Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 101

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 101: Lao xao được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Giớí thiệu các loại chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê mền Bắc.
  • Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.

2. Kĩ năng:

  • Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả.
  • Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố đó.

3. Thái độ:- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Đọc và nghiên cứu văn bản.
  • HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:- Em hiểu như thế nào về câu "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc"?

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Học sinh nhắc lại nội dung kiến thức giờ học trước.

? Khung cảnh làng quê vào hề được tác giả miêu tả như thế nào?

? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để giới thiệu khung cảnh làng quê?

HĐ2: HD HS tìm hiểu các loài chim hiền.

- HS đọc đoạn 2

? Loài chim hiền gồm những loài nào?

? Tác giả tập trung kể về loài nào?

- HS: Chim sáo và tu hú

? Chúng được kể trên phương diện nào? - HS: đặc điểm hoạt động của loài: hót, học nói, kêu vào mùa vải chín…

? Tác giả sử dụng biện pháp gì để kể về các loài chim? (Câu đồng dao)

? Sử dụng câu đồng dao như thế có ý nghĩa gì?

- HS: Tạo sắc thái dân gian

? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

- HS: Nhân hoá

? Vì sao tác giả gọi đó là loài chim hiền?

? Hãy nêu những chi tiết miêu tả đặc điểm loài chim hiền?

? Em có nhận xét gì về cách đánh giá của tác giả?

HĐ3: HD HS tìm hiểu các loài chim ác.

? Hãy kể tên các loài chim ác?

- HS: Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt

? Theo em có phải đây là tất cả các loài chim dữ?

- HS: đây mới chỉ một số con gặp ở nông thôn, còn có chim Lợn, đại bàng, chim ưng…

? Vì sao tác giả xếp các loài này vào nhóm chim dữ?

? Mỗi loài chim (hiền - ác) được tác giả miêu tả trên phương diện nào?

? Em hãy nhận xét về tài quan sát của tác giả và tình cảm của tác giả với thiên nhiên làng quê qua việc miêu tả các loài chim?

HĐ4: HD HS tìm hiểu chất liệu văn hoá dân gian sử dụng trong văn bản.

? Trong bài tác giả đã sử dụng những chất liệu dân gian nào?

? Hãy tìm dẫn chứng

? Cách viết như vậy tạo nên nét đặc sắc gì?

- HS: Riêng biệt, đặc sắc, lôi cuốn

? Theo em, quan niệm của nhân dân về một số loài chim có gì chưa xác đáng?

- HS: ngoài những thiện cảm về từng loài chim còn có cái nhìn định kiến thiếu căn cứ khoa học: Chim Cú, Bìm bịp...

? Bài văn cho em những hiểu biết gì mới về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?

- HS đọc ghi nhớ SGK

HĐ5: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- GV hướng dẫn HS luyện tập: Miêu tả về một loài chim quen thuộc ở quê em.

- HS viết bài

- GV gọi HS trình bày - nhận xét

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

2. Loài chim hiền:

- Thường mang niềm vui đến cho thiên nhiên, đất trời và con người

+ Tu hú: Báo mùa vải chín

+ Chim ngói: Mang theo cả mùa lúa chín

+ Chim nhạn: Như nâng bầu trời cao thăm thẳm hơn

3. Loài chim ác:

- Chuyên ăn trộm trứng

- Thích ăn thịt chết

- Nạt kẻ yếu

-> Tác giả có tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu thiên nhiên và hiểu biết về loài chim.

4. Chất liệu văn hoá dân gian:

- Đồng dao

- Thành ngữ

- Truyện cổ tích

* Ghi nhớ (SGK)

III. LUYỆN TẬP:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm