Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 27
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 27: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kẻ vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn ngôi kể thích hợp.
Chuẩn bị:
- GV:- Đọc và nghiên cứu bài, bảng phụ.
- HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra.
2. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
HĐ 1: Tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. - GV dẫn dắt để HS hiểu ngôi kể là gì? Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có 2 ngôi kể, ngôi thứ 3 và ngôi thứ 1. - HS đọc đoạn văn 1. ? Người kể gọi nhân vật bằng cách nào? - HS: Trả lời ? Khi dùng ngôi kể như trên thì tác giả có thể làm gì? Khi ấy tác giả ở đâu? ? Như vậy người kể đã dùng ngôi kể nào? - HS: Trả lời ? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra ngôi kể thứ 3. - HS: Dựa vào việc nhật vật gọi tên = tên gọi của chúng. GV chốt: Khi kể chuyện theo ngôi thứ 3 người kể giấu mình đi, nhân vật được gọi bằng tên của chúng. - HS đọc đoạn văn 2. ? Trong đoạn văn này người kể xưng ntn? đó là ngôi kể thứ mấy. - HS: Nhân vật xưng hô tôi là tác giả thay Dế Mèn. ? Kể theo ngôi thứ nhất người kể có thể làm được những điều gì? GV chốt: kể theo ngôi thứ nhất người kể xưng tôi, trực tiếp kể ra những điều mình nghe, trải qua, trực tiếp nêu cảm tưởng ý nghĩ t/c... ? Trong 2 ngôi kể trên ngôi kể nào tự do không hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ kể những gì mình đã biết và trải qua. ? Khi kể chuyện người kể có phải bắt buộc lựa chọn ngôi kể không? ? Mỗi ngôi có ưu nhược điểm gì? GV lưu ý: Ngôi 1 có 2 khả năng người kể là nhân vật hoặc chính tác giả khi sử dụng ngôi kể I vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể. ? Em hãy thay đổi ngôi kể đ1, đoạn 2 và nhận xét? - HS: Trả lời GV chốt: khi kể theo ngôi thứ I người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, trải qua, có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng ý nghĩ của mình. - HS đọc SGK - GV nhấn mạnh lại HĐ 2: Luyện tập - HS: Đọc và nêu yêu cầu. ? Thay đổi ngôi kể I sang ngôi kể III ? Ngôi kể thứ 3 mang lại điều gì mới cho đoạn văn hãy so sánh. ? Thay đổi ngôi kể thứ 3 sang ngôi kể 1.Ngôi kể mới có sắc thái ntn? - HS: Làm, trả lời ? Cây bút thần được kể theo ngôi kể nào? Vì sao? - HS: Trả lời ? Vì sao truyện cổ tích hay được kể theo ngôi thứ 3. Bài 5, 6 làm ở nhà | I. NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ (10’) 1. Các ngôi kể thường gặp trong văn tự sự. a. Ngôi kể thứ 3. * Đoạn văn SGK * Nhận xét - Người kể gọi tên nhân vật = chính tên của nhân vật (vua, thằng bé, hai cha con). - Tác giả (người kể) có thể giấu mình đi như không có mặt. - Người kể dùng ngôi kể thứ 3. b. Ngôi kể thứ I. * Đoạn văn. * Nhận xét - Người kể là Dế Mèn xưng tôi. Người kể theo ngôi thứ 1. - Kể theo ngôi thứ nhất người kể có thể kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ t/c của mình. 2. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. Ngôi kể thứ 3: Người kể được tự do, không hạn chế. Ngôi kể thứ 1: Người kể chỉ kể những gì mình biết và trải qua. - Người kể tự do lựa chọn ngôi kể. + Kể theo ngôi 1: Có điểm mạnh là chủ quan. Điểm yếu là khách quan. + Kể theo ngôi 3: có điểm mạnh là tính KQ còn điểm yếu là tính chủ quan. - Đoạn 2 có thể thay đổi ngôi kể được (từ ngôi số 1 đến ngôi số 3) vì mọi sự cảm nhận vẫn là của Dế Mèn. Đoạn 1 không nên thay đổi ngôi kể vì nếu thay đổi thì phải cấu tạo nào cả đoạn văn, phá vỡ mạch kể ban đầu. ND phải thêm bớt mới phù hợp. 3. Ghi nhớ (SGK) II. LUYỆN TẬP (20’) Bài 1 HS tự làm. Từ Tôi trong đoạn văn được Thay = từ “Mèn” hoặc Dế Mèn. Đoạn văn mới kể = ngôi 3 mang nhiều tính khách quan hơn (đoạn cũ nhiều tính chủ quan hơn) sự việc như là đang xẩy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc. Bài 2: - HS tự làm. + Thay từ Thanh, chàng bằng từ “Tôi” + Ngôi kể 1 tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Bài 3: - Cây bút thần được kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi. Bài 4: - Vì kể theo ngôi thứ 3 thì nó giữ được không khí truyền thuyết, cổ tích hơn. Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truỵên. |