Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 115
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 115: Động Phong Nha được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1, Kiến thức: - Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với Tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
3. Thái độ:- Giáo dục học sinh lòng yêu quý, tự hào,biết giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh.
II. Chuẩn bị:
- GV:- Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint.
- HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
HĐ1: HD HS đọc và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn đọc: nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. - GV đọc mẫu một đoạn - gọi học sinh đọc tiếp đến hết -> Nhận xét giọng đọc - GV lưu ý học sinh chú thích 1, 2, 8, 10 - GV Trình chiếu chú thích. - GV giải thích “Phong Nha”.(“Phong”: nhọn; lược.“Nha”: răng.-> Động Phong Nha là động răng nhọn hay còn gọi là động răng lược Ú Ví với hình dáng các thạch nhũ trong động. HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản: ? Bố cục văn bản? nội dung từng phần? - GV Trình chiếu bố cục văn bản HĐ3: HD HS tìm hiểu vị trí và con đường vào động Phong Nha ? Em hãy cho biết Động Phong Nha nằm ở đâu? - GV trình chiếu lược đồ Tình Quảng Bình và vị trí động Phong Nha - GV: liên hệ với các hang động khác (Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long, động Hương Tích ở chùa Hương) -> động Phong Nha được coi là "Đệ nhất kì quan". ? Để vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động chúng ta có thể đi thế nào? GV bình: Hai con đường đều có phong cảnh hết sức tươi đẹp. Có thể nói bức tranh phong cảnh hữu tình trên đường đến với rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã gây sự chú ý nơi du khách. HĐ4: HDHS tìm hiểu cảnh tượng động Phong Nha - GV Trình chiếu đoạn phim động Phong Nha ? Động Phong Nha có mấy bộ phận? - GV Trình chiếu động khô và động nước. ? Tác giả miêu tả động khô ntn? ? Tại sao lại gọi là động khô? - HS: Xưa vốn là một dòng sông, nay nước đã cạn kiệt - Gọi theo đặc điểm của động ? Cảnh động khô gợi em liên tưởng đến những hang động nổi tiếng nào mà em biết? ? Nhận xét của em về cách miêu tả động khô của tác giả? ? Động nước được miêu tả như thế nào? ? Động nước được kể và tả qua những chi tiết nào? (hình ảnh, màu sắc, âm thanh) - GV Trình chiếu hình ảnh, màu sắc của động ? Cách miêu tả động nước có gì khác với cách miêu tả động khô? ? Để miêu tả vẻ đẹp đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - HS: Miêu tả theo trình tự không gian (từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể); Biện pháp liệt kê. (hình khối, màu sắc, âm thanh); So sánh độc đáo, gợi hình ảnh ? Nhận xét của em về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn? ? Qua đây em nhận xét gì về vẻ đẹp của động Phong Nha? - GV giới thiệu bài thơ Tố Hữu viết về động Phong Nha - Trình chiếu bài thơ HĐ5: HDHS tìm hiểu giá trị của động Phong Nha. ? Nhà thám hiểm người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha? ? Cảm nghĩ của em trước lời đánh giá đó? ? Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh, họ đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha? ? Vậy với vẻ đó, động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì? ? Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung luôn tươi đẹp, mỗi chúng ta cần làm gì? - GV chiếu đoạn phim những lời phát biểu của người dân Quảng Bình GV bình: Những suy nghĩ trên đây của lãnh đạo và nhân dân Quảng Bình cũng chính là suy nghĩ của tất cả những người dân Việt Nam. Nếu người dân Quảng Bình tự hào về động Phong Nha thì tất cả chúng ta luôn tự hào vì ở đâu trên đất nước ta cũng có cảnh đẹp với: "Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ." Hay: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ" Và càng tự hào bao nhiêu thì chúng ta lại càng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần đó bấy nhiêu. HĐ6: HD tổng kết ? Qua văn bản em hiểu gì về động Phong Nha? ? Nhờ những biện pháp nghệ thuật nào giúp em hiểu về vẻ đẹp của động Phong Nha? | I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 1. Đọc văn bản 2. Chú thích: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: * Bố cục: 3 phần 1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào dộng. - Vị trí: Động Phong Nha: thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), được coi là “Đệ nhất kì quan” thiên nhiên. - Đường vào động: Hai con đường + Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi. + Đường bộ: Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến. 2. Cảnh tượng động Phong Nha: Có 2 bộ phận: động khô và động nước. + Động khô: Cao 200m, có vòm đá trắng vân nhũ, có vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. -> Miêu tả khái quát + Động nước: Có một con sông dài chảy qua, sông sâu, nước trong. - Hình ảnh: thạch nhũ hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ... - Màu sắc: Lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc. - Âm thanh: nước gõ long tong, tiếng nói như tiếng đàn, tiếng chuông. -> Miêu tả chi tiết, sử dụng những từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi cảm. -> Động Phong Nha mang vẻ đẹp huyền bí, kì ảo, quyến rũ, mời gọi 3. Giá trị du lịch của động Phong Nha. - Là động dài nhất và đẹp nhất thế giới. - Động có 7 cái nhất: 1. Hang động dài nhất. 2. Cửa hang cao và rộng nhất. 3. Bãi cát, bãi đá rộng, đẹp nhất. 4. Có những hồ ngầm đẹp nhất. 5. Hang khô rộng và đẹp nhất. 6. Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất. 7. Sông ngầm dài nhất. -> Hứa hẹn nhiều tiềm năng, đặc biệt là du lịch. III. TỔNG KẾT: - Nội dung: - Nghệ thuật: |