Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 105
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 105: Câu trần thuật đơn không có từ Là được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
3. Thái độ:- Thấy được sự đa dạng của kiểu câu trần thuật đơn và sử dụng kiểu câu trần thuật đơn không có từ là vào văn nói, viết.
II. Chuẩn bị:
- GV:- Bảng phụ (VD Phần I, II).
- HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Cho VD minh hoạ.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
HĐ1: HD học sinh tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là - GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK - HS đọc ví dụ trên bảng phụ - HS thảo luận nhóm (theo bàn) - GV giao nhiệm vụ: Xác định CN - VN trong 2 ví dụ trên? - Đại diện nhóm trình bày kết quả -> Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét. ? VN của các câu trên có từ là không? ? Các vị ngữ đó do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? ? Chọn từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải? - HS: Phú ông không mừng lắm Chúng tôi không tụ họp ở góc sân ? Qua ví dụ em thấy, câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì? - HS đọc ghi nhớ HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại. - HS đọc ví dụ SGK ? Xác định CN - VN trong các câu trên? - GV gọi HS lên bảng gạch chân các từ - HS: Trả lời ? Trong hai câu trên, câu nào miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm sự vật nêu ở CN? ? Câu nào nêu sự tồn tại, xuất hiện hoặc tiêu biến của sự vật? - HS: Trả lời ? Chọn một trong hai câu điền vào chỗ trống? Giải thích vì sao em chọn như vậy? - HS: Trả lời - HS đọc ghi nhớ HĐ3. Hướng dẫn học sinh luyện tập GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận Xác định CN, VN trong các câu Đại diện nhó trình bày kết quả Nhóm khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. - GV nêu yêu cầu bài tập 2 - HS viết bài - GV gọi 2, 3 em đọc đoạn văn | I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ: 1. Ví dụ: SGK. 2. Nhận xét: a. Phú ông mừng lắm. CN VN b. Chúng tôi tụ họp ở góc sân. CN VN - VN của các câu trên không được kết hợp với từ là. - VN do tính từ và cụm động từ tạo thành - Có thể điền vào VN các từ: Không, chưa. * Ghi nhớ (SGK) II. CÂU MIÊU TẢ VÀ CÂU TỒN TẠI: 1. Ví dụ 1: SGK * Nhận xét: a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con TN CN tiến lại. VN b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé TN VN CN con. - Câu a: Câu miêu tả CN đứng trước VN - Câu b: Câu tồn tại CN đứng sau VN 2. Ví dụ 2: SGK * Nhận xét: - Chọn câu: b vì hai cậu bé con lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước. * Ghi nhớ (SGK) III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Xác định CN - VN: a. Bóng tre/ trùm lên âu yếm làng CN VN bản, xóm thôn.-> Câu miêu tả - Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình, mái chùa cổ kính. -> Câu tồn tại V CN - Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một C VN nền văn hoá lâu đời -> Câu miêu tả b. Bên hàng xóm tôi có cái hang V CN của Dế Choắt .-> Câu tồn tại Dế Choắt/ là tên tôi đã đặt cho nó CN VN một cách chế giễu và trịch thượng thế. -> Câu miêu tả c. Dưới gốc tre tua tủa/ những mầm VN CN măng mọc thẳng. -> Câu tồn tại Măng /trồi lên nhọn hoắt như một CN VN mũi gai khổng lồ xuyên qua luỹ đất mà trỗi dậy. -> Câu miêu t.ả Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh |