Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 46

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 46: Ôn tập truyện dân gian được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nhận biết nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian

3. Thái độ: GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.
  • HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Truyện cổ tích có những đặc điểm gì tiêu biểu?

2. Các hoạt động dạy học:

* GV giới thiệu bài:

Hoạt động của thầy- trò

Nội dung

1: Hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn và truyện cười.

- GV cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm bàn (Thời gian: 7')

- GV giao nhiệm vụ:

+ Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?

+ Dãy 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười?

- HS: Các nhóm thảo luận-> Đại diện các nhóm trình bày-> Nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.

? Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó bằng các câu chuyện đã học?

HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập

- GV nêu yêu cầu: Kể một số truyện dân gian đã học. Kể giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể chuyện sáng tạo.

- GV cho học sinh kể trước nhóm

- GV gọi một vài em kể trước lớp.

- GV cho học sinh sắm vai nhân vật trong hai truyện cười đã học để trình bày trước tập thể lớp

- HS: Đại diện mỗi tổ cử một nhóm bạn thể hiện lớp kịch ngắn ấy.

? Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện dân gian đã học?

III. SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỚI CỔ TÍCH, NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN CƯỜI.

* Truyền thuyết và cổ tích:

a. Giống nhau.

- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

- Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường.

b. Khác nhau:

- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực.

- Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực

* Truyện ngụ ngôn và truyện cười:

a. Giống nhau:

- Thường gây cười.

b. Khác nhau.

- Truyện cười: để gây cười, mua vui phê phán châm biếm.

- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó.

IV. LUYỆN TẬP.

1. Kể lại một số truyện dân gian đã học.

2. Thể hiện một lớp kịch ngắn:

- Treo biển

- Lợn cưới áo mới

3. Vẽ tranh minh họa truyện dân gian đã học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm