Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ về tác hại của sự tham lam

Tác hại của sự tham lam là gì? Hậu quả mà việc tham lam gây ra như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Suy nghĩ về tác hại của sự tham lam dưới đây của VnDoc.com để có thể hiểu rõ hơn nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

I. Dàn ý suy nghĩ về tác hại của sự tham lam

Dàn ý suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tác hại của sự tham lam.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Lòng tham là sự tham lam, khát khao vô độ về thứ gì đó như tiền bạc, quyền lực, địa vị… nhiều hơn so với nhu cầu và từ đó dẫn dắt con người sống và làm theo nhiều hành động tiêu cực gây tổn hại cho xã hội, cho người khác.

b. Phân tích

Lòng tham khiến con người trở nên mù mịt, mộng mị, mê muội không nhìn thấy tác hại của những hành động mình đang làm.

Lòng tham sẽ ăn mòn dần tâm trí của con người, khiến họ không thể phân biệt được đúng sai, khiến họ có những hành động đi trái lại với lương tâm, đạo đức, thậm chí là trái với pháp luật để trục lợi về bản thân mình.

Lòng tham còn khiến bản thân mỗi người rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, vào những vũng bùn của xã hội khó có thể quay đầu, khó có được lòng tin, sự tín nhiệm của người khác, lâu dần dẫn đến việc bị cô lập, cuộc sống tụt dốc và bị đào thải.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng tham lam vô độ và nhận hậu quả để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống có lòng tốt, biết yêu thương, san sẻ với những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ người khác, cho đi mà không mong nhận lại,… Những người này xứng đáng được tuyên dương, ca ngợi và học hỏi.

e. Liên hệ bản thân

Mỗi người cần giữ cho mình một quan điểm, một bản lĩnh vững vàng, biết kìm hãm những nhu cầu của cá nhân, không tham lam, sân si quá mức với người khác và hướng đến lối sống, thói quen tích cực, lành mạnh.

Biết trân trọng, nâng niu cuộc sống của mình, những gì mình đang có, từ đó biết phấn đấu để đạt được thành tích và công trạng riêng cho bản thân, ghi lại dấu ấn trong xã hội cũng như cho riêng mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của sự tham lam.

Dàn ý suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 2

I. Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề.

II. Thân đoạn:

1. Giải thích:

– Lòng tham là một khát khao vô độ về thứ gì đó như tiền bạc, quyền lực, địa vị… nhiều hơn so với nhu cầu. Lòng tham được biểu hiện rất nhiều từ các tác phẩm văn học dân gian đến những câu chuyện của cuộc sống đời thường.

2. Biểu hiện:

– Như các cuộc điều tra tham nhũng gần đây, nhiều các quan chức cấp cao bị phát hiện cho những hành vi xấu, chuộc lợi về phía bản thân, tham ô của nhà nước…

– Như thời phong kiến xưa, chỉ vì địa vị mà nhiều những cuộc thảm sát đã diễn ra, ngay cả anh em trong gia đình cũng vì lòng tham của bản thân mà từ bỏ quan hệ huyết thống…

3. Hậu quả:

– Lòng tham khiến con người bị mù mắt không nhìn thấy tác hại của những sự việc đó.

– Lòng tham sẽ ăn mòn dần tâm trí của con người, khiến họ không thể phân biệt được đúng sai.

– Lòng tham sẽ khiến bản thân rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, vào những vũng bùn của xã hội…

4. Biện pháp:

– Sống tránh xa sự tranh giành đua đòi.

– Biết kìm hãm những nhu cầu của cá nhân.

– Hãy tự biết phấn đấu để đạt được thành tích và công trạng xứng đáng.

5. Mặt trái của vấn đề:

– Nhiều cá nhân sống tự do, tự tại, biết kìm hãm nhu cầu của bản thân, hướng đến lối sống, thói quen tích cực, lành mạnh.

III. Kết đoạn: Suy nghĩ chung về vấn đề.

II. Văn mẫu nghị luận xã hội về tác hại của sự tham lam

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 1

Trong cuộc sống, bên cạnh những điều tốt, những người tốt thì vẫn còn có những người có những hành vi xấu, lối sống tiêu cực, một trong số đó ta không thể không nhắc đến chính là sự tham lam. Lòng tham là một khát khao vô độ về thứ gì đó như tiền bạc, quyền lực, địa vị… nhiều hơn so với nhu cầu. Lòng tham có thể khiến cho con người có những suy nghĩ và hành động xấu, đi ngược lại với những giá trị nhân cách tốt đẹp của con người. Lòng tham sẽ ăn mòn dần tâm trí của con người, khiến họ không thể phân biệt được đúng sai, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của mình. Lòng tham sẽ khiến bản thân rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, vào những vũng bùn của xã hội… và khó tìm được đường ra cho chính mình. Một khi con người nảy sinh sự tham lam, người đó sẽ dám làm nhiều điều xấu để có được thứ bản thân mình mong muốn. Đôi khi sự tham lam chỉ ảnh hưởng đến chính nhân cách, cuộc sống của họ, nhưng cũng có nhiều trường hợp sự tham lam của một người sẽ gây ra tổn thất cho một tập thể, một tổ chức hoặc thậm chí là cả xã hội. Như các cuộc điều tra tham nhũng gần đây, nhiều các quan chức cấp cao bị phát hiện cho những hành vi xấu, chuộc lợi về phía bản thân, tham ô của nhà nước… Chính sự tham lam của những người đứng đầu bộ máy nhà nước này sẽ khiến cho nước ta lâm vào những tình trạng xấu. Khi một tổ chức, một xã hội bị sự tham lam bủa vây và gây tổn thất, thì xã hội đó sẽ ngày càng nổi cộm nhiều vấn đề nhức nhối, cuộc sống con người sẽ bị đảo lộn theo chiều hướng xấu. Để đẩy lùi sự tham lam ra khỏi cuộc sống và xã hội, trước hết, mỗi cá nhân cần sống tránh xa sự tranh giành đua đòi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết kìm hãm những nhu cầu của cá nhân về vật chất, danh lợi để giữ cho mình sự yên bình, cái tâm trong sáng. Mỗi người hãy tự biết phấn đấu để đạt được thành tích và công trạng xứng đáng với những gì mình bỏ ra và cùng nhau hướng đến một lối sống lành mạnh, tốt đẹp hơn. Xã hội được cấu thành từ mỗi cá nhân, khi cá nhân tốt đẹp, biết kìm hãm sự tham lam thì xã hội cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 2

Chúng ta ai cũng biết để cuộc sống của con người tốt đẹp hơn thì cần rèn luyện cho bản thân mình nhiều đức tính tốt đẹp và bài trừ những thói xấu tiêu cực. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn trong cuộc sống hiện nay chính là việc con người tham lam và gây ra nhiều tác hại to lớn. Lòng tham là sự tham lam, khát khao vô độ về thứ gì đó như tiền bạc, quyền lực, địa vị… nhiều hơn so với nhu cầu và từ đó dẫn dắt con người sống và làm theo nhiều hành động tiêu cực gây tổn hại cho xã hội, cho người khác. Lòng tham khiến con người trở nên mù mịt, mộng mị, mê muội không nhìn thấy tác hại của những hành động mình đang làm. Lòng tham sẽ ăn mòn dần tâm trí của con người, khiến họ không thể phân biệt được đúng sai, khiến họ có những hành động đi trái lại với lương tâm, đạo đức, thậm chí là trái với pháp luật để trục lợi về bản thân mình. Bên cạnh đó, lòng tham còn khiến bản thân mỗi người rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, vào những vũng bùn của xã hội khó có thể quay đầu, khó có được lòng tin, sự tín nhiệm của người khác, lâu dần dẫn đến việc bị cô lập, cuộc sống tụt dốc và bị đào thải. Để hạn chế và tránh xa sự tham lam thì trước hết mỗi người cần giữ cho mình một quan điểm, một bản lĩnh vững vàng, biết kìm hãm những nhu cầu của cá nhân, không tham lam, sân si quá mức với người khác và hướng đến lối sống, thói quen tích cực, lành mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết trân trọng, nâng niu cuộc sống của mình, những gì mình đang có, từ đó biết phấn đấu để đạt được thành tích và công trạng riêng cho bản thân, ghi lại dấu ấn trong xã hội cũng như cho riêng mình. Việc tham lam chỉ khiến cho bản thân mệt mỏi, khó chịu và xấu xa. Chính vì thế, hãy thật khiêm nhường, biết được vị trí của bản thân mình và nỗ lực vươn lên để tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp nhất.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 3

Trong chúng ta, chắc chắn ai cũng đã đọc qua câu chuyện "ông lão đánh cá và con cá vàng" của Puskin. Vẫn còn nhớ mụ vợ vì tham làm đòi hỏi cá vàng quá đáng quá nên cuối cùng thì cũng chỉ còn lại cái máng lợn mẻ. Cuộc sống hàng ngày chúng ta không hiếm gặp những người có lòng tham lam, chúng ta cần làm gì để chế ngự lòng tham và tẩy sạch dòng máu tham đó. Tham lam được hiểu là muốn sở hữu cái của người khác và cũng muốn có được nhiều thứ về mình bằng mọi cách. Mỗi ngày chúng ta chứng kiến rất nhiều người có lòng tham như họ trộm cắp. cướp giật của những người khác. Hay là sự tham những, biển thủ công quỹ của những người có chức có quyền. Hoặc đơn giản hơn đó là "nhặt được của rơi" thì đút túi. Nếu chúng ta không ngăn chặn những hành vi xấu thì xã hội sẽ ngày càng xuống cấp và không thể phát triển được. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên lòng tham họ có thê rlaf sự ganh ghét, đố kị, hay đó chỉ vì lợi ích cá nhân. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì sẽ gây xói mòn đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu và có những hành động sai lầm đáng tiếc xảy ra. Làm gì để chế ngự lòng tham trước tiên đó là phải tự mình kiểm soát được bản thân, kiểm soát được sự ích kỉ của mình. Phải biết cân bằng bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng. Nhưng để tẩy sạch dòng máu đó là cần phải có thời gian, cần co sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục của nhà trường. Để chế ngự lòng tham của một con người không hề dễ dàng đó là cả một quá trình. Vấn đề chế ngự và tẩy sạch dòng máu tham là vô cùng cần thiết và cấp bách, chúng ta hãy cũng nhau chung tay để đẩy lùi nó.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 4

Có nhiều thói xấu tồn tại trong xã hội. Trong quan hệ giữa con người và con người thì tham lam là thói tệ hại nhất. Tham lam, xa xỉ, gièm pha là những thói xấu tiêu biểu. Tuy vậy, nếu tìm hiểu kỹ lưỡng thực chất thì dục vọng – nguyên nhân dẫn tới những hành vi trên – tự nó không hẳn đã là xấu. Bởi vì còn tuỳ trường hợp, tuỳ nơi tuỳ chỗ phát sinh, tuỳ mức độ nặng nhẹ và tuỳ theo mục đích mà lòng ham muốn đó hướng đến.

Ví dụ, người ta gọi lòng ham muốn tiền bạc là thói tham lam. Nhưng con người thì ai mà chẳng ham muốn, quý trọng tiền bạc. Vì vậy, bản thân việc thoả mãn nhu cầu về tiền bạc không phải là điều đáng phê phán. Nhưng, nếu không phân biệt rạch ròi nơi chốn, trường hợp phát sinh lòng ham muốn đó, nếu mức độ ham muốn tiền bạc vượt quá giới hạn và nếu lầm lẫn mục đích tìm kiếm tiền bạc thì sẽ dẫn tới việc chạy theo đồng tiền trái đạo lý, và khi đó dục vọng sẽ trở thành thói xấu: thói tham lam.

Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội. Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.

Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam. Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát… cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn… tất cả đều phát sinh từ tham lam. Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 5

Xã hội hiện đại, ngày càng phát triển cùng với đó là chất lượng cuộc sống của con người đi lên. Kéo theo đó là guồng quay nặng nề của tài chính, vật chất, sự đố kỵ, lòng tham lam - những thứ đang ngày càng làm biến dạng, biến chất con người, khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Vậy lòng tham là gì? Lòng tham chính là sự ham muốn về một thứ gì đó, là sự mê muội về một điều gì, muốn chiếm hữu làm của riêng, nó xuất hiện và tồn tại trong mọi tầng lớp, ở mọi nơi cả người giàu lẫn người nghèo. Vấn đề nóng hổi nhất hiện nay có lẽ là là lòng tham về sự giàu sang, danh tiếng, địa vị - một loại lòng tham phổ biến cần lên án và kiềm chế trong cuộc sống hiện nay. Tiền vốn dĩ không mua được tất cả nhưng nó lại có thể khiến con người làm tất cả chỉ vì tiền. Để bàn về vấn đề lòng tham, là một vấn đề khá nhạy cảm, nhiều câu hỏi được đặt ra có nên có lòng tham về sự giàu sang, về danh tiếng, về tên tuổi của bản thân hay không? Theo tôi là nên, mỗi người trong chúng ta đều nên có quyền về lòng tham về một cuộc sống đầy đủ vật chất, một danh tiếng tốt, một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ, đong đầy. Nhưng chúng ta nên kiềm chế lòng tham lại, tôi không khuyên các bạn bỏ đi lòng tham mà ta hãy nên kiềm chế. Chúng ta có quyền ham muốn về một cuộc sống giàu có hơn cả về vật chất, lẫn tinh thần, chúng ta có quyền được ganh tị với người khác nhưng không vì thế mà bán rẻ lương tâm, làm những điều trái đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, kiếm tiền, lợi dụng lòng tin và sự thương hại từ người khác. Đời này ta chỉ sống một lần, vậy hãy sống sao cho đúng, sống sao cho sạch, xứng đáng với xã hội. Tiền bạc hay danh tiếng tất cả không thể đi cùng con người đến cuối cùng và giàu có chưa chắc đã khiến chúng ta hạnh phúc. Vậy tại sao chúng ta không kiềm chế lòng tham lam lại, tiền tài, danh vọng chúng ta nên kìm nén nó lại, thay vì đó hãy quan tâm đến mọi người xung quanh. Nói chuyện với những người đồng nghiệp, hàng xóm, quan tâm đến người thân nhiều hơn, dành thời gian cho gia đình, ăn những bữa cơm ấm cúng cùng bố mẹ. Để ta thấy rằng cuộc sống này , đáng tham nhất không phải sự giàu sang của vật chất, danh tiếng, mà nó chỉ đơn giản là những phút giây yêu thương, tình cảm bên gia đình của mình. Đó là những thứ mà một khi mất đi ta không thể tìm lại được nữa. Nó cũng là những thứ khiến rất nhiều người giàu, người nổi tiếng mơ ước đến, khiến cho rất nhiều người hối hận vì đã bỏ lỡ. Kết luận lại, đối với tôi, lòng tham về vật chất, những hư vinh về sự giàu sang và danh tiếng thì không nên bị loại bỏ nhưng cần phải tiết chế lại vì cuộc đời còn nhiều thứ đáng giá hơn những hào nhoáng về vật chất rất nhiều lần. Thật ra tiền bạc có thể kiếm lại, danh tiếng có thể xây dựng lại nhưng tình người, sự yêu thương giữa con người với nhau, lòng tin là những thứ một khi đã đánh mất thì mãi mãi không có cách nào có thể lấy lại được nữa. Chúng ta có thể tiết chế bản thân mình lại, không cho lòng tham trỗi dậy, kiềm chế bản thân trước những cám dỗ không đáng để bản thân sa ngã vào. Cho đến cuối cùng, sự lựa chọn vẫn nằm ở bạn, bạn đặt lòng tham của mình ở đâu để bản thân không phải hối hận?

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 6

Từ nhỏ chúng ta đã được dạy rất nhiều những bài học về lòng tham, chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe qua câu chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của nhà văn Puskin. Kể về mụ vợ của ông lão vì quá tham lam mà đòi hỏi từ con cá vàng nên cuối cùng vẫn trở về với cái máng lợn sứt mẻ. Cuộc sống này dạy cho ta rất nhiều thứ, trong đó có cả những bài học lớn về lòng tham. Tham lam là một thói quen rất xấu, những người thường hám danh lợi, vật chất hưởng thụ mà không muốn bỏ chút công sức nào. Tham lam khiến con người trở nên xấu tính hơn, ích kỷ, đố kỵ với nhau hơn và khiến mọi thứ trong xã hội này xảy ra theo hướng vô cùng tiêu cực. Chúng ta luôn hành động một cách bất chấp để chiếm được những thứ ta muốn mà không nghĩ đến hậu quả, điển hình như cướp giật, thậm chí là giết người chỉ vì muốn chiếm đoạt tài sản từ người khác. Lòng tham của con người là vô hạn, không bao giờ là đủ. Nếu chúng ta nảy sinh lòng tham thường sẽ nảy sinh cả sự đố kỵ Nếu chúng ta cứ mải chạy theo lòng tham, chạy theo những thứ hào nhoáng không thuộc về mình thì cuối cùng sẽ mất đi mọi thứ. Đến lúc nhìn lại chúng ta sẽ chẳng còn gì. Những người có lòng tham lớn họ nhẫn tâm chà đạp, xóa bỏ mọi mối quan hệ xung quanh, không bao giờ hài lòng với những thứ mình có, thường hay so sánh, mơ tưởng những thứ viển vông mà quên mất những thứ đơn giản, niềm hạnh phúc hiện tại của mình. Khi chưa có gì họ mong muốn có cuộc sống tốt hơn "ăn no mặc ấm", nhưng khi có rồi họ lại muốn được giàu có "ăn sang mặc đẹp". Cứ thế, lòng tham trong con người càng lớn dần lên. Một số người bị đồng tiền làm cho mờ mắt nên không còn đủ lý trí để phân biệt đúng sai, phải trái. Hệ quả của lòng tham chính là sự đổ vỡ, xung đột gia đình, tranh quyền đoạt lợi,... Cái giá phải trả cho lòng tham không hề nhỏ, lòng tham có thể đẩy con người đến bên bờ vực thẳm, khiến con người mất hết tất cả, khiến chúng ta lao vào vòng lao lý, vi phạm pháp luật, trái với đạo lý con người. Có người có tham vọng làm ra nhiều nhiều, họ tự làm ra bằng con đường chân chính đấy là lòng tham tốt. Nhưng có một số người lại không muốn đi làm nhưng vẫn muốn hưởng lợi, giành giật từ người khác đấy là lòng tham xấu mà người ta còn gọi đó là tham lam chứ không phải là tham vọng. Ham muốn tích cực thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, sống có ích, sống phát triển, nhưng ham muốn tiêu cực chính là nguyên nhân của những đau khổ. Tham lam chính là tính cách khiến cho xã hội phải lên án. Nếu chúng ta hiểu rõ tham lam là một tính xấu vậy chúng ta phải kiềm chế nó lại. Tôi không khuyên các bạn phải bỏ đi lòng tham, sở dĩ lòng tham nó là bản năng của con người, sinh ra ai cũng có, nhưng nếu chúng ta biết kiềm chế bản thân trước những cám dỗ không để bản thân sa ngã vào. Còn nếu chúng ta không biết cách kiềm chế lòng tham, những suy nghĩ xấu xa sẽ có cơ hội nảy sinh, xâm chiếm ý thức của ta. Tiết chế được lòng tham thì chúng ta mới có thể hóa giải được sự cố chấp của bản thân mình và khi đó cuộc sống của chính bạn mới cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn. Vì một xã hội văn minh, lành mạnh và tốt đẹp, chúng ta hãy xây dựng những đức tính tốt, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, xấu xa, đừng nên học những thói hư tật xấu điển hình như tính tham lam.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 7

Lòng tham của con người là vô hạn, không biết bao nhiêu là đủ. Lòng tham được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, lòng tham càng cao thì đau khổ càng nhiều. Nếu con người cứ chạy theo lòng tham thì cuối cùng sẽ mất tất cả. Không ai sinh ra đã có lòng tham, nhưng theo thời gian, lòng tham và sự ích kỷ của con người có cơ hội phát sinh. Có người vì lòng tham mà sẵn sàng trở mặt, dùng mọi cách để đạt được điều mình muốn. Họ không bao giờ hài lòng với những gì mình có, thường so sánh, mơ mộng những điều viển vông và quên tận hưởng niềm vui hiện tại. Khi không có gì, họ muốn có một cuộc sống tốt hơn, nhưng khi có nó, họ lại muốn giàu có hơn. Cứ thế, lòng tham ngày càng lớn với những tham vọng ngày càng cao. Có người bị đồng tiền làm cho mờ mắt, không còn đủ lý trí để nhìn rõ cái tình, cái đúng, cái sai. Họ nhẫn tâm chà đạp lên mọi mối quan hệ, kể cả những người thân thiết, để đạt được mục đích của mình. Có những người từng là con ngoan trò giỏi, rất chuẩn mực trong xã hội, nhưng rồi vì một chút lòng tham mà đánh mất chính mình, trở nên ích kỷ, thực dụng. Điều đó dẫn đến đổ vỡ, mâu thuẫn gia đình, tranh giành quyền lực… Cái giá của lòng tham không hề nhỏ, lòng tham có thể đẩy con người vào con đường tội lỗi. Tất cả đều dẫn đến một kết cục đau khổ và quả báo xấu cho mình, người thân và cho xã hội. Ai cũng có tham vọng của riêng mình, quan trọng là tham vọng đó tích cực hay tiêu cực. Có người tham vọng, muốn kiếm thật nhiều tiền, có người khao khát thành đạt, có người đam mê quyền lực. Họ quên mất mình đang có gì và đang có, bằng mọi giá mưu cầu thêm mà không cần quan tâm cảm xúc của người khác. Những ước muốn tích cực thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, ngược lại những ước muốn tiêu cực là nguyên nhân của đau khổ. Đôi khi chúng ta vẫn có ý thức muốn từ bỏ nhưng ý chí không đủ mạnh để từ bỏ nó. Nếu chúng ta không biết cách kiểm soát lòng tham của mình thì sẽ tạo cơ hội cho những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh. Nếu chúng ta kiềm chế được lòng tham và hóa giải được tính bướng bỉnh thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và bình yên. Lòng tham ai cũng có nhưng quan trọng mỗi người trong chúng ta phải biết cách tự kiềm chế bản thân, luyện cho mình đức tính tốt, không nên để lòng tham che đậy đi tình người. Chỉ khi không đặt nặng lòng tham, con người mới có thể sống vui vẻ và hạnh phúc.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 8

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng đọc câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của Pushkin. Tôi còn nhớ người vợ vì tham lam, đòi nhiều cá vàng quá nên cuối cùng chỉ còn lại cái máng. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không hiếm người có lòng tham, chúng ta cần phải làm gì để chiến thắng lòng tham và tẩy sạch dòng máu tham đó. Tham lam được hiểu là muốn chiếm hữu những thứ của người khác và cũng muốn bằng mọi cách có được nhiều thứ về mình. Hàng ngày chúng ta thấy biết bao nhiêu người có lòng tham như họ đi trộm cướp của người khác. Hay tình trạng tham ô, biển thủ công quỹ của những người có chức, có quyền. Hay đơn giản hơn, đó là “nhặt của rơi” bỏ vào túi. Nếu chúng ta không ngăn chặn hành vi xấu thì xã hội ngày càng suy thoái, không thể phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lòng tham, đó có thể là sự ghen ghét, đố kỵ hoặc đó chỉ là vì lợi ích cá nhân. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ gây xói mòn đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu và những sai phạm đáng tiếc. Điều bạn cần làm để chiến thắng lòng tham trước hết là kiểm soát bản thân, kiểm soát tính ích kỷ của mình. Phải cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Nhưng để làm trong sạch dòng máu đó cần có thời gian, sự chăm sóc của gia đình và giáo dục của nhà trường. Để chiến thắng lòng tham của một người không phải là điều dễ dàng, đó là cả một quá trình. Vấn đề kiểm soát và tẩy sạch dòng máu tham lam là vô cùng cần thiết và cấp bách, hãy chung tay đẩy lùi nó.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 9

Tham lam là một thói quen xấu, chúng ta thường tham danh lợi hoặc danh tiếng để được hưởng thụ mà không cần phải bỏ một chút công sức nào. Tham lam khiến con người ngày một xấu tính hơn và nó còn khiến chúng ta thêm ích kỉ. Tham lam làm chúng ta suy nghĩ và thực hiện mọi thứ theo hướng tiêu cực. Chúng ta thường bất chấp mọi thứ để có được điều mình muốn nhưng không hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh, điển hình như nạn trộm cướp, thậm chí giết người để đạt được lợi ích. Nhẫn tâm hơn là trong một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bán con cái hay cho con cái lao động từ lúc còn rất sớm để lấy tiền. Tham lam là tính cách đáng bị xã hội lên án. Nếu chúng ta đã hiểu rõ tham lam là một tính xấu như vậy thì cần phải rèn luyện tính trung thực, không ăn cắp của ai để đạt được lợi lộc muốn có. Thay vào đó, chúng ta hãy tiết kiệm và kiềm chế bản thân trước những cám dỗ không đáng để bản thân sa ngã vào. Vì một xã hội văn minh, tốt đẹp, mọi người hãy cùng chung tay để rèn luyện những đức tính tốt, đừng nên học những thói hư tật xấu điển hình như tính tham lam.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 10

Cuộc đời là một đồng xu hai mặt, sáng và tối, đúng và sai… thì khát vọng và hoài bão cũng là đồng xu hai mặt. Một người lý tưởng có khát vọng và tham vọng, nhưng đừng để sự nhầm lẫn giữa hai điều này dẫn bạn đi sai hướng.

Tham vọng là ước muốn quá lớn so với khả năng thực tế của một người, nó gắn liền với những ham muốn cá nhân. Tham vọng là thứ mà mọi người có trong cuộc sống. Và mọi người làm điều đó vì những thứ khác nhau, vì vậy kết quả cũng khác nhau. Hãy hiểu rõ tham vọng của mình và làm chủ nó, bạn sẽ đạt được thành công và những gì mình mong muốn. Người tham vọng luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác, không bao giờ nhận ra tài năng của những người xung quanh. Người tham vọng không hài lòng với những gì mình có nhưng không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình, không Cuộc sống là đồng xu hai mặt, có bóng tối và ánh sáng, đúng và sai… một đồng xu có hai mặt. Một người lý tưởng có khát vọng và tham vọng, nhưng đừng để sự nhầm lẫn giữa hai điều này dẫn bạn đi sai hướng.

Tham vọng ít nhiều mang tính tiêu cực, đó là khi con người quá khao khát đạt được điều gì đó lớn lao, xuất phát từ sự ích kỷ, tham lam, chỉ muốn làm những điều có lợi cho bản thân. Đôi khi không quan tâm đến lợi ích của người khác, thậm chí bị tham vọng làm mờ mắt. Có thể đó là ước mơ, khát vọng không “khả thi” với điều kiện, môi trường sống và khả năng thực tế của bạn. Nhưng đó vẫn là một giấc mơ đẹp, giúp bạn bỏ qua những khó khăn, thiếu thốn, trở ngại, chông gai của thực tại mà hướng về phía trước.

Nó còn giúp tâm hồn, trái tim, suy nghĩ của bạn luôn trong sáng, luôn rung động và thấm đẫm tình người. Tham vọng sẽ khiến bạn như một bóng ma, bị quỷ dữ dẫn dắt. Bạn sẽ không có mắt để nhìn, tai để nghe và cái đầu để suy nghĩ tỉnh táo. Bạn sẽ trở thành nô lệ của cái ác, sẵn sàng làm điều ác, điều ác…

Tham vọng xuất hiện khi con người không nhận thức đúng đắn về bản thân, mong ước những điều xa tầm với, người tham vọng bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng của mình, đúng với câu nói: Cuộc đời sẽ không đối xử bất công với bất kì ai, cho đến khi chấp nhận thất bại, con người trở nên bi quan, tuyệt vọng, sống trong tâm trạng bất an. Có nhiều người tỉnh táo nhìn rõ ranh giới giữa khát vọng và hoài bão, để sống tốt hơn

Chúng ta có thể thấy rằng quá nhiều tham vọng khiến cuộc sống trở nên vô nghĩa, không thể đạt được những điều tốt đẹp. Thật vậy, tham vọng là điều nên được ngăn cản tiến triển trong cuộc sống.

Sẽ có rất nhiều người trong chúng ta đã rơi vào tình trạng đánh mất chính mình. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi sức hút của dòng xoáy xã hội này quá lớn và không phải ai cũng đủ bình tĩnh để nhìn ra đúng sai của những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Đừng để vướng vào con đường tội lỗi rồi không thoát ra được. Nếu bạn cũng đang thấy mình quá tham vọng, đừng chần chừ, hãy nhanh chóng xác định lại mục tiêu của mình. Mục tiêu thực sự của bạn, dựa vào lý trí và loại bỏ tất cả các phương pháp sai lầm.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 11

Người xưa nói: “Lòng tham giống như ngọn lửa, nếu không được dập tắt kịp thời sẽ cháy trụi cả cánh rừng; lòng tham cũng giống như nước, nếu không được khống chế kịp thời, nước mạnh thành cơn lũ và sẽ phá tan mọi thứ cản đường nó.” Lòng tham của con người là vô đáy, nếu không cẩn thận sẽ hoặc bị vạ lây, hoặc bị hại thậm chí mất hết của cải. Vậy nên, trong suy nghĩ của mỗi người, bất kể đó là tiền bạc, của cải, địa vị… có thuộc về bản thân hay không, hãy nghĩ cẩn thận trước khi dùng và nên nghĩ càng nhiều càng tốt. Nhưng chính vì không hiểu thấu đáo bốn chữ “càng nhiều càng tốt” này nên nhiều người đi lạc lối, thậm chí còn không có đường lui, rồi tự dồn mình đến tử huyệt. Mật ngọt chết ruồi, tham tiền thì chết người. Không cần biết vì cái gì, tham lam của cải và những thứ không thuộc về mình chỉ khiến bạn ôm về mình nỗi lo lắng, sợ hãi. Bạn biết đấy, tham vọng của con người là không đáy, nếu không kiểm soát thì chỉ có thể khiến lòng tham ngày càng lớn, cuối cùng nuốt chửng mọi thứ, kể cả chính chúng ta.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 12

Xã hội ngày nay đang phát triển không ngừng, mang theo nhiều thành tựu lớn lao cho nhân loại. Tuy nhiên, sự phồn thịnh này không đến mà không kèm theo những thách thức và vấn đề, trong đó, thói tham lam nổi lên như một hiện thực không tránh khỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức cá nhân mà còn góp phần làm cho xã hội trở nên bất ổn và hỗn loạn.

Tham lam không giới hạn trong việc đạt đến những mục tiêu phi thường, như sự giàu có, danh vọng, quyền lực, và đặc biệt là khả năng kiểm soát. Mỗi người có một hình thức tham lam khác nhau, nhưng chung quy vẫn xoay quanh việc tập trung vào lợi ích cá nhân và coi mình là trung tâm của mọi quyết định.

Nổi tiếng có một câu trong một cuốn tiểu thuyết nói rằng, "Mọi người ai cũng tham, đơn giản là tham cái gì thôi." Điều này thể hiện rõ trong mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Từ đứa trẻ muốn nhiều đồ chơi hơn bạn bè đến người lớn thèm muốn vượt trội về tài sản, tất cả đều phản ánh tâm lý tham lam. Sự tham lam không chỉ xuất hiện trong những mâu thuẫn nhỏ nhưng còn là nguồn gốc của những vấn đề lớn hơn như tham ô, hối lộ, và tranh chấp tài sản gây hậu quả xấu cho toàn bộ cộng đồng.

Lòng tham lam không chỉ gây ảnh hưởng đến đạo đức cá nhân mà còn thay đổi tâm trí con người, làm mất đi khả năng phân biệt đúng - sai. Khi lòng tham lam chiếm lĩnh tâm trí, những hành động cực đoan và phi lý trở nên dễ dàng xảy ra, tạo nên một vòng xoáy tội lỗi trong xã hội. Các vụ án trong gia đình, thậm chí trong các cơ quan nhà nước, đều là hậu quả của sự tham lam mang theo tinh thần tiêu cực.

Để chống lại sự tiêu cực này, mỗi người cần phải tự rèn luyện bản thân, cả về tri thức và đạo đức. Tránh xa sự cạnh tranh vô ích và tập trung vào việc phát triển bản thân sẽ giúp ngăn chặn sự tham lam. Kỹ năng kiên nhẫn và tinh thần cầu tiến có thể được rèn luyện thông qua việc kiểm soát nhu cầu cá nhân. Ngoài ra, việc lan tỏa tinh thần tích cực và sẻ chia với cộng đồng có thể tạo ra một làn sóng tích cực, giúp cả xã hội phát triển bền vững.

Thực tế đã chứng minh rằng có nhiều người sống một lối sống không bị ràng buộc bởi vật chất và quyền lực. Những cá nhân này đóng góp tích cực cho xã hội và là nguồn động viên cho những người khác. Nếu mọi người cùng hướng đến một cuộc sống tích cực và không bị cuốn vào vòng xoáy tham lam, thì xã hội chắc chắn sẽ trở nên vững mạnh và văn minh hơn.

Tóm lại, lòng tham lam là một hiện thực tồn tại từ lâu đời và vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội hiện đại. Để vượt qua sự tiêu cực này, mỗi người cần phải tự quản lý lòng tham lam của mình và phát triển nhận thức cộng đồng. Chỉ khi mỗi cá nhân làm được điều này, xã hội mới có thể loại bỏ được những vấn đề do tham lam gây ra và phát triển một cách bền vững.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 13

Trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự phát triển không ngừng, chất lượng cuộc sống con người cũng ngày càng được đẩy lên tầm cao mới. Tuy nhiên, điều này đồng thời kèm theo là guồng quay nặng nề của tài chính, vật chất, sự đố kỵ, và lòng tham lam. Những yếu tố này đang từng bước biến dạng và làm chất lượng cuộc sống trở nên khó khăn hơn.

Lòng tham là một khía cạnh quan trọng cần được xem xét. Đơn giản, lòng tham là sự ham muốn về một thứ gì đó, là niềm mê muội về một điều nào đó, mong muốn chiếm hữu làm của riêng. Điều này xuất hiện và tồn tại trong mọi tầng lớp xã hội, không phân biệt giàu nghèo. Đặc biệt, trong thời kỳ hiện nay, lòng tham về sự giàu có, danh tiếng, và địa vị đang trở thành một vấn đề nóng hổi, đòi hỏi sự lên án và kiểm soát.

Tiền bạc, mặc dù không thể mua được mọi thứ, nhưng lại có thể thúc đẩy con người làm mọi cách chỉ để kiếm được nó. Khi thảo luận về lòng tham, có nhiều câu hỏi nhạy cảm được đặt ra, như liệu nên ham muốn sự giàu có, danh tiếng, và tên tuổi của bản thân hay không? Theo quan điểm của tôi, mỗi người đều có quyền ham muốn một cuộc sống đầy đủ về vật chất, danh tiếng, và hạnh phúc. Tuy nhiên, quan trọng là chúng ta cần kiểm soát lòng tham, không khuyến khích việc loại bỏ nó mà thay vào đó, hãy kiểm soát nó.

Chúng ta có quyền muốn một cuộc sống giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần. Cũng có quyền cảm thấy ganh tị với người khác, nhưng điều quan trọng là không để lòng tham làm mất đi lương tâm, làm những điều trái đạo đức, và làm tổn thương người khác. Cuộc sống chỉ đến một lần, vì vậy chúng ta nên sống sao cho đúng, sao cho sạch sẽ, và xứng đáng với xã hội.

Tiền bạc và danh tiếng có thể không đi cùng chúng ta đến cuối cùng, và sự giàu có không chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc. Vì vậy, kiểm soát lòng tham, kiềm nén tiền bạc và danh vọng, và thay vào đó quan tâm đến cộng đồng xung quanh, tương tác với người đồng nghiệp, hàng xóm, và dành thời gian cho gia đình. Cuộc sống thực sự đáng sống không phải chỉ là về sự giàu có về vật chất hay danh tiếng, mà là về những phút giây yêu thương và tình cảm trong gia đình. Đó là những điều mà một khi đã mất, chúng ta không thể tìm lại được.

Kết luận, lòng tham về vật chất, danh tiếng, và sự giàu có không nên bị loại bỏ hoàn toàn, nhưng cần phải được kiểm soát. Cuộc đời còn nhiều giá trị quan trọng hơn những ánh đèn rực rỡ của vật chất. Vậy nên, hãy kiểm soát lòng tham, giữ cho tiền bạc và danh tiếng nằm dưới sức kiểm soát của chúng ta. Chúng ta có thể kiểm soát bản thân mình, không để lòng tham trỗi dậy, kiềm nén trước những cám dỗ không đáng để không bị cuốn vào. Quyết định cuối cùng vẫn là ở trong tay bạn, hãy đặt lòng tham của mình ở đâu để không phải hối hận trong cuộc sống này.

Nêu suy nghĩ về tác hại của sự tham lam mẫu 14

Trong xã hội, chúng ta đối mặt với nhiều thói xấu khác nhau, và trong quan hệ giữa con người với con người, thói tệ hại nhất có thể kể đến là lòng tham lam. Tham lam, xa xỉ, và gièm pha là những biểu hiện đặc trưng của thói xấu. Tuy nhiên, nếu ta đào sâu vào tìm hiểu, dục vọng - nguyên nhân gây ra những hành vi trên - không hẳn luôn là điều tiêu cực. Bởi vì tùy thuộc vào từng trường hợp, nơi xảy ra, mức độ nặng nhẹ, và mục đích của lòng ham muốn, nó có thể hướng đến một hướng tích cực.

Chẳng hạn, lòng ham muốn tiền bạc thường được coi là biểu hiện của tham lam. Nhưng thực tế, ai cũng có mong muốn và đánh giá cao tiền bạc. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu về tiền bạc không phải là điều đáng lên án. Tuy nhiên, nếu không có sự phân biệt đúng đắn, trong một số trường hợp cụ thể, khi mức độ ham muốn vượt quá giới hạn và mục đích làm giàu không đúng, thì lòng ham muốn đó có thể trở thành thói xấu, thói tham lam.

Tham lam thường tồn tại âm thầm và nảy sinh từ bên trong. Lòng tham vọng thường khiến người ta lập kế hoạch và hãm hại người khác để đạt được sự ghen tức hoặc giảm bớt nỗi đau của bản thân. Do đó, những người ôm ấp lòng tham không chỉ không góp phần vào hạnh phúc xã hội mà còn gây tổn thất và phá hoại.

Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những biểu hiện của thói xấu mà người ta thường gọi là lừa đảo và bịp bợm. Mặc dù đây là những thói xấu, nhưng chúng không phải là nguyên nhân của lòng tham lam. Ngược lại, chính lòng tham đã sinh ra những thói xấu này.

Lòng tham lam có thể coi là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói rằng không có thói xấu nào trong con người không xuất phát từ lòng tham lam. Tính cay cú, sự ghen tức, sự hèn nhát... cũng là những biểu hiện của lòng tham lam. Những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô hay thậm chí là việc làm nhóm bè cạnh tranh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều có nguồn gốc từ lòng tham lam. Trong quy mô quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng trở thành nạn nhân và mọi lợi ích công bị biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.

----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Suy nghĩ về tác hại của sự tham lam. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Soạn văn 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm