Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Sang thu
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Sang thu gồm dàn ý và bố cục văn bản cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hoàn chỉnh, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.
Bài: Sang thu
A. Bố cục Sang thu
- Phần 1 khổ thơ 1: Những tín hiệu giao mùa
- Phần 2 khổ thơ thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu
- Phần 3 khổ thơ thứ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.
B. Nội dung chính Sang thu
Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
C. Tóm tắt Sang thu
Tóm tắt tác phẩm Sang thu (Mẫu 1)
Tác giả Hữu Thỉnh yêu mùa thu, yêu thiên nhiên sâu sắc khi ông có những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời vào thu qua bài thơ “Sang thu”
Tóm tắt tác phẩm Sang thu (Mẫu 2)
Bài thơ “Sang thu” là tình yêu thiên nhiên và những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu.
D. Tác giả, tác phẩm Sang thu
I. Tác giả
- Hữu Thỉnh sinh năm 1942
- Quê quán: Vĩnh Phúc
- Phong cách nghệ thuật: Các tác phẩm của ông thể hiện, tình cảm sâu lắng, thiết tha, sự gắn bó với quê hương đất nước
-Tác phẩm chính: Đường tới thành phố (1979), Thương lượng với thời gian (2005), Tiếng hát trong rừng (2015)
II. Tác phẩm Sang Thu
1. Thể loại: thơ 5 chữ
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Đây là bài thơ được sáng tác năm 1977 trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố của Hữu Thỉnh.
3. Phương pháp biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
4. Tóm tắt tác phẩm Sang Thu
Bài thơ miêu tả khoảnh khắc cảnh vật giao mùa từ hạ sang thu. Bức tranh thu tuyệt đẹp ở một miền quê. Từ đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình và thể hiện những suy ngẫm, triết lý cuộc đời
5. Bố cục tác phẩm Sang Thu
- Phần 1 khổ thơ 1: Những tín hiệu giao mùa
- Phần 2 khổ thơ thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu
- Phần 3 khổ thơ thứ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Sang Thu
- Cảm xúc của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp của thiên nhiên, và những suy ngẫm chân lý cuộc đời
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Sang Thu
- Thể thơ năm chữ
- Sử dụng hình ảnh sinh động hấp dẫn
- Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sang Thu
1. Bức tranh mùa thu
- Tín hiệu giao mùa được tác giả cảm nhận qua xúc giác, khứu giác,thị giác,tri giác
+ Hương ổi, gió se, sương chùng chình
+ Tác giả đã sử dụng “bỗng” ngạc nhiên khi mùa thu đến
+ Gió se là gió đặc trưng của mùa thu, khiến làn da cảm nhận được hơi lạnh và khô
+ Sử dụng tính từ “phả” để sự nhẹ nhàng, hòa quyện, hương thu hòa trong làn gió se trải đều khắp các ngõ ngách làng quê
+ Hình ảnh “sương chùng chình” là làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ đợi chờ ai
- Vẻ đẹp mùa thu tại vùng nông thôn thật trầm mặc, dịu dàng
+ “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”
+ Sông mùa nước cạn chảy chậm rãi
+ Chim vội vã bay vào phương đông tránh rét
+ Mây còn chút vấn vương của mùa hạ
- Mùa thu vẫn còn nắng
- Những cơn mưa đã vơi dần
→ Bức tranh mùa thu thật đẹp, giản dị, rất đỗi yên bình. Tất cả được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan
2. Chân lý cuộc đời
- Hình ảnh “sấm” mang cả 2 ý nghĩa thiên nhiên và đời người
+ Sấm là một hiện tượng của thiên nhiên báo hiệu trời sắp mưa
+ Đối với cuộc đời sấm là những khó khăn, thử thách con người vượt qua
- “ Hàng cây đứng tuổi” là những cây cổ thụ già lâu năm không dễ bị quật ngã
+ Với đời người là tuổi đã từng trải, nếm đủ sương gió cuộc đời
- Suy ngẫm về triết lý sống cuộc đời khi người ta đã đến tuổi, đã trải qua đủ sóng gió của cuộc đời, nhiều kinh nghiệm, những khó khăn thử thách cũng chẳng còn bất ngờ.
E. Đọc tác phẩm Sang thu
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Sang thu
Bài thơ có một nhan đề ngắn gọn: “Sang thu”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nếu đúng theo ngữ pháp phải là “Thu sang”. Từ đó, nhan đề này đã nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời – mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt.
Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu.
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ông một