Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 6: Thánh Gióng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
  • Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

2. Kĩ năng:

  • Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
  • Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
  • Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

3. Thái độ:

  • Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Tranh truyện, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng.

2. HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ (5’): Kể lại chuyện Thánh Gióng?

2. Các hoạt động dạy học (35’). Giới thiệu tranh minh hoạ truyện Thánh Gióng

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa một số chi tiết kì lạ

? Cậu bé 3 tuổi không nói cười vậy mà khi biết nói thì tiếng nói đầu tiên là xin đi đánh giặc. Điều này có ý nghĩa gì?

- HS: Con người rất bình thường, nhỏ bé nhưng trước cảnh nước nguy nan thì sẵn sàng xả thân vì nước.

- GV giảng: Gióng là hình ảnh của ND, ND lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, nhưng khi đất nước nguy nan thì rất mẫn cảm đứng ra cứu nước đầu tiên.

? Việc Gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt có ý nghĩa gì?

- HS: Đánh giặc phải có vũ khí.

- GV giảng: Ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt thể hiện cho trình độ và sức mạnh của nhân dân ta, muốn thắng kẻ thù không phải chỉ chuẩn bị lương thực mà phải chuẩn bị cả vũ khí hiện đại, có kĩ thuật cao.

? Hình ảnh bà con góp gạo nuôi cậu bé có ý nghĩa gì?

- HS: Thể hiện sự đoàn kết đánh giặc.

- GV giảng: Gióng lớn lên bằng thức ăn đồ mặc của nhân dân, Gióng đâu chỉ là con một nhà. Hơn nữa việc cứu nước là của toàn dân, phải toàn dân góp sức mới thắng được giặc.

Liên hệ: Sự việc nay còn được lưu truyền lại ở Hội Gióng vẫn tổ chức thi nấu cơm, hái cà, muối cà.

? Việc Gióng vươn vai trở thành Tráng sĩ có ý nghĩa gì?

- HS: Việc cứu nước đòi hỏi sức mạnh to lớn.Thể hiện sức mạnh của dân tộc trước kẻ thù.

GV giảng: - Theo quan niệm của nhân dân thì người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh chiến công.

- Cuộc chiến đấu đòi hỏi phải vươn mình phi thường như vậy. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách thì đòi hỏi dân tộc phải vươn tới tầm vóc phi thường to lớn như vậy.

- Liên hệ câu nói của Bác:

“Dân ta có một lòng nồng nàn ............. nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

? Cây tre được sử dụng làm vũ khí đánh giặc có ý nghĩa ntn?

- HS: Thể hiện sức sáng tạo trong chiến đấu. Đánh giặc bằng mọi vũ khí từ hiện đại đến thô sơ .

Liên hệ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác:

“....... ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc......”

? Tại sao đánh giặc xong Gióng lại bay về trời?

- HS: - Sự ra đi kì lạ phù hợp với việc sinh ra kì lạ.Gióng là con của trời. Gióng xuất hiện để giúp ND đánh giặc.

GV: Gióng bay về trời là một hình ảnh đẹp, có ý nghĩa sâu sắc. Gióng là non sông đất nước là biểu tượng của nhân dân Văn Lang.

? Hình ảnh Gióng tiêu biểu cho những điều gì?

- HS: Tiêu biểu cho lòng yêu nước, sức mạnh dân tộc.

GV giảng: Gióng là hình ảnh tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước là người anh hùng mang sức mạnh của cộng đồng. Hình ảnh Gióng nói lên lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.

? Trong truyện có những cơ sở sự thật lịch sử nào?

- HS:Hùng Vương,Đền thờ Phù ủng, Làng cháy, Núi Sóc.

- GV giảng: Thời Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngày càng trở lên ác liệt.Số lượng vũ khí tăng.Cư dân Việt Cổ tuy nhỏ nhưng kiên cường chống xâm lược.

HS đọc ghi nhớ.

HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập

1. Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong tâm trí em?

- HS tự lựa chọn

2. Tại sao Hội thi thể thao lại mang tên Hội khoẻ Phù Đổng.

- HS: Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên , HS. MĐ khoẻ để học tập tốt, LĐ tốt, XD và bảo vệ Tổ quốc.

b. Ý nghĩa của một số chi tiết thần kì:

* Tiếng nói xin đi đánh giặc.

-> Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân.

* Ngựa sắt, giáp sắt, gậy sắt.

->Muốn thắng giặc phải mạnh về lương thảo, vũ khí phải hiện đại có kĩ thuật cao.

* Hình ảnh bà con góp gạo nuôi Gióng, Gióng lớn nhanh trở thành Tráng sĩ.

-> Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân.

* Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành Tráng sĩ:

-> Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần, sức mạnh của dân tộc trước giặc ngoại xâm.

* Hình ảnh Gióng bay về trời

-> Trở về với cõi vô biên bất tử.

=> Gióng sống mãi trong lòng dân. trở thành biểu tượng của nhân dân.

c. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng

- Gióng tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, đoàn kết, sức mạnh quật khởi của dân tộc

4. Ghi nhớ (SGK): 2’

II. LUYỆN TẬP (4’)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm