Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

9 câu hỏi giúp bạn phát hiện sớm ung thư dạ dày

9 câu hỏi giúp bạn phát hiện sớm ung thư dạ dày

Tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh dạ dày ngày càng cao, trong đó có nhiều nguyên nhân mà chúng ta cần tìm hiểu và phát hiện sớm để chữa trị kịp thời. Các bạn hãy tham gia làm bài trắc nghiệm 9 câu hỏi giúp bạn phát hiện sớm ung thư dạ dày trên VnDoc.com để nâng cao hiểu biết của mình về căn bệnh này nhé. Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt!

Làm thêm: Trắc nghiệm về bệnh phụ khoa ở phụ nữ

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    Triệu chứng điển hình của ung thư dạ dày là gì?

    Triệu chứng điển hình của ung thư dạ dày là đau bụng trên, hơn 80% số người bị ung thư dạ dày khi đến bệnh viện khám đều có biểu hiện này.
  • Câu 2:

    Ung thư dạ dày có di truyền?

    Ngoài nguyên nhân do ăn uống kém vệ sinh, những chất kích thích dạ dày hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP), ung thư dạ dày còn do đột biến gene. Những người tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Ulsan, Hàn Quốc.
  • Câu 3:
    Bao nhiêu phần trăm người Việt trưởng thành nhiễm khuẩn HP?
    Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nhiễm HP (Helicobacter Pylori) là một trong các nhiễm khuẩn thường gặp ở người. Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Tiêu hóa thế giới năm 2010, tỷ lệ nhiễm HP trung bình toàn cầu là 50%. Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này ở người trưởng thành lên đến 70%. 90% bệnh nhân viêm dạ dày có sự hiện diện của khuẩn HP. Tỷ lệ này ở nhóm loét dạ dày - tá tràng là 75 đến 85%, trong đó từ 80 đến 95% bệnh nhân bị biến chứng thủng do loét dạ dày - tá tràng.
  • Câu 4:
    Vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống?
    Khuẩn HP lây qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng nước ta cao là do thói quen ăn uống “chung đụng”, chấm chung một chén, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, nhấp môi chung một ly rượu. Đây là con đường để HP xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Bên cạnh đó, sở thích ăn uống ở hàng quán vỉa hè kém vệ sinh càng làm tăng nguy cơ nhiễm HP và viêm gan siêu vi A.
  • Câu 5:
    Ung thư dạ dày đứng thứ mấy trong các loại ung thư phổ biến ở nam giới Việt Nam?
    Ung thư dạ dày đứng hàng thứ hai trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt Nam, xếp sau ung thư phổi. Theo thống kê năm 2000 cả nước có 5.711 nam giới mắc bệnh này, đến năm 2010 là 10.384, ước tính 2020 là 11.505. Con số này ở bệnh ung thư phổi lần lượt là là 6.905, 14.652, 22.983.
  • Câu 6:
    Ung thư dạ dày đứng thứ mấy trong các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam?

    Thạc sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, hiện nay ung thư dạ dày đứng hàng thứ ba trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam, xếp sau ung thư vú và cổ tử cung. Phần lớn trường hợp bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, khối u đã xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa.

     
  • Câu 7:
    Yếu tố nào sau đây không được xem là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày?

    Ăn nhiều thực phẩm chiên, xào không được xem là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Theo bác sĩ phẫu thuật Melvin Look, Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, nguy cơ cao ung thư dạ dày thường gặp ở nhóm có người thân bị bệnh này, người trên 40 tuổi, hút thuốc, ăn nhiều thực phẩm xông khói hay muối chua. Nghiên cứu cho thấy lượng sodium cao trong thực phẩm muối chua có thể gia tăng nguy cơ cao huyết áp và ung thư dạ dày nếu ăn thường xuyên. 
    Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm khuẩn helicobacter pylori (HP), một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày và một số bệnh lý như viêm dạ dày mãn tính, viêm teo dạ dày, dị sản ruột, cũng làm gia tăng tỷ lệ ung thư. Bệnh cũng mang tính gia đình.

  • Câu 8:
    Người nhiễm khuẩn HP có thể được điều trị khỏi hoàn toàn?

    Người nhiễm khuẩn HP có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng nhấn mạnh phác đồ triệt tiêu khuẩn HP ở các bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.
    Phương pháp xác định sự hiện diện của HP tùy theo từng đối tượng: Người trẻ bị đau dạ dày thì không cần thiết phải nội soi ngay mà có thể dùng những biện pháp đơn giản như thử máu, kiểm tra hơi thở. Người lớn tuổi bị đau dạ dày nhiều và lâu ngày cần tầm soát bằng nội soi.
    Trường hợp phát hiện bệnh nhân dương tính với HP, bác sĩ cần xây dựng phác đồ điều trị tập trung. Vi khuẩn này sống trong dạ dày, thích nghi với môi trường tốt nên nếu chỉ uống kháng sinh rất khó phát huy tác dụng. Hơn nữa thuốc uống gặp môi trường axít trong dạ dày sẽ bị hủy và giảm tác dụng. Chính vì vậy, phác đồ diệt HP ít nhất phải phối hợp hai loại kháng sinh và thêm thuốc giảm tiết axít mạnh (ức chế bơm proton) giúp kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất.

  • Câu 9:
    Bao nhiêu phần trăm người nhiễm khuẩn HP sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày?
    Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng khuyến cáo bệnh nhân nhiễm HP mà không chữa trị hoặc điều trị không đúng phác đồ có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày. Thống kê cho thấy 80% người nhiễm HP gây ra viêm dạ dày mạn tính không triệu chứng, từ 15 đến 20% bị viêm teo dạ dày mạn tính hay chuyển sản ruột, viêm loét dạ dày, tá tràng, chỉ dưới 1% diễn tiến thành ung thư. Điều này phụ thuộc vào cơ địa từng người, độc tính của vi khuẩn và chế độ ăn uống. Đặc biệt người có thói quen ăn mặn, dùng nhiều đồ lên men, muối chua, thịt hun khói làm cho thực phẩm bị biến chất, gặp vi khuẩn HP sẽ dễ phát sinh ung thư hơn. Chính vì vậy, khẩu phần ăn cho người bị nhiễm HP cần tránh đồ chua cay, mặn, nên dùng củ nghệ có tính chất bảo vệ chống ung thư và làm lành những tổn thương trong viêm loét bao tử.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm EQ

    Xem thêm