Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường

được biểu hiện như thế nào?

4
4 Câu trả lời
  • Đường tăng
    Đường tăng

    Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau.

    Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

    Nông nghiệp:

    Thực hiện chính sách giảm tô thuế, bớt sưu dịch. Nhà Đường thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu.

    Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Người dân có đất làm ăn, cuộc sống dần ổn định.

    Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

    Thủ công nghiệp: nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. các xưởng thủ công được hình thành chủ yếu về các lĩnh vực như luyện sắt, đóng thuyền,… Các xưởng thủ công có hàng chục người dân làm việc.

    Thương nghiệp: phát triển thịnh đạt, mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới. “Con đường tơ lụa” được hình thành trên đất liền và trên biển.

    Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến nhà Đường ngày một hoàn chỉnh hơn. Bộ máy nhà nước được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là tăng cường củng cố chính quyền trung ương. Chính quyền phong kiến thời Đường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

    Văn hoá: nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử. Mở rộng các trường học ở cả thành thị và nông thôn.

    Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Nhiều nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

    Đối ngoại: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước nhằm mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.

    Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên,…

    Trả lời hay
    1 Trả lời 04/08/21
    • Ỉn
      Ỉn

      * Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

      - Nông nghiệp:

      + Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

      + Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

      + Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

      - Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

      - Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

      * Chính trị:

      - Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

      * Văn hoá: Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị,… còn đến ngày nay.

      * Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

      0 Trả lời 04/08/21
      • Bon
        Bon

        Sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện:

        - Kinh tế:

        Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

        + Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.

        + Thủ công nghiệp: Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

        + Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

        - Chính trị:

        + Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

        + Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

        0 Trả lời 04/08/21
        • Phước Thịnh
          Phước Thịnh

          Có thể nói, chế độ phong kiến dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao. Nó được thể hiện:

          Kinh tế phát triển toàn diện:

          Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

          Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

          Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

          Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

          Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.

          => Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

          0 Trả lời 04/08/21

          Lịch Sử

          Xem thêm