Giáo án Ngữ văn lớp 6 Học kì 2 theo công văn 5512
Giáo án Ngữ Văn lớp 6
Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Học kì 2 theo công văn 5512 bao gồm toàn bộ các bài soạn trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 học kì 2 cho các thầy cô tham khảo soạn bài, chuẩn bị bài giảng trên lớp đạt kết quả cao. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Tuần 20
Tiết 77 – Văn bản:
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”- Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Hiểu được hình ảnh Dế Mèn – một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Biết được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích truyện hiện đại có yếu tố tự sự két hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích được các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Biết suy nghĩ trước khi hành động, không nên kiêu căng, tự phụ.
- Đoàn kết với mọi người.
4. Năng lực - Phẩm chất.
- Năng lực: Hợp tác, giao tiếp, tự học, sử dụng ngôn ngữ, phân tích, cảm thụ, tư duy stao
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: máy chiếu, sách tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phân tích, giảng bình, vấn đáp, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về tóm tắt tác phẩm.
* Tổ chức khởi động:
GV chiếu 1 clip ngắn phim hoạt hình Dế mèn phiêu lưu ký.
? Cảm nhận của em về nhân vật Dến Mèn trong đoạn phim ngắn?
? HS phát biểu, GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động tổ chức dạy học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
HĐ1: Đọc, tìm hiểu chung - PP: đọc sáng tạo, vấn đáp - KT: đặt câu hỏi - NL: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ ? Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài? GV mở rộng - Bút danh: được ghép từ hai tiếng lấy từ tên sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức . - Đóng góp: quan trọng vào nền VH nước nhà. - Văn nổi bật là năng lực quan sát, miêu tả tinh tường, sắc nhạy, vốn hiểu biết đời sống phong phú, giọng điệu dí dỏm; câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, nhiều sáng tạo, tìm tòi trong sử dụng ngôn ngữ . - Trên 60/150 dành cho thiếu nhi -> mỗi tác phảm mang đến một niền vui, một lời căn dặn, một bài học nho nhỏ dễ mến mà sâu sắc. ? Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào? "Dế Mèn phiêu lưu kí" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng phổ biến hiện nay của người Việt Nam). GV: Tác phẩm gồm 10 chương: kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Chương 1 kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Chương 2 tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn với người bạn đường cùng chí hướng là Dế Trũi. Chương cuối kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới. - GVHD cách đọc, đọc mẫu | I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Sen (1920-2014), quê Thanh Oai (HN) - Có khối lượng tác phẩm đồ sộ, chủ yếu là văn xuôi (truyện ngăn, kí, tiểu thuyết) 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ - Trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. b. Đọc, kể tóm tắt, hiểu chú thích: - Dế Mèn coi thường Dế Choắt. |
HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:
- HS chú ý phần 1 ? Mở đầu đoạn trích, Dế Mèn đã tự giới thiệu về mình qua lời văn nào? ? Nhận xét về cách kể và từ ngữ trong hai câu mở đầu vb? GV tổ chức thảo luận nhóm (6 nhóm) – 4 phút ? Để chứng minh mình là một chàng dế thanh niên cường tráng, DM đã tự tả về ngoại hình và hành động của mình ntn? ? NT nào được tác giả sử dụng khi gợi tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn? (bpnt, từ ngữ, giọng văn) ? Qua lời kể chuyện xen với yếu tố miêu tả đậm nét này, em hình dung ntn về Dế Mèn? HS các nhóm t/luận, đại diện báo cáo. HS các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kt. ? Giọng kể trong đoạn sôi nổi, nhiệt tình cho thấy Dế Mèn có thái độ ntn về vẻ đẹp của mình? * GV bình: đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả loài vật. Đoạn văn tả được cái đẹp, cái hùng của DM thật giàu ấn tượng và là đv miêu tả mẫu mực. Những cụm từ “mẫm bóng, nhọm hoắt, đen nhánh,.. đã cực tả được cái ngôi vị vô song của DM, trước hết là ở dáng vẻ bề ngoài. Với DM, mọi thứ đều đạt đến độ hoàn hảo, tuyệt đối không chê vào đâu được. Thêm nữa, những từ tượng thanh, tượng hình như “phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, rung rinh, dún dẩy...” đã làm cho độc giả có cảm tưởng như DM vừa thình lình nhảy ra từ trang sách để chọc ghẹo, nô đùa. Rõ ràng, DM ý thức rất cao và rất hãnh diện về điều đó. ? Bên cạnh những dòng tự thuật về ngoại hình và hành động, DM còn tự nhận xét về mình. Tìm chi tiết? ? Em hiểu gì về tính cách của Dế Mèn qua những chi tiết trên? HS thảo luận cặp đôi, trả lời. ? Dế Mèn có điểm gì đáng yêu? Điểm gì đáng chê? GV bình giảng. - Đoạn văn sử dụng những nghệ thuật nổi bật nào? Qua đó thể hiện nội dung gì? Em hãy khái quát lại trong 1 phút? GV: Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra chuyện gì phải ân hận suốt đời? -> tiết sau tìm hiểu. | I. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn - Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực ... nên tôi chóng lớn lắm .... một chàng dế thanh niên cường tráng. + Cách kể tự nhiên. * Ngoại hình, hành động: Càng: mẫm bóng, vuốt cứng dần và nhọn hoắt... như có nhát dao...cánh hủn hoẳn dài chấm đuôi; người màu nâu bóng mỡ soi gương được; Đầu to, nổi từng tảng rất bướng; Răng đen nhánh …….như hai lưỡi liềm máy; Râu dài, uốn cong hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai - Hành động: Đi đứng oai vệ, dún dẩy khoeo chân, cho đúng kiểu cách con nhà võ Cà khịa với tất cả bà con lối xóm. Quát mấy chị cào cào ngụ ngoài đầu bờ, ghẹo mấy anh gọng vó + NT: Kể chuyện kết hợp miêu tả; So sánh, tính từ gợi hình gợi tả (mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh ...) Từ ngữ chính xác, sắc cạnh với nhiều động từ (đạp, vũ, nhai...) ; Giọng văn sôi nổi. -> Dế Mèn - chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. -> Dế Mèn kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của mình. * Tính cách, suy nghĩ: - Tôi tợn lắm, dám cà khịa với bà con...nào quát, nào đá, nào ghẹo - Tưởng mình là ghê gớm, sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Þ Kiêu căng, hợm hĩnh, thích ra oai... liều lĩnh, không tự biết mình - Dế mèn có điểm đáng yêu: Khoẻ mạnh cường tráng, tự tin, yêu đời, tuy nhiên đáng chê trách: Kiêu căng hợm hĩnh, thích ra oai... * Tiểu kết. - Nội dung: Tô đậm vẻ đẹp về ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, một chàng dế khỏe đẹp, cường tráng nhưng kiêu căng, xốc nổi. |
3. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trong đoạn văn kể này, Tô Hoài đã khéo léo kết hợp với yếu tố miêu tả. Em học được kinh nghiệm gì về cách miêu tả từ nhà văn?
+ Trình tự miêu tả: Kết hợp tả ngoại hình với hành động và tư thế, thái độ (tả từng bộ
phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗi lúc một rõ nét -> tả động chứ ko tả tĩnh).
+ Khi miêu tả, sử dụng rất phong phú, chính xác các tính từ gợi hình, gợi cảm.
+ Miêu tả bằng chính lời nhân vật (tự thuật) – ngôi thứ nhất -> tạo sự gần gũi với người đọc (người đọc như đc trực tiếp nghe lời kể, lời tâm sự của nv) + thuận lợi cho nv biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, cách đánh giá của mình.
Câu 2: Em đã bắt gặp hình ảnh của ai ở ngoài đời có tính cách giống DM chưa? Hãy nêu cảm nhận của mình về những con người như vậy?
4. Hoạt động vận dụng:
- Dựa vào cách tả loài vật trong đoạn văn tả Dế Mèn, hãy viết đoạn văn ngắn (5 -6 câu) miêu tả con vật nuôi trong nhà em.
- Vẽ tranh về Dế Mèn.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm đọc toàn truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
- Chuẩn bị: “Bài học đường đời đầu tiên” (tiếp): tiếp tục phân tích nhân vật Dế Mèn trong phần còn lại của văn bản; Rút ra ý nghĩa truyện)
Tuần 20
Tiết 79 - PHÓ TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu và nhớ được khái niệm phó từ (Ý nghĩa khái quát của phó từ; đặc điểm ngữ pháp của phó từ).
- Biết được các loại phó từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được phó từ trong văn bản; phân biệt được các loại phó từ; sử dụng được phó từ để đặt câu, tạo lập văn bản nói viết.
3. Thái độ:
- Tích cực rau dồi vốn từ tiếng Việt.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: máy chiếu, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc và soạn kĩ bài (trả lời câu hỏi tìm hiểu bài).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: phân tích mẫu, dạy học nhóm, vấn đáp, luyện tập thực hành, trò chơi
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: Kể tên các từ loại được học trong học kì I ?
* Tổ chức khởi động: GV tổ chức cho hs chơi trò chơi ô cửa may mắn.
- Luật chơi: người chơi xung phong chọn ô cửa (từ 1-> 5). Mỗi ô cửa có 1 câu hỏi + 1 phần quà. HS chơi sẽ chọn 1 ô cửa và trả lời câu hỏi, nếu đúng sẽ được quà. Nếu sai HS khác có quyền trả lời và nhận quà nếu đúng. HS chọn đc ô cửa may mắn sẽ đc nhận quà.
- Câu hỏi trong các ô cửa sổ:
1. Tính từ là gì?
2. Động từ là gì?
3. Danh từ là gì?
4. “chạy” là từ loại gì?
5. “Từ lắm trong câu: “Đẹp lắm!” có phải là tính từ không?
6. Ô cửa may mắn.
- HS chơi trò chơi, GV nhận xét. GV dẫn vào bài mới từ câu hỏi 5.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ||
HĐ 1: Phó từ là gì? - PP: phân tích mẫu, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, TL nhóm - NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học - HS đọc ví dụ 1 SGK- trang 12 - GV tổ chức thảo luận nhóm 4 (8 nhóm) ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? ? Những từ được bổ sung nghĩa thuộc từ loại nào? | I. Phó từ là gì ? 1. Tìm hiểu ví dụ: VD Từ in đậm Từ được bổ sung ý nghĩa Đã đi a Cũng ra vẫn chưa thấy thật lỗi lạc Được soi (gương) b rất ưa nhìn ra to rất bướng >>Phó từ động từ, tính từ |
? Các từ trên bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ mà nó đi kèm? ? Nhận xét vị trí của các từ in đậm đó so với động từ, tính từ mà nó bổ sung nghĩa? HS thảo luận, báo cáo, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý. ? Các từ in đậm trên được gọi là phó từ, vậy em hiểu phó từ là gì ? - HS đọc ghi nhớ SGK - Yêu cầu HS đặt câu có sử dụng phó từ bổ sung cho động từ, tính từ. GV nhận xét + chuyển ý. | - Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn, khả năng (được) mức độ, hướng… - Từ in đậm đứng trước hoặc sau động từ, tính từ Þ Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, TT bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ. 2. Ghi nhớ - SGK trang 12 |
HĐ 2: Các loại phó từ. - PP: gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não - NL: hợp tác, giao tiếp, sd ngôn ngữ, tự học. ? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm? ? So sánh ý nghĩa của các cụm từ có và không có phó từ ? a) rõ hơn mức độ cho từ “chóng” b) thể hiện thái độ cầu khiến c) thể hiện sự phủ định (không), thể hiện quan hệ thời gian (đã, đang) ? Điền các phó từ đã tìm được ở ví dụ 1 – 2 vào bảng phân loại? - HS thảo luận cặp đôi điền các phó từ vào bảng phân loại. - HS dán bảng phân loại của nhóm lên bảng Các nhóm nhận xét chéo, GV nhận xét. ? Kể thêm những phó từ nào mà em biết thuộc mỗi loại trên ? + Thời gian: đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ,… + Sự tiếp diển tương tự: cũng, vẫn, đều, còn nữa,… | II. Các loại phó từ 1. Tìm hiểu ví dụ: a) Lắm b) Đừng, vào. c) Không, đã, đang - Bảng phân loại phó từ: |
Tham khảo chi tiết bộ nội dung Giáo án tại file tải về.
Các em học sinh tham khảo:
- Trọn bộ giáo án môn Lịch sử lớp 6 học kì 2
- Trọn bộ giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 học kì 2
- Trọn bộ giáo án môn Công nghệ lớp 6 học kì 2
- Giáo án Ngữ văn lớp 6 trọn bộ
- Giáo án Sinh học lớp 6 trọn bộ
- Giáo án Lịch sử lớp 6 trọn bộ
- Giáo án Địa lý lớp 6 trọn bộ
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo Giáo án môn Toán 6, giáo án môn Văn 6, Giáo án môn Sinh lớp 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.