Tăng lương cơ sở 2023: Khi nào thực hiện, mức tăng bao nhiêu?

Ngày 11/10/2022, Phó Chủ tịch Quốc hội đã nêu kết luận về việc cải cách tiền lương ở phiên họp thứ 16 trong báo cáo tình hình kinh tế, xã hội 2022 và kế hoạch 2023 của Chính phủ. Mời các bạn tham khảo để có thể nắm bắt các phương án tăng lương cho công chức, viên chức sắp tới.

1. Đề xuất tăng lương cơ sở ngay từ 01/01/2023

Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đề ra vào ngày 22/10/2022 khi thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2020, dự kiến năm 2023.

Theo đó, các đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng việc tăng lương cơ sở sớm hơn 06 tháng, thay vì 01/7/2023 thì sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức ngay từ ngày 01/01/2023 để kịp thời hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức khó khăn nhất là khi các mặt hàng đang không ngừng tăng mạnh như hiện nay.

Lý giải cho đề xuất này, các đại biểu đưa ra 03 lý do gồm:

- Trước đây, do dịch Covid-19, người dân và doanh nghiệp đã được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều để vượt qua đại dịch. Và hiện tại là thời điểm để hỗ trợ cho các đối tượng đang hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước trong đó có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước.

- Hiện nay, công chức, viên chức đặc biệt là ngành y tế, giáo dục đang đối mặt với áp lực công việc khiến nhiều người có ý định nghỉ việc, chuyển việc… khiến các ngành, nghề thiếu nhân sự trầm trọng. Việc tăng lương sớm sẽ góp phần bù đắp những áp lực hiện nay.

- Thời gian tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức… nếu áp dụng từ 01/7/2023 thì khoảng cách với lần tăng trước (01/7/2019) là quá lâu (khoảng 04 năm) trong khi đó, giá cả hàng hoá thì tăng từng ngày.

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023

Chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình Quốc hội tờ trình đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2023-2025, trong đó nêu rõ đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2020 đến nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.

Thời gian dự kiến áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.

Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua, sau hai lần "lỡ hẹn" tăng lương cơ sở của năm 2021 và năm 2022 thì theo đề xuất, mức lương mới sẽ tăng đến 310.000 đồng/tháng.

UBTVQH đồng ý trình Quốc hội về việc tăng lương cơ sở, lương hưu

Tại buổi khai mạc phiên họp 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc chi biết: Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đã được điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP với mức điều chỉnh tăng thêm 6% so với trước đây.

Do đó, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, người nghỉ hưu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và khối doanh nghiệp Nhà nước trong lần này sẽ được điều chỉnh mức lương.

Đặc biệt, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.

Đồng thời, tiếp tục khẩn trương chuẩn bị điều kiện tốt nhất để cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị.

Như vậy, năm 2023 dự kiến vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan của Nhà nước.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết
5 6.966
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm