Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.
Bài: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
A. Bố cục Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Phần 1: Câu 1 về thời gian nhanh, chậm của trời nắng và trời mưa
- Phần 2: Câu 2 nhìn vào trăng để dự đoán thời tiết
- Phần 3: Câu 3 dự báo hiện tượng bão
- Phần 4: Câu 4 dựa vào tháng để dự báo rét
- Phần 5: Câu 5 dựa vào chuồn chuồn để dự báo thời tiết
- Phần còn lại ngày và đêm của từng tháng khác nhau
B. Nội dung chính Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết.
C. Tóm tắt Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Tóm tắt tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (Mẫu 1)
Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết đã tổng hợp những câu tục ngữ mà cha ông ta truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị, sắp xếp công việc hợp lí trước thời tiết. Câu tục ngữ số 1 giải thích về hiện tượng: Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày, trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối. Câu số 2 giải thích: vào đêm, trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. Câu 3 giải thích: Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão. Câu 4 giải thích: kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm. Câu số 5 giải thích: khi chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa. Tương tự như vậy, nếu chuồn chuồn bay cao thì nghĩa là lượng hơi nước trong không khí rất thấp, mây sẽ ít và trời sẽ có nắng ấm. Câu số 6: Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng.
Tóm tắt tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (Mẫu 2)
Bằng những câu tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc, văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết đã đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị, sắp xếp công việc hợp lí trước thời tiết.
D. Tác giả, tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
I. Tác giả
- Tác giả dân gian
II. Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
1.Thể loại: tục ngữ
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- In trong kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên
3. Phương thức biểu đạt: nghị luận
4. Tóm tắt Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Các câu ca dao tục ngữ là những kinh nghiệm dân gian được đúc kết , lưu truyền về các hiện tượng trong thiên nhiên, đưa ra dự báo xảy ra.
5. Bố cục tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Phần 1: Câu 1 về thời gian nhanh, chậm của trời nắng và trời mưa
- Phần 2: Câu 2 nhìn vào trăng để dự đoán thời tiết
- Phần 3: Câu 3 dự báo hiện tượng bão
- Phần 4: Câu 4 dựa vào tháng để dự báo rét
- Phần 5: Câu 5 dựa vào chuồn chuồn để dự báo thời tiết
- Phần còn lại ngày và đêm của từng tháng khác nhau
6. Giá trị nội dung tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Tác giả dân gian đã nhìn vào các hiện tượng thiên nhiên dự đoán thời tiết
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Hình thức và nội dung đối xứng với nhau
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
1. Câu tục ngữ thứ nhất
- Câu tục ngữ đầu tiên
+ Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối
+ Trời nắng mây quang đãng, bầu trời xanh, có ánh mặt trời chiếu sáng
+ Cho con người cảm giác giống như ban ngày ,buổi trưa
+ Trời mưa bầu trời xám xịt, u ám cảm giác trời nhanh về chiều chóng tối
2. Câu tục ngữ số hai
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
- Tác giả dân gian đã nhìn vào trăng để dự báo được thời tiết
+ Trăng chỉ có một vầng thì trời nắng
+ Nếu trăng có một vần sáng mờ tỏa ra như cái tán thì mưa
3. Câu tục ngữ số 3
- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
- Dựa vào gió và chuồn chuồn để đoán các hiện tượng thiên nhiên
- Miền Bắc nước ta có bão từ tháng 6 đến tháng 8, và bão mạnh dần lên, tháng bảy ta (tháng 7 âm lịch) trùng với tháng 8 (hay trong khoảng thời gian này) tháng 7 (âm lịch) có gió heo may (gió se se lạnh) nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian chắc tới 90% là có bão.
4. Câu tục ngữ số 4
- Tháng giêng rét Đài,tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét Nàng Bân
- Dựa vào tháng để dự đoán thời tiết
+ Rét đài là rét vào tháng giêng âm lịch,ở miền Bắc Việt Nam, rét khá đậm làm hoa rụng cánh còn trơ đài
+ Rét lộc là rét vào tháng 2 âm lịch ở Miền Bắc Việt Nam, thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho sự hồi sinh của cây của cây cỏ sau mùa đông giá buốt
+ Rét Nàng Bân đợt rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là đợt rét đậm kéo dài và kèm theo mưa nhỏ. Tên gọi rét Nàng Bân bắt đầu từ truyện cổ tích Nàng Bân
5. Câu tục ngữ số 5
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
- Tác giả dân gian nhìn chuồn chuồn để dự báo thời tiết
+ Áp suất không khí lúc đó thấp, gió đè lên con chuồn chuồn làm cho nó bay thấp xuống thì trời mưa
+ Ngược lại áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng.
6. Câu tục ngữ số 6
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Đây là cách nói dân gian dựa vào tháng
+ Tháng 5 vào mùa hè trời nắng ngày dài hơn đêm
+ Tháng 10 vào mùa đông trời mưa nhiều
+ Mây âm u xám xịt nên cảm thấy nhanh tối
+ Đêm dài hơn ngày.
E. Đọc tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
1. Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối
2. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
3. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
4. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân
5. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
6. Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất