Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 16
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 16: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: Tự hào về vốn từ Tiếng Việt thật phong phú, đa dạng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Từ điển tiếng việt, bảng phụ.
- HS: Đọc và nghiên cứu bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
Kiểm tra chấm bài tập về nhà của 4 HS.
2. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
HĐ 1: Tìm hiểu từ nhiều nghĩa. - HS đọc ví dụ. ? Hãy chỉ ra nghĩa của từ “Chân”? - HS tra từ điển để biết các nghĩa của từ. ? Tìm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân? VD: - Ăn cơm Tham ảnh - Cương sưng tấy Dây da hàn... Cứng rắn trong đối xử. ? Tìm một số từ chỉ có một nghĩa? - HS: Toán, bếp lửa, lúa... ? Nhận xét về lượng nghĩa của từ TV? - HS dựa SGK trả lời. - GV chốt - HS đọc ghi nhớ HĐ 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - HS đọc ví dụ ? Theo em nghĩa gốc của từ chân là nghĩa nào? - HS: Trả lời. ? Hãy tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân? - HS: Đều mang nét nghĩa cơ bản bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với mặt nền, là giá đỡ. ? Trong một câu cụ thể, một từ được dùng với mấy nghĩa? - HS: Trong một câu cụ thể một từ chỉ được dùng với một nghĩa. GV: Trong VH có những trường hợp đặc biệt một từ được dùng với nhiều nghĩa. VD: Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. ? Qua đây em hiểu gì về nghĩa gốc và nghĩa chuyển. - HS dựa SGK trả lời - GV chốt ? Trong bài thơ “những cái chân” từ chân được dùng với những nghĩa nào? - HS: Chân được dùng với nghĩa chuyển song vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên mới có liên tưởng thú vị như kiềng 3 chân, nhưng không đi, võng không chân lại đi khắp nước. - HS: Đọc ghi nhớ. HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập. - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. ? Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có hiện tượng chuyển nghĩa. - HS đọc bài tập ? Các trường hợp chuyển nghĩa dùng bộ phận cây cối được chuyển thành bộ phận chỉ người. - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập. ? Tìm một số hiện tượng chuyển nghĩa chỉ sự vật sang chỉ hoạt động. - Chuyển từ chỉ HĐ sang chỉ đơn vị. | I. TỪ NHIỀU NGHĨA (7’) 1. Ví dụ ( SGK) 2. Nhận xét - Chân: (1) -> Bộ phận cuối cùng của người hoặc động vật dùng để đi lại. (2) -> Biểu trưng cho cương vị, sự có mặt trong TT, tổ chức nào đó “Có chân trong Quốc hội”. (3)-> Phần dưới cùng của một số đồ vật dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt nền. (4)-> Một phần tư con vật 4 chân khi mổ chia ra. (5)-> Từng đám ruộng riêng lẻ ví dụ từng loại hay khác nhau. 3. Ghi nhớ (SGK) II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ (13’) 1. VD. 2. Nhận xét - Bộ phận cơ thể người động vật tiếp xúc với đất -> Nghĩa gốc - Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu - Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Chuyển nghĩa là sự thay đổi nghĩa của từ. 3. Ghi nhớ (SGK) III. LUYỆN TẬP (15’) Bài 1. - Tay: tay anh chị, tay súng, tay ghế... - Đầu: Đầu mối, đầu tầu - Mũi: mũi kim, mũi kéo, mũi đất, mũi tiếng công. Bài 2. - Lá: phổi, lách, gan. - Quả: tim, thận - Búp: búp ngón tay Bài 3: VD: - Cưa -> cưa xẻ, cưa gỗ - Quạt -> quạt cho bé ngủ - Cuốc -> Mẹ cuốc ruộng - Gánh gánh rau đi bán -> một gánh rau. - Cuộn tranh lại -> một cuộn tranh |