Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 26

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 26: Danh từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Khái niệm của danh từ:

  • Nghĩa khái quát của danh từ.
  • Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).

Các loại danh từ.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết danh từ trong văn bản.
  • Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
  • Sử dụng danh từ để đặt câu.

3. Thái độ: - Có ý thức trong cách dùng từ, đặt câu.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Đọc và nghiên cứu bài.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ

* Phát hiện và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:

  1. Hùng là một người rất cao ráo. (Cao lớn)
  2. Bài toán này hắc búa thật. (Hóc búa)

2. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ.

- HS đọc và hiểu VD.

? Xác định danh từ trong cụm in đậm trong câu?

- HS: Trả lời.

? Trước và sau danh từ trong cụm danh từ còn có những từ nào?

- HS: Trả lời

? Tìm các danh từ khác trong câu?

? Các danh từ này biểu thị ý nghĩa gì?

? Danh từ thường làm chức vụ gì trong câu?

- HS: Đọc ghi nhớ

GV chốt: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.

Danh từ kết hợp với số từ, chỉ trừ danh từ làm CN trong câu.

HĐ 2: Phân loai danh từ.

- HS đọc và nêu yêu cầu VD

? Nghĩa của từ in đậm có gì khác danh từ đứng sau?

- HS: Trả lời.

? Thay thế các từ in đậm = từ khác rồi rút ra nhận xét.

- Trường hợp nào thay đổi.

- Trường hợp nào không thay đổi.

? Vì sao có thể nói “3 thúng gạo rất đầy” mà không thể nói “6 tạ thóc rất nặng”?

GV chốt: có 2 loại DT: DT chỉ sự vật

DT chỉ đơn vị

- Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm.

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.

+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước.

+ DT chỉ đơn vị quy ước gồm:

Quy ước chính xác.

Quy ước ước chừng.

- HS đọc ghi nhớ

HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập.

- HS: Đọc và nêu yêu cầu.

? Liệt kê danh từ chỉ sự vật em biết và tự đặt câu:

- HS: Đọc và nêu yêu cầu.

? Tìm danh từ chuyên đứng trước DT chỉ người và chuyên đứng trước DT chỉ vật.

? Liệt kê danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác, danh từ đơn vị quy ước ước chừng.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ (10’)

1. Ví dụ ( SGK)

2. Nhận xét

- Danh từ: con trâu

- Trước DT có từ “ba”-> chỉ số lượng

- Sau DT có từ “ấy” -> là chỉ từ

- Các DT khác: Vua, làng, gạo nếp, thúng.

=> Biểu thị ý nghĩa chỉ người, vật, kn...

- DT thường kết hợp với những từ chỉ số lượng đứng trước và chỉ từ đứng sau.

- DT thường làm chủ ngữ trong câu

- DT làm VN khi có từ là đứng trước.

* Ghi nhớ (SGK)

II. DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT (10’)

1. Ví dụ (SGK)

2. Nhận xét

* DT : - con , viên chỉ loại

- thúng, tạ chỉ đơn vị đo lường

- DT đứng sau: (trâu, gạo, quan, thóc) chỉ sự vật, người ...

* Trường hợp không thay đổi: danh từ chỉ loại, chỉ đơn vị tự nhiên.

+ Thay con bằng chú, bác

+ Thay viên bằng tên, ông

-> Đơn vị tính, đếm, đo lường không thay đổi vì các từ này không chỉ số đo, số đếm (đơn vị tự nhiên).

- Trường hợp thay đổi: danh từ chỉ đơn vị đo lường, quy ước.

VD: + Thay thúng = rổ, rá, bồ

+ Thay tấn = tạ, cân -> đơn vị đo lường sẽ thay đổi.

* Nói 3 thúng gạo rất đầy được vì thúng là danh từ chỉ số lượng ước phỏng nên nó có thể được miêu tả bổ sung về số lượng.

- Không thê nói “6 tạ thóc rất nặng” vì khi sự vật đã được tính, đếm đo lường chính xác = đơn vị quy ước thì nó không thể được miêu tả về lượng.

* Ghi nhớ (SGK) 15’

III. LUYỆN TẬP.

Bài 1

* Danh từ: Đất, trời, cây, người, lợn, gà, công nhân, giáo viên, bác sĩ, học sinh ...

* Đặt câu:

- Tôi là học sinh lớp 6.

- Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé.

Bài 2:

- DT đứng trước DT chỉ người.

+ Ông, bà, cô, chú, bác, chị, ngài, viên, vị...

+ Cái, con, tấm, bức, quyển.

Bài 3:

- Mét, tạ, phân, li, kg, gam (chính xác)

- Mở, đoạn, nắm, bỏ (ước chừng)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm