Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS
Ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS
Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Mời thầy cô tham khảo, thiết kế khung ma trận và đề kiểm tra môn Ngữ văn phù hợp với chương trình học của từng khối lớp.
Xem thêm: Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra các môn
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
XÂY DỰNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN: NGỮ VĂN
PHẦN II
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ
MÔN NGỮ VĂN
1. Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ/CUỐI KÌ
LỚP 6
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết
| Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao
|
| |||
1
| Đọc hiểu
| Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. |
|
|
|
|
|
Truyện đồng thoại, truyện ngắn | |||||||
Hồi kí hoặc du kí | |||||||
Thơ và thơ lục bát | |||||||
Văn nghị luận | |||||||
Văn bản thông tin | |||||||
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | |||||
Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. | |||||||
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt | |||||||
Trình bày ý kiến về một hiện tượng mà xã hội mình quan tâm | |||||||
Thuyết minh thuật lại một sự kiện. | |||||||
Tổng |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ % |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ chung |
|
|
|
LỚP 7
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết
| Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao
|
| |||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngụ ngôn |
|
|
|
|
|
Truyện ngắn | |||||||
Truyện khoa học viễn tưởng | |||||||
Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | |||||||
Tùy bút, tản văn | |||||||
Văn bản nghị luận | |||||||
Văn bản thông tin | |||||||
2
| Viết
| Viết văn bản kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
|
|
|
|
|
Viết văn bản biểu cảm về con người hoặc sự việc. | |||||||
Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. | |||||||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | |||||||
Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (Yêu cầu tác phẩm ngoài sách giáo khoa) | |||||||
Tổng |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ % |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ chung |
|
|
|
LỚP 8
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết
| Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao
|
| |||
1.
| Đọc hiểu
| Truyện (Truyện cười, truyện ngắn, truyện lịch sử). |
|
|
|
|
|
Thơ (Thơ trào phúng, thơ Đường luật). |
| ||||||
Hài kịch |
| ||||||
Văn bản nghị luận |
| ||||||
Văn bản thông tin |
| ||||||
2 | Viết | Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc | |||||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống. | |||||||
Viết văn bản phân tích một tác phẩm văn học (yêu cầu lựa chọn văn bản ngoài sách giáo khoa và học sinh chưa từng được học). | |||||||
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. | |||||||
Viết văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách. | |||||||
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề trong đời sống. | |||||||
Tổng |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ % |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ chung |
|
|
|
LỚP 9
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||
1
| Đọc hiểu
| Truyện truyền kì, truyện trinh thám. |
|
|
|
|
|
Truyện thơ Nôm | |||||||
Thơ song thất lục bát, thơ tám chữ. | |||||||
Bi kịch | |||||||
Văn bản nghị luận | |||||||
Văn bản thông tin | |||||||
2 | Viết | Viết một truyện kể sáng tạo / mô phỏng một truyện đã đọc. | |||||
Viết bài văn nghị luận xã hội | |||||||
Viết bài văn nghị luận văn học. | |||||||
Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử. | |||||||
Tổng |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ % |
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ chung |
|
|
|
* Chú thích: Kĩ năng viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ sẽ được thể hiện ở Hướng dẫn chấm.
2. Giới thiệu bảng mô tả của cấp học
Lớp 6
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / Kĩ năng | Mức độ đánh giá |
1
| Đọc hiểu
| 1. Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích). | Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu trong văn bản. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. |
2. Truyện đồng thoại, truyện ngắn. | Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. | ||
3. Hồi kí hoặc du kí | Nhận biết: - Chỉ ra được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, dựng chân dung con người trong kí. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất trong kí. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tác dụng của giọng kể, ngôi kể, cách ghi chép về con người, sự việc. - Phân tích, lí giải được vai trò của cái người kể chuyện, người quan sát ghi chép trong hồi kí hoặc du kí. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. | ||
4. Thơ và thơ lục bát | Nhận biết: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp | ||
5. Văn nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản. | ||
| 6. Văn bản thông tin | Nhận biết: - Nhận biết được các chi tiết trong văn bản. - Nhận biết được cách thức mô tả vấn đề, tường thuật lại sự kiện trong văn bản thông tin. - Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản. - Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. - Trình bày được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản. - Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản thuật lại một sự kiện với mục đích của nó. - Giải thích được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...). - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học từ nội dung văn bản. - Đánh giá được giá trị của thông tin trong văn bản hoặc cách thức truyền tải thông tin trong văn bản. | |
2
| Viết/ Tạo lập văn bản
| 1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. |
2. Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. | ||
3. Tả cảnh sinh hoạt | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả; tái hiện được chân thực, sinh động khung cảnh và nêu được những thông tin chính về ý nghĩa của cảnh sinh hoạt. | ||
4. Trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. | ||
5. Thuyết minh thuật lại một sự kiện. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Nêu rõ tên của sự kiện. Tái hiện lại một cách khách quan, chân thực các quá trình của sự kiện, kết quả và những tác động của sự kiện đến bản thân hoặc cộng đồng. |
Lớp 7
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / Kĩ năng | Mức độ đánh giá |
1
| ĐỌC HIỂU
| 1. Truyện ngụ ngôn | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. |
2. Truyện ngắn | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. | ||
3. Truyện khoa học viễn tưởng | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời). - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản. | ||
4. Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. | ||
5. Tùy bút, tản văn | Nhận biết - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. | ||
6. Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. | ||
7. Văn bản thông tin
| Nhận biết: - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). * Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. | ||
2. | VIẾT | 1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: |
2. Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân. | ||
3. Giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh dùng để giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. Giải thích được rõ ràng các quy định về một hoạt động, trò chơi/ hướng dẫn cụ thể theo đúng một quy trình nào đó đối với một trò chơi hay một hoạt động. | ||
4. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng | ||
5. Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. |
Tài liệu còn rất dài, mời thầy cô tải về để xem toàn bộ tài liệu Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS.