Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài: Bức tranh của em gái tôi theo CV 5512 (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Bức tranh của em gái tôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm. Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị.

2. Phẩm chất: Rèn luyện tính vị tha, biết yêu thương, tránh sự ghen ghét, đố kị với bạn bè và mọi người xung quanh mình.Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm của bản thân, không đổ lỗi cho người khác.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật. Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ý nghĩ, hành động. Đọc -hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. Tóm tắt văn bản trong một đoạn văn ngắn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp: Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng: Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Kể ngắn gọn một lỗi lầm của em. Bài học em nhận được sau lỗi lầm đó?

Nhận ra những gì mình chưa hoàn hảo có phải là điều đáng khen ở chúng ta không? Vì sao?

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm: Lời kể của hs về lỗi lầm của bản thân

- Báo cáo kết quả

- Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

* GV: Chốt: -> Cuộc đời ai cũng có những lỗi lầm khiến ta ân hận. Song sự ân hận và hối lỗi đó lại làm tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. Vậy trong truyện Bức tranh của em gái tôi, người anh có nhận ra những sai lầm trong tính cách của mình không ? …chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1 phần bài học

* Mục tiêu: HS cảm nhận được diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Hoạt động nhóm lớn - kỹ thuật khăn phủ bàn

GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Người anh miễn cưỡng trước thành công bất ngờ của em, miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triển lãm tranh được giải của Mèo.

HS đọc đoạn 3.

N1: Bức chân dung người anh trong tranh được miêu tả như thế nào? Tìm chi tiết miêu tả?

N2: Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ." Theo em đó là thứ ánh sáng gì?

N3: Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó? Phân tích lô gích diễn biến tâm trạng ấy?

N4: Theo em nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét vì sao?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm,

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

- Tư thế nhân vật trong tranh: đẹp, cảnh đẹp, trong sáng. ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ: cả cặp mắt suy tư và mơ mộng nữa. Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình.

+ Giật sững: Bám lấy tay mẹ... đây là từ ghép: Giật mình và sững sờ.

+ Thôi miên: là từ chỉ trạng thái con người bị chế ngự mê man, vô thức không điều khiển được lí trí, bị thu hút cả tâm trí vào bức tranh.

+ Ngạc nhiên: vì hoàn toàn không ngờ em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh.

+ Hãnh diện: tự hào cũng rất đúng và tự nhiên vì hoá ra mình đẹp đẽ nhường ấy. Đây chính là niềm tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh.

- Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Thảo luận nhóm bàn

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh?

? Tại sao bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác lại có sức mạnh cảm hoá người anh đến thế?

? Em có thích người anh như thế không?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm,

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

- Người anh đáng trách nhưng cũng rất đáng cảm thông vì những tính xấu trên chắc chắn cũng chỉ nhất thời. Sự hối hận day dứt nhận ra tài năng quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong sáng của em gái chứng tỏ cậu ta cũng biết sửa mình, muốn vươn lên, cũng biết tính ghen ghét đố kị là xấu

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức: Cuối truyện người anh đã nhận ra thói xấu của mình; nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái; biết xấu hổ, người anh có thể trở thành người tốt như bức tranh của cô em gái.

- Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2 phần bài học

* Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người em gái

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Hoạt động cặp đôi

GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV chuyển ý.

? Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình và tài năng?

? Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hóa được người anh?

? Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện" đến thế?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm,

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm: Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu.

+ Tài năng: vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quí nhất, vẽ đẹp những gì mình yêu mến nhất như con mèo, người anh.

- Cả tài năng và tấm lòng nhưng nhiều hơn vẫn là tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người thân và nghệ thuật.

- Tấm lòng trong sáng dành cho người thân và nghệ thuật

- Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:

GV bình: Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Đây là một ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm này.

Hoạt động 3: Tổng kết

? Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì?

HS tự do phát biểu.

GV định hướng.

? Về nghệ thuật XD nhân vật, em học được điều gì?

- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

GV chốt.

I. Giới thiệu.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Nhân vật người anh:

a. Trong cuộc sống thường ngày với cô em gái.

b. Khi tài năng của em gái được phát hiện và khẳng định:

c. Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái

+ Ngạc nhiên: vì hoàn toàn không ngờ em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh.

+ Hãnh diện: tự hào cũng rất đúng và tự nhiên vì hoá ra mình đẹp đẽ nhường ấy. Đây chính là niềm tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh.

- Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái.

-> Là sự hối hận chân thành, sự tự nhận thức về những yếu kém của mình và nhận thức về tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của em gái.

2. Nhân vật người em - cô bé Kiều Phương:

- Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu.

- Tài năng: vẽ đẹp, có hồn.

-> Có tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người thân và nghệ thuật.

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật

- Miêu tả tâm lý tinh tế

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

2. Nội dung:

- Tình cảm hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của mình…

* Ghi nhớ(SGK)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đoạn văn

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tả nhân vật người anh theo tưởng tượng của em?

- Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

- Dự kiến sản phẩm:

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Chia sẻ với người thân về cảm giác của em khi bị/ được so sánh với người khác ?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Trình bày cá nhân

+ Dự kiến sản phẩm: Không ghen ghét, đố kị ...

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Sưu tầm những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tính ghen ghét đố kị trong cuộc sống.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ tìm, sưu tầm.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
  • Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
  • Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.

2. Kĩ năng:

  • Đọc diễn cảm - Hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
  • Kể lại được truyện.

3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Đọc và nghiên cứu văn bản.
  • HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

? Người anh đã “muốn khóc” khi nào?

? Bức tranh đẹp quá, cậu bé trong tranh hoàn hảo quá. Nên khi nhìn vào bức tranh người anh không nhận ra đó là mình, để rồi khi nhận ra thì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. Vì sao?

- HS: Suy nghĩ rồi thảo luận trước lớp.

- GV: Nhận xét.

? Đọc đoạn “Dưới mắt em tôi thì…” Con hiểu điều gì ẩn sau dấu (…). Hãy tưởng tượng mình là người anh và diễn tả bằng lời?

- HS: Thì em tôi thật đáng ghét, thật bẩn, thật nghịch ngợm, nói chung thì thật bình thường.

? Cuối truyện, người anh muốn nói: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” câu nói đó gợi cho em suy nghĩ gì về người anh?

GV bình: Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ. Xấu hổ trước nét vẽ và tấm lòng nhân hậu của người em. Và quan trọng hơn là vì cậu đã nhận ra thiếu sót của mình. Chắc chắn lúc này, cậu đã hiểu rằng những ngày qua,mình đối xử không tốt với em gái, mình không xứng đáng với tình yêu và niềm hãnh diện của em gái, bức chân dung của mình được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

? Trong truyện này, nhân vật người em hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào? (Về tính tình? Về tài năng?)

? Theo em, tài năng hay tấm lòng của cô em gái cảm hóa được người anh?

- HS: Cả tài năng và tấm lòng, song nhiều hơn ở tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng dành cho anh trai.

GV bình: Dù người anh có giận, có ghét em gái thì đối với người em, anh vẫn là người thân thuộc nhất, gần gũi nhất. Em vẫn phát hiện ra ở anh bao điều tốt đẹp, đáng yêu. Chính tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu của người em đã giúp anh nhận ra tính xấu của mình, đồng thời giúp anh vượt qua lòng đố kị, tự ái, tự ti để sống tốt hơn.

- HS: Đọc ghi nhớ SGK

HĐ 2: HD HS tổng kết

? Hãy nêu nội dung của truyện?

- HS: Trả lời.

- GV: bổ sung

? Hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?

- HS: Trả lời

HĐ3: HD luyện tập

- HS: Làm bài tập 1-> Trình bày trước lớp.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật người anh

c. Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh đoạt giải của em:

- Ngỡ ngàng: Vì bức tranh đẹp ngoài sức tưởng tượng.

- Hãnh diện: Vì em mình thật giỏi, thật tài năng.

- Xấu hổ: Vì mình xa lánh em, ghen tị với em, không hiểu em và tầm thường hơn em.

à Người anh đã nhận ra thói xấu của mình, nhận ra tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu của em gái, thực sự xấu hổ, hối hận.

* Tóm lại: Ngôi kể thứ nhất => Nhân vật người anh có dịp bộc lộ sâu sắc, tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của mình. Anh luôn tự dằn vặt, day dứt, mặc cảm, hổ thẹn, ngạc nhiên, vui sướng, hãnh diện.

b. Nhân vật người em:

- Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu.

- Tài năng: Hội hoạ bẩm sinh.

=> Cảm hóa được người anh

* Ghi nhớ: SGK

III. TỔNG KẾT:

1. Nội dung:

- Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tính ghen ghét, đố kị.

- Truyện đề cao sức mạnh của nghệ thuật: nghệ thuật chân chính có sức cảm hoá mạnh mẽ đối với con người, hướng con người tới những điều tốt đẹp.

2. Nghệ thuật:

- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất hồn nhiên, chân thực.

- Miêu tả tinh tế, diễn biến tâm lí nhân vật.

IV. LUYỆN TẬP:

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án bài: Bức tranh của em gái tôi theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm