Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 117

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 117: Ôn tập về dấu câu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Công dụng của dấu phẩy.

2. Kĩ năng:

  • Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.
  • Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.

3. Thái độ:- Thấy được tác dụng của việc dùng đúng dấu phẩy và ngược lại.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Bảng phụ ghi ví dụ phần I.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than?

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: HD tìm hiểu công dụng của dấu phẩy

- GV treo bảng phụ ghi 3 ví dụ a, b, c phần I

? Tìm những từ ngữ có chức vụ như nhau?

(ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt)

? Những từ trên là phụ ngữ cho động từ nào? (đem)

? Tìm các phần là vị ngữ cho chủ ngữ Chú bé?

? Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp?

? Tìm ranh giới giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ở ví dụ b?

? Tìm ranh giới giữa các cụm chủ ngữ, vị ngữ của câu ghép?

? Tại sao em lại đặt dấu phẩy vào đúng các vị trí trên?

? Qua ví dụ em thấy dấu phẩy có công dụng như thế nào?

- HS đọc ghi nhớ SGK

HĐ2: HD chữa một số lỗi thường gặp

- HS đọc yêu cầu trong ví dụ

- GV cho 2 dãy lớp làm bài - mỗi dãy 1 ý

- GV gọi học sinh đại diện từng dãy trả lời

HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài tập.

- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận

+ Nhóm 1- 3: ý a

+ Nhóm 2- 4: ý b

- GV gọi đại diện nhóm trả lời

-> Nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét, kết luận.

- GV nêu yêu cầu bài tập

- HS thêm vào chỗ trống để tạo câu hoàn chỉnh.

- GV gọi HS lên bảng làm bài

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét, kết luận.

- HS chọn VN thích hợp điền vào câu cho hoàn chỉnh.

- GV nêu yêu cầu bài tập 4

- GV gọi HS khá, giỏi trả lời

- GV nhận xét (cho điểm)

I. CÔNG DỤNG:

1. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

a. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ.

b. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sông chết có nhau, chung thuỷ.

c. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.

2. Lí do đặt dấu như trên:

- Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận: Phần phụ với CN-VN, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ, giữa các từ ngữ với bộ phận chú thích, các vế trong câu ghép.

* Ghi nhớ (SGK)

II. CHỮA MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP:

1. ví dụ: SGK.

2. Nhận xét:

a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen. Đàn đàn lũ lũ bay đi, bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo...cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.

b. Trên... cổ thụ, những...đơn sơ của mùa đông,...én.

III. LUYỆN TẬP:

1. Bài tập 1:

Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp:

a. Từ xưa đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b. Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò lên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

2. Bài tập 2: Điền chủ ngữ:

a. ... xe đạp, xe máy...

b. ....., hoa cúc, hoa huệ...

c. ..., vườn nhãn, vườn mít....

3. Bài tập 3: Chọn vị ngữ thích hợp

a. ... bói cá thu mình trên cây, rụt cổ lại.

b. ... đến thăm thầy, cô giáo cũ.

c. ... , thẳng, xoè cánh quạt.

d. ... xanh biếc, hiền hoà.

4. Bài tập 4:

"Cối xa tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc."

Dấu phẩy nhằm mục đích tu từ. Nhờ 2 dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả nhịp

quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại

của chiếc cối xay

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm