Giáo án bài: Luyện nói về quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả theo CV 5512 (tiếp)
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Luyện nói về quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài văn luyện nói.
2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Thực hành khả năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn miêu tả để luyện nói
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về thể loại văn miêu tả
Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ
Hãy trình bày những gì em quan sát được về một người thân mà em ấn tượng nhất. Cho biết em ấn tượng nhất điểm nào ở người đó?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và thực hiện
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Giờ trước chúng ta đã luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Để các em nói thành thạo, lưu loát và tự tin hơn nữa thì giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành…
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV- HS | Nội dung bài học |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Yêu cầu của tiết luyện nói: * Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu của tiết luyện nói * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả bằng câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gv đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: lắng nghe, thống nhất sản phẩm - GV: Quan sát, lắng nghe và lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm… Tự tin, nói to, rõ ràng, lưu loát 3. Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trình bày kết quả chuẩn bị của mình, các hs khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức - Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin - Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng. - Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của đề. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Bài 1: * Mục tiêu: Hs lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở Nói trước các bạn về đêm trăng ấy * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm * Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập,vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý ? Dựa vào dàn ý, nói trước các bạn về đêm trăng ấy 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - Trao đổi nhóm - Dự kiến sản phẩm: Dàn ý: - Đó là một đêm trăng như thế nào? ở đâu? ( nhận xét) + VD: Một đêm trăng kì diệu. Một đêm trăng mà tất cả đất trời, con người, vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng... - Đêm trăng có gì đặc sắc, tiêu biểu: + Bầu trời, đêm, vầng trăng,ánh sao, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, con người... (quan sát) - Những hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng... VD: + Bầu trời như chiếc lồng bàn xanh khổng lồ úp xuống vạn vật. + Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. + ..... 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Bài 4: * Mục tiêu: Hs lập dàn ý và nói trước lớp về quang cảnh một buổi sáng trên biển * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập * Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi * Yêu cầu sản phẩm: dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn) * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Hs lập dàn ý và nói trước lớp về quang cảnh một buổi sáng trên biển - Lập dàn ý ra nháp - Nói theo dàn ý đã chuẩn bị 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Suy nghĩ, tìm chi tiết cần viết trong bài 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình, các hs khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức Bài 5: * Mục tiêu: Từ truyện cổ tích đã học, hs miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm * Yêu cầu sản phẩm: dàn ý ra vở nháp (không viết thành văn) * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Từ truyện cổ tích đã học, hs miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mình - Lập dàn ý ra nháp - Nói theo dàn ý đã chuẩn bị 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Suy nghĩ, tìm chi tiết cần viết trong bài 3. Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức | I. Yêu cầu của tiết luyện nói: -Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin - Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng. - Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của đề.
II. Luyện nói Bài 3: a, Lập dàn ý cho bài văn: tả một đêm trăng nơi em ở - Đó là một đêm trăng như thế nào? ở đâu? (nhận xét) + VD: Một đêm trăng kì diệu. Một đêm trăng mà tất cả đất trời, con người, vạn vật như đang tắm gội bởi ánh trăng... - Đêm trăng có gì đặc sắc, tiêu biểu: + Bầu trời, đêm, vầng trăng,ánh sao, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, con người... (quan sát) - Những hình ảnh so sánh, liên tưởng, tưởng tượng... VD: +Bầu trời như chiếc lồng bàn xanh khổng lồ úp xuống vạn vật. + Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. + ..... b, Luyện nói:
Bài 4: a, Lập dàn ý cho bài văn: tả quang cảnh một buổi sáng trên biển. - Yêu cầu: Lập dàn ý tả cảnh biển buổi sáng, chú ý một số hình ảnh những liên tưởng, so sánh: + Mặt trời: như quả cầu lửa + Bầu trời: Trong veo, rực lửa phía chân trời + Mặt biển: như tấm lụa mênh mông, bồng bềnh từng lớp sóng. + Bãi cát: Mịn màng, mát rượi + Những con thuyền: Mệt mỏi, uể oải, nằm nghếch đầu lên bãi cát b, Luyện nói:
Bài 5: a, Lập dàn ý cho bài văn: tả hình ảnh một người dũng sĩ trong truyện cổ đã học theo trí tt của mình: -Thạch Sanh: đẹp, dũng cảm, nhân hậu. + Ngoại hình: + Nội tâm: + Hành động tiêu biểu: b, Luyện nói: |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết quan sát để phát hiện những đặc điểm nổi bật cảnh mùa đông.
* Nhiệm vụ:
? Quan sát để phát hiện những điều gây ấn tượng nhất đối với em về cảnh mùa đông. Chia sẻ với bạn bè về ấn tượng đó của em.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Viết một đv ngắn tả cảnh mùa đông
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân
+ Dự kiến sản phẩm:
Đặc điểm nổi bật cảnh mùa đông:
Trời âm u, nhiều mây
Gió lạnh, có thể có mưa phùn
Cây cối rụng lá, trơ cành
Chim chóc bay đi tránh rét. Mọi người mặc quần áo ấm, đội mũ, quàng khăn. Người già, trẻ em ngồi sưởi bên bếp lửa
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Sưu tầm những đoạn văn miêu tả tiêu biểu
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể rõ ràng mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ: - HS tự tin, tác phong tự nhiên trước đông người.
II. Chuẩn bị:
- GV:- Sách tham khảo về văn miêu tả. Sưu tầm một số tranh ảnh về cảnh biển buổi sớm, cảnh đêm trăng, cảnh mùa thu.
- HS:- Mỗi tổ chuẩn bị một đề: Lập dàn ý ra nháp. Trao đổi trước trong tổ. Cử một học sinh đại diện cho tổ trình bày trước lớp.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Ngoài năng lực quan sát, người viết văn miêu tả cần có năng lực gì nữa?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
- HS (Tổ 3) miêu tả theo gợi ý trong SGK: + Mặt trời + Bầu trời + Mặt biển + Sóng biển + bãi cát + Những con thuyền … - GV đọc “Hừng đông mặt biển” (Trang 45 sách văn miêu tả) “Biển đẹp” (Trang 91) - Học sinh được quan sát bức tranh vẽ về đề tài mùa thu (Dựa theo bài Thu Điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến) - GV: Bức tranh vẽ cảnh gì? (Mùa nào? ở đâu?) ? Hình ảnh nào giúp con nhận ra điều đó? (ao, cây, lá, bầu trời, không khí...) ? Tìm những hình ảnh so sánh, liên tưởng hợp lý để miêu tả bức tranh thu. - HS (Tổ 4): chuẩn bị 7- 10 phút. Đại diện của tổ lên trình bày. - GV: đọc bài “Thu Điếu” để minh hoạ thêm. | 3. Miêu tả cảnh bình minh trên biển: - Mặt trời như lòng đỏ quả trứng gà. - Bầu trời như chiếc đĩa bạc. - Mặt biển đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. - Bãi cát phẳng lặng như một chiếc khăn kim tuyến khổng lồ vắt ngang bờ biển. 4. Miêu tả cảnh mùa thu (theo tranh vẽ): - Bức tranh vẽ cảnh mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Mặt nước trong veo như tấm gương phản chiếu sắc trời xanh biếc. - Bầu trời trong xanh, cao vời vợi kiêu hãnh trong chiếc áo choàng màu ngọc bích trang điểm những đốm hoa mây trắng. - Ngõ trúc như những chú rắn lục uốn mình quanh thôn xóm. - Lá vàng chao theo chiều gió như những chiếc thuyền nhỏ ngoài biển khơi xa xôi chập chờn thu sóng nước. - Không gian đều hiu quạnh, vắng, man mác buồn. |
-------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài Giáo án bài: Luyện nói về quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.