Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 14

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 14: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự.
  • Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
  • Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

2. Kĩ năng:

  • Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
  • Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.

3. Thái độ: Sự cần thiết của việc tìm hiểu đề khi làm bài văn tự sự.

II. Chuẩn bị:

  • GV: - Bảng phụ.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ

- Chủ đề trong bài văn tự sự là gì?

- Nêu nhiệm vụ của ba phần: MB, TB, KB trong bài văn tự sự

2. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Tìm hiểu đề, cách làm bài văn tự sự

- HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi

? Lời văn đề ra một yêu cầu gì?

- HS: Trả lời

? Các đề văn: 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề văn tự sự không?

- GV giảng: Đề văn tự sự diễn đạt thành nhiều dạng. Có thể nêu yêu cầu, cũng có thể chỉ nêu ra một đề tài. Nhan đề tức là nêu nội dung trực tiếp của truyện.

? Tìm từ trọng tâm trong mỗi đề?

Các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?

- HS: Trả lời.

? Trong các đề trên đề nào kể người, để nào kể việc, đề nào tường thuật?

- HS: Trả lời.

? Qua đây em thấy khi tìm hiểu đề văn tự sự phải chú ý điều gì?

- GV nhấn mạnh mục 1 phần ghi nhớ.

HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập

- HS đọc bài tập trả lời câu hỏi.

? Đề nào kể người, đề nào kể việc, đề nào tường thuật?

- HS: + Đề 1: Kể chuyện phần thưởng bằng cách diễn xuôi.

+ Đề 2: Kể 1 đoạn truyện em thích nhất trong truyện Thánh Gióng.

+ Đề 3: Một lần không vâng lời.

+ Đề 4: Đêm vui trung thu

+ Đề 5: Cánh đồng lúa xanh tốt.

- GV: Đóng vai Sơn Tinh kể chuyện ST- TT.

+ Yêu cầu: đóng vai - ngôi kể - 1

Xưng tôi ( ta) kể truyện

+ Yêu cầu HS tập kể chuyện ST- TT phần đầu truyện.

I. ĐỀ, TÌM HIỂU VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (20’)

1. Đề văn tự sự.

*Bài tập:

- Lời văn nêu ra yêu cầu:

+ Kể chuyện em thích.

+ Bằng lời văn của em

- Đề 3, 4, 5, 6 là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em.

- Cách diễn đạt của các đề này giống nhau như nhan đề một bài văn.

Từ trọng tâm: Câu chuyện em thích:

- Chuyện người bạn tốt

- Kỉ niệm thời thơ ấu

Yêu cầu: + Chuyện từng làm em thích

+ Lời nói việc làm chứng tỏ người bạn ấy tốt.

- Đề kể người: 2-6

- Đề kể việc: 3, 4, 5

- Đề tường thuật: 5, 4, 3

-> Phải tìm hiểu kĩ lời văn, nắm vững yêu cầu của đề.

II. LUYỆN TẬP ( 15’)

Bài 1:

- Đề kể người: đề 3.

- Đề kể việc: đề 1,2

- Đề tường thuật: 4

Đề số 5 không phải đề tự sự

Bài 2:

Đóng vai nhân vật Sơn Tinh kể chuyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm