Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Quỳnh Trâm Hỏi Chung

Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác trong giai đoạn hiện nay

Bài thu hoạch Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

5
5 Câu trả lời
  • Captain
    Captain

    Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và Tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thoái có “tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng.

    Con người toàn diện là con người phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu và thể chất lành mạnh. Đó là con người đủ đức và tài để lập thân, lập nghiệp, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Tùy vào hoàn cảnh và diều kiện học tập công tác cá nhân để xác định và xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện. Học tập và rèn luyện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

    Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay nổi cộm nhiều vấn đề đáng lo ngại: Một bộ phận chạy theo lối sống cá nhân thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài... Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần đổi mới và toàn diện.

    Điều quan trọng nhất là cần xác định một số nguyên tắc chủ yếu, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cụ thể. Nói khái quát, đó là những nguyên tắc của đạo đức cách mạng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: Rèn luyện đạo đức là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo dục đạo đức bằng nêu gương sáng; xây dựng đạo đức cách mạng, đồng thời đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện của tư tưởng, đạo đức cũ không còn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí". Người viết về nguyên tắc kế thừa và đổi mới khi xây dựng một nền đạo đức mới: "Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng đạo đức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".

    “Người cách mạng chúng ta nếu không tu dưỡng thì cũng có phen có cái đuôi ấy, dù nhỏ sẽ có ngày gây hậu quả khôn lường”…

    Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu không chịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra; vì không ai trên đời này chỉ cần học một lần là xong xuôi hết cả. Mặt khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa"" cũng sẽ được mọc dần lên, vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu.

    Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn giấu bên trong con người, thậm chí đội lốt ngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội xâm"", là kẻ thù bên trong nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hằng ngày.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 27/06/22
    • Người Dơi
      Người Dơi

      Tư tưởng của Người “đã tỏa ra một nền văn hóa của tương lai” và trở thành biểu tượng của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng.

      Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa con người, cuộc đời và sự nghiệp. Bảy mươi chín mùa xuân của Bác chúng ta tuy chưa thống kê hết được những công lao và cốt cách của Người, nhưng những cái gì Bác để lại là hết sức vĩ đại và cảm phục. Chẳng hạn, Bác đọc thông, viết thạo 29 ngoại ngữ. Đặc biệt, quảng thời gian cuối cùng, đang nằm trên giường bệnh, Bác học ngoại ngữ thứ 29 (tiếng Tây Ban Nha). Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Hồ Chí Minh cao mà không sang, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu mà cảm thấy như thân thiết từ lâu”.

      Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Từ Hồ Chí Minh nền đạo đức Việt Nam mang bản chất mới, được Hồ Chí Minh gọi là đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện với các tầng lớp, trong mọi phạm vi, trong cả 3 mối quan hệ của con người: Với mình, với người, với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên.

      Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển, song sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn đan xen nhau. Vì thế, chúng ta cần phải nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo đạo đức, phong cách của Bác để nâng cao năng lực lãnh đạo, trọng trách và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, trong đó phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của Đảng để "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" như Bác đã nói. Nhất là trong giai đoạn đất nước ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, toàn cầu hóa... thì tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh thực sự là điểm tựa không thể thiếu.

      Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là: Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của Nhân dân, kính trọng Nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:

      "...

      Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

      Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

      Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

      Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

      Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

      Cho hôm nay và cho mai sau...

      Bác sống như trời đất của ta

      Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

      Tự do cho mỗi đời nô lệ

      Sữa để em thơ, lụa tặng già

      ...

      Bác để tình thương cho chúng con

      Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

      Mong manh áo vải hồn muôn trượng

      Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

      ..."

      Nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị 05-CT/W là đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập là để hiểu thật rõ, thật đúng những gì Bác Hồ đã nói và đã làm về đạo đức, cũng là để noi gương Người mà thực hành trong cuộc sống. Làm theo là noi gương Hồ Chí Minh nhưng phải nắm vững tinh thần cơ bản những lời dạy của Bác về đạo đức để vận dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể hiện nay. Trước hết là hiểu đúng và vận dụng đúng các phẩm chất của đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

      Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là: Trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, nền văn hoá, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước. Luôn luôn tôn trọng phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Có ý chí vươn lên vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu chính đáng. Giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Mỗi người phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi.

      Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của Nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức... Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, thu vén quyền lợi cá nhân… Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không giấu giếm khuyết điểm; không chạy chức, chạy quyền… Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.

      Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó mật thiết với Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ mỗi cán bộ, đảng viên phải: Đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Tất cả vì Nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chế độ thực hành dân chủ trong các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Bác đã khẳng định: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Mỗi cơ quan, đơn vị cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong vấn đề thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị mình. Đặc biệt là những nội dung liên quan tới quản lý tài chính, tài sản, thi đua, khen thưởng, chính sách cán bộ…, phải được tập thể cán bộ, công chức, viên chức thảo luận và thông qua. Cơ quan, đơn vị thông qua các cấp công đoàn cơ sở tổ chức quán triệt ý nghĩa, nội dung quy chế dân chủ nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tuyên dương các gương điển hình tiêu biểu trong thực hiện phát huy dân chủ. Để có dân chủ rộng rãi, việc đầu tiên là phải quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là căn nguyên dẫn đến suy thoái... Quy chế dân chủ theo Pháp lệnh, Nghị định nhằm đảm bảo Nhân dân được bàn bạc, thảo luận và quyết định mọi công việc của địa phương, cơ sở, từ những công việc nhỏ, cụ thể đến những vấn đề lớn như xây dựng đường lối, hệ thống pháp luật. Bác rất coi trọng phê bình và tự phê bình. Người dạy cán bộ, đảng viên và mỗi chúng ta: Không sợ khuyết điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng.

      Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Học tập Bác, chúng ta phải: Tích cực thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới. Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước, mở rộng hợp tác cùng có lợi. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu tinh hoa của nhân loại.

      Thiết thực kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2020), mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; mỗi cơ quan, đơn vị cần gương mẫu tự liên hệ để học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách cụ thể, hiệu quả, áp dụng cho từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

      "Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

      Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

      Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn".

      (Tố Hữu)

      Trả lời hay
      1 Trả lời 27/06/22
      • Bảnh
        Bảnh

        mình đang làm bài thu hoạch, xin cảm ơn nhiều

        Trả lời hay
        1 Trả lời 27/06/22
        • Ỉn
          Ỉn

          rất hay nhá

          0 Trả lời 27/06/22
          • Cậu Ấm
            Cậu Ấm

            bổ ích

            0 Trả lời 27/06/22

            Hỏi Chung

            Xem thêm