Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 85

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 85: Kiểm tra văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức đã học.
  • Tích hợp với phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn.

2. Kĩ năng:

  • Cảm thụ tác phẩm văn học, so sánh, dựng đoạn văn.
  • Ý thức làm bài độc lập.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và yêu thích môn văn học.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Ra đề, dáp án, biểu điểm.
  • HS: Ôn lại kiến thức đã học.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

Kiểm tra.

I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nguyễn Sen là tên khai sinh của tác giả nào?

A. Tô Hoài. C. Minh Huệ.

B. Đoàn Giỏi. D. Tạ Duy Anh.

Câu 2: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

  1. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
  2. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
  3. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
  4. Ở đời thì phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

Câu 3: Ba truyện Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Buổi học cuối cùng có gì giống về ngôi kể, thứ tự kể?

  1. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể thời gian.
  2. Ngôi thứ ba, thứ tự kể thời gian.
  3. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự vật.
  4. Ngôi thứ ba, thứ tự kể thời gian và sự vật.

Câu 4: Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích Sông nước Cà Mau là ở đâu?

  1. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch.
  2. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.
  3. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh
  4. Ngồi một nơi và tưởng tượng ra.

Câu 5: Nhân vật Tôi trong văn bản Bức tranh của em gái tôi khi đứng trước bức tranh Kiều Phương vẽ mình, vì sao lại xấu hổ và muốn khóc?

  1. Cảm thấy mình không xứng đáng.
  2. Hối hận trước tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em.
  3. Thấy mình trước đây cư xử không phải với em.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 6: Khoanh tròn chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) cho nhận xét sau: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thácSông nước Cà Mau là tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

A. Đ B. S

Câu 7: Cho các tư, cụm từ: Hai chiếc máy xén lúa, một gã nghiện thuốc phiện, cái dùi sắt. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện những so sánh sau: ( 1đ)

Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như..................................

Mỏ chị Cốc như.....................................................................................

Câu 8: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp. ( 1đ)

Tên tác phẩm

Nối

Tên tác giả

1. Bài học đường đời đầu tiên

a. Võ Quảng

2. Sông nước Cà Mau

b. Tạ Duy Anh

3. Bức tranh của em gái tôi

c. Tô Hoài

4. Vượt thác

d. Minh Huệ

e. Đoàn Giỏi

II.Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm). Chép thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích nhất trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2: (1 điểm). Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 3: (2 điểm). Nhân vật dượng Hương Thư trong Vượt thác được miêu tả qua những chi tiết nào? Qua đó em thấy dượng Hương Thư hiện lên là một người như thế nào?

Câu 4: (2 điểm). Hãy viết đoạn văn khoảng 5 -> 8 câu nêu lên những cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.(Có sử dụng phép so sánh, nhân hoá)

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM.

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

C

C

A

D

S

Câu 7: (1) một gã nghiện thuốc phiện

( 2) Cái dùi sắt

Câu 8: 1 - c, 2 - e, 3 - b, 4 - a.

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Chép đúng, đủ 2 khổ thơ.

2 điểm

2

- Nội dung: + Thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.

+ Thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp với miêu tả, biểu cảm có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

1 điểm

3

- Hoàn cảnh: Dượng Hương Thư trong hoàn cảnh chỉ huy con thuyền vượt thác giữa mùa nước lớn.

- Ngoại hình: Như pho tượng đồng đúc, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

- Động tác: Co người phóng sào, thả sào, rút sào nhanh như cắt, ghì trên đầu sào.

=> Con người khoẻ mạnh, dũng mãnh, quả cảm, yêu lao động, yêu quê hương, đất nước.

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

4

- Mở đoạn: Khái quát về nhân vật Dế Mèn

- Thân đoạn: Nêu ngoại hình, hoạt động của Dế Mèn

- Kết đoạn: Cảm nhận, tình cảm đối với Dế Mèn.

* Chú ý: trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, nhân hoá.

0.5 điểm

1 điểm

0.5 điểm

3. Củng cố: - Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

4. Hướng dẫn học ở nhà:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Nhớ lại và làm lại dàn ý của bài làm văn tả cảnh viết ở nhà -> Giờ sau trả bài.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm