Trọn bộ giáo án môn Vật lý lớp 6 học kì 2
Giáo án lớp 6 môn Vật lý học kì 2
Trọn bộ giáo án môn Vật lý lớp 6 học kì 2 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình Vật lý lớp 6 học kì 2, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn giáo án điện tử lớp 6 nhanh chóng và hiệu quả..
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ tài liệu.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
- Trọn bộ giáo án môn Số học lớp 6 học kì 2
- Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Học kì 2
- Trọn bộ giáo án môn Sinh học lớp 6 học kì 2
- Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Vật lý lớp 6
Tuần: | 20 | Bài 16: RÒNG RỌC | Ngày soạn: |
Tiết: | 19 |
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tự giác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Dụng cụ thí nghiệm, bảng kết quả thí nghiệm, giáo án, phấn, thước kẻ bảng.
- Phương pháp: Tìm và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm, trực quan, thí nghiệm, thực hành, vấn đáp...
2. Học sinh: Mỗi nhóm: 1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động. Giá đỡ, dây kéo. Bảng kết quả thí nghiệm 16.1 chung cho các nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Nêu cấu tạo chung của đòn bẩy?
Trả lời: Mỗi đòn bẩy đều có điểm tựa là O, điểm tác dụng của lực F1 là O1, điểm tác dụng của lực F2 là O2. Khi OO2> OO1 thì F2> F1.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG GHI BẢNG |
HĐ1: Tạo tình huống học tập (1 phút) | ||
- Từ việc nhắc lại cách giải quyết tình huống đã học, GV đưa ra tình huống thứ tư như ở SGK. | - HS theo dõi và suy nghĩ | BÀI 16: RÒNG RỌC |
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc (5 phút) | ||
- GV yêuc ầu HS quan sát hai hình vẽ 16.2a và b ở SGk và đọc SGK phần I - GV mô tả dụng cụ bằng thực tế và yêu cầu HS quan sát, nhận xét và trả lời câu C1 SGK - GV thống nhất chung câu trả lời và giới thiệu về ròng rọc - Yêu cầu SH quan sát thực tế và phân biệt ròng rọc cố định và ròng rọc động. | - HS quan sát, đọc SGK phần I. - HS quan sát, nhận xét Trả lời câu C1 - Lắng nghe. - HS quan sát kĩ và phân biệt | I. TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA RÒNG RỌC: |
HĐ3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con ngừơi làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (25 phút) | ||
- Giới thiệu dụng cụ. - Yêu cầu SH đọc SGK phần tiến hành thí nghiệm - GV phát dụng cụ và hướng dẫn HS cách lắp ráp, đồng thời làm mẫu - Cho HS tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi uốn nắn. - Cho HS điền vào bảng kết quả chung. - Yêu cầu HS dựa vào kết quả trả lời câu C3 SGK. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống phần kết luận. - Hướng dẫn HS thảo luận thống nhất ý kiến. | - HS theo dõi. - HS đọc SGK - HS theo dõi - HS tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào bảng 16.1 - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - HS thảo luận và trả lời. - Rút ra kết luận. - HS tìm từ thích hợp điền vào câu C4. | II. RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO? 1. Thí nghiệm: 2. Nhận xét: a. Lực kéo vật qua ròng rọc cố định có chiều ngược lại với lực kéo trực tiếp và cường độ bằng nhau. b. Lực kéo vật qua ròng rọc động có cùng chiều với lực kéo trực tiếp nhưng cường độ nhỏ hơn. 3. Rút ra kết luận: a. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng lực kéo vật so với khi lực kéo trực tiếp. b. Ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn so với trọng lượng của vật. |
HĐ4: Vận dụng (5 phút) | ||
- Hướng dẫn HS trả lời 3 câu hỏi C5, C6, C7 vào vở bài tập. | - HS thảo luận và thống nhất. | 4. Vận dụng: |
4. Củng cố: (3 phút)
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời các ý ở phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Học bài theo vở ghi + ghi nhớ
- Làm các bài tập ở SBT.
* RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------
Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.
Ngoài Trọn bộ giáo án môn Vật lý lớp 6 học kì 2, mời các bạn tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 hay đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.