Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 96

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 96: Cây tre Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - Một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.
  • Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.

2. Kĩ năng:

  • Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
  • Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
  • Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.

3. Thái độ:-Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Một số câu thơ, tục ngữ, ca dao về cây tre.
  • HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:- Kết hợp trong giờ?

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung

- HS: Đọc chú thích * SGK

? Em hiểu gì về tác giả Thép Mới?

- HS trình bày

- GV nhận xét, bố sung.

- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông.

? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?

- HS: Trả lời

- GV kiểm tra chú thích 2, 4, 10, 11.

? Em hãy nêu đại ý của bài?

- HS: Tre là bạn thân của nhân dân, tre có mặt ở khắp nơi, giúp ích cho con người trong lao động, chiến đấu

? Em hãy tìm bố cục của bài?

(Đ1 : ...như người: Tre có mặt khắp nơi và có phẩm chất đáng quý

Đ2 : ...chung thuỷ: Tre gắn bó với người trong lao động

Đ3 ... chiến đấu: Tre sát cánh với người trong chiến đấu

Đ4: Còn lại: Tre là bạn của người trong hiện tại và tương lai)

HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản.

- HS đọc lại đoạn 1 sgk

? Tác giả ca ngợi vẻ đep và phẩm chất gì của tre?

? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả trong đoạn văn trên?

- HS: Dùng nhiều tính từ

? Ngoài sử dụng nhiều tính từ, tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? tác dụng?

? Biện pháp nghệ thuật nhân hoá

? Em có biết bài thơ nào cũng nói về cây tre Việt Nam?

- GV đọc một đoạn thơ trong bài "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy.

? Các phần sau của bài văn tác giả còn kể tiếp những phẩm chất nào của tre?

- HS: Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp…tre giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm

? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để ca ngợi phẩm chất của tre?

? Cây tre gắn bó với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam ở những việc gì?

? Tìm các chi tiết, hình ảnh tre gắn bó với người dân Việt Nam trong lao động, sản xuất?

- HS: Thấp thoáng mái chùa cổ kính; Tre là cánh tay của người nông dân; Từ thuở lọt lòng… xuôi tay: tre chung thuỷ…

? Tác giả sử dụng biện biện pháp nghệ thuật gì?

- HS: Nghệ thuật nhân hoá, biện pháp so sánh, liệt kê

? Trong chiến đấu, tre gắn bó với người ntn? - Tác giả sử dụng từ loại gì?

? Biện pháp nghệ thuật? Tác dụng?

? Qua đó em đánh giá gì về cây tre cũng như con người Việt Nam?

- GV: Đọc một số câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nói về cây tre Việt Nam

+ Tiện đây anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

+ Tre già măng mọc

+ Làng tôi xanh bóng tre

Từng tiếng chuông ban chiều

Tiếng chuông nhà thờ rung)

HĐ3: HD HS tổng kết.

? Theo các em, bài văn đơn thuần là miêu tả vẻ đẹp của cây tre hay còn ý nghĩa nào khác?

- HS: Ca ngợi con người.

- GV: Đọc bài thơ “Tre Việt Nam” để học sinh hiểu rõ hơn về phẩm chất cây tre cũng như phẩm chất con người Việt Nam.

? Tóm lại, qua bài này em hiểu gì về cây tre Việt Nam?

- HS: Tre là bạn thân của con người, tre có nhiều phẩm chất đáng quý. Tre là biểu tượng cho con người Việt Nam, tâm hồn Việt Nam.

? Em nhận xét gì về tác giả?

- HS: Là người có hiểu biết sâu sắc về cây tre. Có tình yêu sâu sắc với cây tre.Tự hào về cây tre, về con người Việt Nam.

? Em học tập được gì từ cách viết văn của tác giả?

- HS: sử dụng phép nhân hoá, so sánh hay, độc đáo. Chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng. Lời văn giàu cảm xúc nhịp điệu.

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm: SGK

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

3. Bố cục: 4 phần

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Phẩm chất của cây tre:

- Vẻ đẹp: măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu xanh nhũn nhặn,…

- Phẩm chất: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người, thẳng thắn, bất khuất,giàu đức hi sinh, anh hùng lao động à anh hùng chiến đấu

-> Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá, tính từ miêu tả để thấy tre có những phẩm chất cao quý như con người Việt Nam.

2. Cây tre - bạn thân của nhân dân Việt Nam

* Trong lao động sản xuất

- Tre bao bọc xóm làng

- Dưới bóng tre: dựng nhà, sinh sống

- Giúp nông dân trong sản xuất

- Gắn bó với mọi lứa tuổi

* Trong chiến đấu:

- Tre bất khất

- Tre: chống lại, xung phong, giữ, hi sinh -> Tre anh hùng -> động từ, nhân hoá

=> Tre gắn bó lâu đời, giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cây tre là biểu tượng cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

III. TỔNG KẾT:

1. Nội dung:

2. Nghệ thuật:

* Ghi nhớ: SGK /100

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm