Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 28

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 28: Thứ tự kể trong văn tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Có hai cách kể - hai thứ tự kể: Kể “xuôi”, kể “ngược”.
  • Điều kiện cần có khi kể “ngược”.

2.Kĩ năng:

  • Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu thể hiện nội dung.
  • Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể truyện.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Đọc và nghiên cứu bài, bảng phụ.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo yêu cầu SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ

Có mấy ngôi kể trong văn bản tự sự? Vai trò của các ngôi kể trong văn bản tự sự?

2. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ 1: Thứ tự kể trong văn bản tự sự

- HS đọc bài tập

- GV cho HS thảo luận nhóm (Theo bàn)

- GV giao nhiệm vụ:

? Hãy tóm tắt sự việc chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

- HS: Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập

- GV chọn 3 nhóm treo lên bảng- nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận-> treo bảng phụ ghi lại sự việc chính trong truyện.

? Các sự việc ấy được trình bày theo thứ tự nào?

? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

- Nếu không kể theo thứ tự ấy thì ý nghĩa của truyện có được nổi bật không?

- HS: Không nổi bật

- Kể chuyện như văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng là kể theo trình tự thời gian, vậy em hiểu thế nào là kể theo trình tự thời gian?

- HS: Trả lời

? Vậy em thấy kể theo trình tự thời gian có ưu điểm, nhược điểm gì?

GV chốt: Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian (thứ tự tự nhiên). Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện.- Kể theo trình tự TG có tác dụng làm cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ dẫn theo dõi nhưng dễ đơn điệu, gây nhàm tẻ.

? Hãy nêu các sự việc chính của văn bản?

? Cho biết các sự việc trên được kể theo thứ tự nào?

? Thứ tự kể trên có ưu nhược điểm gì?

GV chốt: Trong văn tự sự có 2

-Thứ tự trình bày sự viêc. Thứ tự tự nhiên; việc gì xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau.

- Thứ tự kể theo mạch cảm xúc kể kết quả trước, nguyên nhân sau.

- HS đọc SGK

I. TÌM HIỂU THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.

1. Bài tập 1

* Nhận xét

- Tóm tắt sự việc trong truyện: "Ông lão đánh cá và con cá vàng"

- Giới thiệu ông lão đánh cá

- Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng

- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.

-> Trình bày theo trình tự thời gian, mức độ tăng dần.

-> tố cáo và phê phán lòng tham của mụ vợ

- Kể theo trình tự thời gian: các sự việc liên tiếp nhau, việc gì sảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau.

-> làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi, tăng cường kịch tính của truyện.

2. Bài tập 2:

* Nhận xét.

- Ngỗ bị chó dại cắn nhưng không ai ra cứu giúp.

- Ngỗ mồ côi cha mẹ ở với bà ngoại lêu lổng bỏ học.

- Ngỗ đốt cỏ giả vờ kêu cháy lừa mọi người.

- Mọi người giận Ngỗ, bà ngoại khuyên nhưng Ngỗ không nghe lời.

- Sự việc trên trình bày theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và người kể (ngôi 3).

-> Kể theo mạch cảm xúc: sự việc phong phú hấp dẫn, KQ nhưng làm người đọc khó theo dõi, có thể trùng lặp.

* Ghi nhớ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm