Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mẹ
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mẹ gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.
Bài: Mẹ
A. Bố cục Mẹ
- Phần 1: 2 khổ đầu: Hình ảnh người mẹ già
- Phần 2: Còn lại: mẹ ăn cau
B. Nội dung chính Mẹ
Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con.
C. Tóm tắt Mẹ
Tóm tắt tác phẩm Mẹ (Mẫu 1)
Cây cau càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Người con nâng cau trên tay nghĩ đến mẹ mà rơi lệ. Người con hỏi giời: “Sao mẹ ta già?” Và trời không đáp, “mây bay về xa”. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Cuộc đời của người mẹ một nắng hai sương, vất vả làm lụng để lo cho con từng giấc ngủ. Khi so sánh mẹ với cây cau, người con càng thấy thương mẹ hơn.
Tóm tắt tác phẩm Mẹ (Mẫu 2)
Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con. Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.
D. Tác giả, tác phẩm Mẹ
I. Tác giả
- Đỗ Trung Lai sinh năm 1950
- Quê quán: Hà Nội
- Tác phẩm chính: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998)
II. Tác phẩm Mẹ
1. Thể thơ: 4 chữ
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm in trong Đêm Sông Cầu, NXB Quân đội,2003
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Tóm tắt Mẹ
- Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ già đi theo năm tháng, hình ảnh của bà gắn liền với cau. Qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của người con giành cho mẹ.
5. Bố cục tác phẩm Mẹ
- Phần 1: 2 khổ đầu: Hình ảnh người mẹ già
- Phần 2: Còn lại: mẹ ăn cau
5. Giá trị nội dung tác phẩm Mẹ
- Tình yêu sâu sắc của người con giành cho mẹ
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mẹ
- Thể thơ 4 chữ
- Sử dụng hình ảnh so sánh
- Lời thơ giản dị, giàu tình cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ
1. Hình ảnh người mẹ
- Cau là hình ảnh quê hương, chân chất, gần gũi
- Tác giả đã lấy hình ảnh cau để so với mẹ
+ Từ đây người đọc thấy sự khác biệt lớn
+ Mọi sự vật, con người đều thay đổi theo thời gian
+ Mẹ già lưng còng đi
+ Cây cau thì mỗi ngày mỗi vươn thẳng
+ Lá cau xanh rờn
+ Nhưng tóc người mẹ đã bạc dần theo năm tháng
+ Tác giả sử dụng hình ảnh tương phản để cho thấy một sự thật đáng buồn
+ Cây càng phát triển, mẹ ngày càng già đi “đất”
+ Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc gắn bó trong kí ức tác giả từ bé
+ Hình ảnh miếng trầu là đầu câu chuyện được mẹ nhai lúc rỗi
+ Một sự thay đổi lớn lúc bé tác giả thấy mẹ chia thầy 4 miếng cau
+ Bây giờ răng mẹ yếu trái cau phải chia làm 8
- Tác giả so sánh miếng cau khô cũng giống như người mẹ của mình
2. Thông điệp từ bài thơ
- Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất
- Thời gian không chờ đợi một ai cả
+ Tre già thì măng mọc
+ Ai rồi cũng già mẹ mình cũng vậy
+ Sự già đi của mẹ không chờ ta
- Hãy trân trọng những giây phút bên mẹ
- Mỗi người hãy sống tốt, cố gắng đền đáp công ơn của mẹ khi còn có thể
E. Đọc tác phẩm Mẹ
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau – ngọn xanh rờn
Mẹ – đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
- Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa