII, tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí. Cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc (từ thế kỉ XV mới có những sáng tác bằng chữ Nôm tiêu biểu và có giá trị).

Hai giai đoạn sau, từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX và giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, tư duy nghệ thuật đã có sự phân biệt văn với sử, triết. Văn học gắn với hiện thực cuộc sống nhiều hơn. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nhân văn, cảm hứng về con người. Các thể loại văn học dân tộc và văn học chữ Nôm đều phát triển vượt bậc và có những thành tựu lớn.

c. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự là những đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam.

d. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài là những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam trung đại.

2.2. RÈN KĨ NĂNG

2.2.1. Những điểm chung và những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

Điểm chung:

  • Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.
  • Đều tích cực phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại.
  • Đều có được những thành tựu rực rỡ và kết tinh được những tác phẩm xuất sắc.

Điểm khác:

  • Bộ phận văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn.
  • Thành tựu của văn học Nôm chủ yếu là thơ (văn học chữ Hán có thành tựu lớn ở cả hai mảng thơ và văn xuôi).

2. Bảng khái quát tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại:

Giai đoạn văn học Nội dung Nghệ thuật Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIVNội dung yêu nướcVăn học chữ Hán.

Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ), Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)...

Văn học mang hào khí Đông A.

Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVIINội dung thế sự (hiện thực, phê phán)Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú.Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIXNhân đạo chủ nghĩaVăn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnhChinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát,... Hoàng Lê Nhất thống chí (văn xuôi)...
Nửa sau thế kỉ XIX

Nội dung yêu nước

- Thế sự - Chữ quốc ngữ xuất hiện

Chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo.Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Quang Bích...

2.2.3. Một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

  • Nội dung cảm hứng yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,...
  • Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,...
  • Nội dung thế sự: Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,...

2.2.4. Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

Văn học cổ nói nhiều đến cái chí khí, cái đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người. Trong khi đó, văn học hiện đại có điều kiện đi sâu hơn vào đời sống riêng tư, vào thế giới nội tâm của con người. Chính hai điểm lớn này tạo nên sự khác biệt trong quá trình đọc các tác phẩm văn học cổ và văn học hiện đại.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Soạn bài lớp 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau đây để việc học trở nên dễ dàng hơn:

Đánh giá bài viết
11 4.214
Sắp xếp theo

    Soạn bài lớp 10

    Xem thêm