Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 88

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 88: Mưa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Nét đặc sắc của bài thơ: Sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
  • Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

2. Kĩ năng:

  • Đọc diễn cảm bài thơ theo thể tự do.
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ có trong bài thơ.
  • Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.

3. Thái độ: - GD HS tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Đọc và nghiên cứu văn bản.
  • HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm. Cảm nhận của em trước tấm gương hi sinh của Lượm?

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung

- HS: Đọc chú thích SGK

? Em hiểu gì về tác giả Trần Đăng Khoa?

- HS trình bày

- GV nhận xét, bố sung.

- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông.

? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?

- HS: Trả lời

- GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.

- GV: Giải thích một số từ khó.

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?

- HS: + P1: Từ đầu “ngọn mùng tơi nhảy múa”: Cảnh vật trước khi mưa.

+ P2 Còn lại: Cảnh vật trong mưa.

HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?

ý mỗi đoạn?

- HS: + Đoạn 1: đầu -> trọc lốc: Cảnh sắp mưa

+ Đoạn 2: Đoạn còn lại: Cảnh trời mưa

? Cảnh trời sắp mưa được tả qua những chi tiết nào?

- HS: Cỏ gà, bụi tre, ông trời, sấm, chớp...

? Nhận xét cách quan sát của tác giả?

- HS: Quan sát tinh tế, cảm nhận bằng mắt, tâm hồn hồn nhiên phù hợp với trẻ thơ

? Hình ảnh con người trong bài thơ là ai?

? Người cha được tả như thế nào?

? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng, tác dụng của nó?

? Bài thơ miêu tả cảnh gì?

? Nhận xét của em về thế giới thiên nhiên trong bài thơ?

? Bài thơ hay nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

- HS đọc ghi nhớ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm: SGK

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

3. Thể thơ: Tự do

4. Bố cục: 2 phần

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Thiên nhiên

- Nhiều hình ảnh thiên nhiên, loài vật với những hành động cụ thể : Phép nhân hoá -> Khí thế mạnh mẽ, dữ dội

2. Hình ảnh con người:

- Người cha đi cày về: đội sấm, chớp, đội mưa-> Tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, to lớn sánh với thiên nhiên.

* Ghi nhớ: SGK Tr 81

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm