Giáo án Ngữ văn 6 bài: Câu trần thuật đơn không có từ Là theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 99: Câu trần thuật đơn không có từ Là được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm, đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.

2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào học tập và đời sống.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

-Năng lực chuyên biệt: Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV- HS

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về sự khác nhau giữa câu trần thuật đơn có từ và câu không có từ .

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày trên bảng phụ.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Đọc trên bảng phụ: Đoạn văn Bóng tre trùm lên... nông dân, trích trong Cây tre Việt Nam.

? Xác định câu trần thuật đơn có từ là.

? Câu trần thuật đơn không có từ là.

? Nó có đặc điểm gì?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm.

- Dự kiến sản phẩm:

- Câu trần thuật đơn có từ là: câu 7.

- Câu trần thuật đơn không có từ là: Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6

- Có một cụm C_V

- Không có từ là.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV : Còn đặc điểm nào nữa?

->Giáo viên vào bài.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.

2. Phương thức thực hiện: trình bày sản phẩm của nhóm, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

3. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá.

- HS đánh giá.

- GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động.

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc vd SGK.

? Xác định CN - VN trong hai câu

a. Phú ông // mừng lắm.

C         V

b. Chúng tôi//tụ hội ở góc sân.

C               V

? VN ở hai câu này do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

? Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào trước VN?

? Em hãy nhận xét về cấu trúc của câu phủ định?

? Từ các vd em hãy kết quả lại đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất và trình bày sản phẩm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

- Câu a: mừng lắm -> VN do cụm tính từ tạo thành.

- Câu b: tụ hội ở góc sân -> VN do cụm động từ tạo thành.

- Chọn từ:

+ Phú ông không (chưa, chẳng) mừng lắm.

+ Chúng tôi không (chẳng, chưa) tụ hội ở góc sân.

- Cấu trúc phủ định: Từ phủ định kết hợp trực tiếp với cụm ĐT hoặc cụm TT.

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của câu miêu tả và câu tồn tại.

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm của câu miêu tả, câu tồn tại.

2. Phương thức thực hiện: trình bày sản phẩm của nhóm, hoạt động chung, hoạt động nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.

3. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng tờ tôki, câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá.

- HS đánh giá.

- GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động.

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc VD.

? Xác định CN - VN trong các câu?

a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con// tiến lại.

TN                  C                      V

b. Đằng cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con.

TN           V            C

? Dựa vào kiến thức đã học về văn miêu tả, em hãy cho biết đoạn văn ở mục II.2 có phải là văn miêu tả không?

? Theo em, em điền câu nào vào chỗ trống của đoạn văn? Vì sao?

? Nx về đặc điểm, cấu tạo của câu văn a?

? Em có nhận xét gì về vị trí của của VN trong câu b?

? Nx về đặc điểm, cấu tạo của câu văn b?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Đoạn văn là văn miêu tả

+ Câu b, vì 2 cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích (bỗng). Nếu đưa 2 cậu bé con lên đầu nghĩa là các nv đó đã được biết trước -> không phù hợp với nội dung đoạn văn.

+ Câu a: miêu tả hành động của nhân vật nêu ở CN -> là câu miêu tả

Cấu tạo CN đứng trước VN.

+ Câu b: VN được đảo lên trước CN.

+ Câu b: VN dùng để thông báo về sự xuất hiện của 2 nv -> câu tồn tại.

Cấu tạo: VN được đảo lên trước CN.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV hd Hs chốt lại các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

HS đọc phần ghi nhớ SGK.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Luyện tập

1. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.

- Củng cố lại lí thuyết đã học.

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân.

3. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của cá nhân trên bảng phụ, câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá.

- HS đánh giá.

- GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động.

Bài 1.

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc bài tập

- Mỗi em lên bảng làm một câu

- HS làm vào vở bài tập

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi, làm việc cá nhân và trình bày sản phẩm trên bảng phụ.

- Dự kiến sản phẩm:

a. Bóng tre //trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn. -> Câu miêu tả

- ...Thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính. -> Câu tồn tại

- ...Ta// gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. -> Câu miêu tả

b. - ...Có// cái hang của dế Choắt. -> Câu tồn tại

- .. Tua tủa //những mầm măng. -> Câu tồn tại

- Măng //chồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ.-> Câu miêu tả

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Gv chốt.

Bài 2.

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập

GV hd:

- Độ dài: 5 - 7 câu

- Nội dung: Tả cảnh trường em

- Kĩ năng: có sử dụng các kiểu câu:

+ Câu trần thuật đơn có từ là

+ Câu trần thuật đơn không có từ là.

+Câu miêu tả và câu tồn tại.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi, làm việc cá nhân và trình bày sản phẩm.

- Dự kiến sản phẩm:

VD: Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà cao tầng, trường chúng em trở nên gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa một màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông. Dưới mái vòm cửa đông, nhộn nhịp những cô cậu HS.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Gv chốt.

Bài 3.

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: đọc yêu cầu bài 3 và thực hiện ở nhà.

- Học sinh tiếp nhận.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm

- Từ ghép: muôn ngàn, cây lá, tre nứa, thân mật, mấy chục, mầm non, xanh tốt, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

- Từ láy: thân thuộc, ngút ngàn, đâu đâu, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai.

- Có cặp từ gần nghĩa: Vững chắc - cứng cáp; giản dị - mộc mạc.

*Báo cáo kết quả: ở tiết học sau.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.

1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết tình huống trong cuộc sống.

- Biết chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS đánh giá

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Nhìn ảnh, đặt câu

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu trong cuộc sống những kiến thức liên quan đến bài học cũng như lòng ham mê học tập suốt đời.

- HS sưu tầm những đoạn văn, đoạn thơ mà em thích có liên quan đến câu miêu tả, câu tồn tại.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng ở tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- HS đánh giá

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Tìm những câu TTĐ ko có từ “là” trong văn bản Cây tre Việt Nam

- Chuẩn bị tiết: Chữa lỗi về CN và VN.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả ở giờ học sau

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.

1. Ví dụ:

a. Phú ông // mừng lắm.

C                  V

b. Chúng tôi// tụ hội ở góc sân.

C                 V

2. Nhận xét:

- VN do cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.

- Cấu trúc phủ định: không (chưa, chẳng) + với cụm ĐT hoặc cụm TT.

*. Ghi nhớ: SGK - Tr 119

II. Câu miêu tả và câu tồn tai:

1. Ví dụ:

a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con// tiến lại.

b. Đằng cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con.

2. Nhận xét:

- Câu a: VN miêu tả hành động của nv nêu ở CN

-> là câu miêu tả

Cấu tạo CN đứng trước VN.

- Câu b: VN dùng để thông báo về sự xuất hiện của 2 nv -> câu tồn tại.

Cấu tạo: VN được đảo lên trước CN.

*. Ghi nhớ: SGK - Tr 119

III. Luyện tập:

1. Xác định CN _ VN và cho biết câu nào là cây miêu tả và câu nào là câu tồn tại?

a. Bóng tre //trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.-> Câu miêu tả

- ...Thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính. -> Câu tồn tại

- ...Ta// gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. -> Câu miêu tả

b. - ...Có// cái hang của dế Choắt. -> Câu tồn tại

- .. Tua tủa //những mầm măng. -> Câu tồn tại

- Măng //chồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ.

-> Câu miêu tả

2. Bài 2: Viết đoạn:

VD: Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà cao tầng, trường chúng em trở nên gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa một màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông. Dưới mái vòm cửa đông, nhộn nhịp những cô cậu HS.

3. Bài 3: Viết chính tả: Đoạn dầu bài Cây tre Việt Nam

Yêu cầu xác định từ ghép, từ láy trong đoạn văn đó:

- Từ ghép: muôn ngàn, cây lá, tre nứa, thân mật, mấy chục, mầm non, xanh tốt, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

- Từ láy: thân thuộc, ngút ngàn, đâu đâu, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai.

- Có cặp từ gần nghĩa: Vững chắc - cứng cáp; giản dị - mộc mạc.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn có từ .
  • Các kiểu câu trần thuật đơn có từ .

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
  • Xác định được CN và VN trong câu trần thuật đơn có từ .
  • Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.

3. Thái độ: - Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn có từ .

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bảng phụ (VD Phần I), phiếu học tập.
  • HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho VD minh hoạ.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: HD HS tìm hiểu đặc điểm câu trần thuật đơn có từ

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I

- HS đọc ví dụ

- GV chi lớp thành 4 nhóm thảo luận

- GV giao nhiệm vụ: Xác định CN-VN trong các câu trên?

- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả

-> Nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét, gạch chân trên bảng phụ

? Vị ngữ của các câu trên do các cụm từ nào tạo thành?

- HS: VD: a, b, c: vị ngữ: + cụm DT

d: VN: + tính từ

? Hãy chọn các từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp sau điền vào trước vị ngữ của câu trên: Không, không phải, phải, chưa, chưa phải.

? Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?

- GV lưu ý: Không phải câu có từ là đều được coi là câu trần thuật đơn có từ

VD: - Người ta gọi chàng là Sơn Tinh (từ nối động từ gọi với phụ ngữ Sơn Tinh)

Hoặc: Rét ơi là rét; Nó hiền hiền là (từ dùng để nhấn mạnh, làm cho lời nói có sắc thái tự nhiên, nó là từ đệm)

- HS đọc ghi nhớ SGK

HĐ2: HD HS tìm hiểu các kiểu câu trần thuật đơn có từ .

- GV sử dụng bảng phụ trên

- HS đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi:

? Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

? Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

? Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

? Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

? Vậy có thể có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là? đó là những kiểu nào?

- HS đọc ghi nhớ

HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- HS đọc yêu câu của bài tập 1

- HS thảo luận theo nhóm bàn

-> Đại diện nhóm lên bảng trình bày

- GV hướng dẫn HS nhận xét bài của các nhóm - sửa lại

- HS đọc yêu cầu bài tập 2

- HS thảo luận nhóm xác định C-V của các câu.

-> Đại diện nhóm lên trình bày

- GV nhận xét, đánh giá

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ :

1.Ví dụ:

2. Nhận xét:

a. Bà đỡ Trần / là người huyện

CN                VN

Đông Triều.

b. Truyền thuyết/ là loại truyện dân

CN                VN

gian kể về các…..kì ảo

c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/

CN

một ngày trong trẻo, sáng sủa.

VN

d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.

CN                          VN

=> VN: + cụm DT

+ tính từ

- Khi biểu thị ý phủ định: Từ phủ định + VN

* Ghi nhớ (SGK)

II. CÁC KIỂU CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ :

- Câu định nghĩa: Câu b

- Câu giới thiệu: Câu a

- Câu miêu tả: Câu c

- Câu đánh giá: Câu d

* Ghi nhớ (SGK)

III. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

Câu trần thuật đơn có từ là: a.c.d.e

Bài tập 2:

a. Hoán dụ/ là tên gọi...sự diễn đạt.

CN              VN

-> Câu định nghĩa.

b. Tre/ là cánh tay ..... nông dân.

CN           VN

-> Câu giới thiệu.

- Tre/ còn là nguồn vui… tuổi thơ.

CN             VN

-> Câu đánh giá

c. Bồ các/ là bác chim ri

CN            VN

-> Câu giới thiệu

e. Khóc/ là nhục -> Đánh giá

CN        VN

- Rên/ hèn; Van/ yếu đuối

- Dại khờ/ là những lũ người câm.

-> lược bỏ từ là -> đánh giá

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Câu trần thuật đơn không có từ Là theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 117
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm