Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
nam anh tieu

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật Huỳnh Công Nhẫn

3
3 Câu trả lời
  • Điện hạ
    Điện hạ

    Có rất nhiều giai thoại về ông Huỳnh Công Nhẫn ở vùng đất Lái Thiêu xưa. Không rõ năm sinh, năm mất, không biết quê quán ông ở đâu, chỉ biết đoàn của ông theo đường biển đến lập nghiệp ở vùng tả ngạn con sông, sau này có tên là sông Sài Gòn. Ngày xưa, vùng Lái Thiêu lắm kênh rạch, nhiều rừng rậm như thơ ca dân gian đã ghi nhận “Muỗi kêu như sáo thổi”, “Đỉa lềnh như bánh canh”, “Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um”. Nhưng họ đã vượt lên mọi thử thách, đoàn kết nhau lại cùng khai hoang, lập làng từ Bưng Bố đến ngã tư Bình Phước hiện nay. Khai hoang đến đâu ông đã giao hết đất cho dân canh tác. Chẳng những thế, ông còn là người có võ nghệ cao cường đã giúp dân chống hùm beo thú dữ. Hồi ấy, trong cảnh đất rộng người thưa rừng rậm. Ông đã hướng dẫn cho mọi người nhổ một miếng nước bọt vào lòng bàn tay mình rồi nắm chặt lại thì khi đi lại ban đêm hay đi vào rừng rậm sẽ được tĩnh tâm. Tuy chưa có lý giải thuyết phục, nhưng họ tự tin với chất nội sinh của mình có thể làm ta yên lòng nên ai ai cũng răm rắp làm theo. Ông còn hướng dẫn cho bà con cách sử dụng lửa và giữ lửa. Vì ở vùng đất mới, người còn thưa thớt, lửa chẳng những là nhu cầu để sống “bắt con cá lóc nướng trui” mà còn là phương tiện dùng sưởi ấm, xua đuổi bóng tối, thú dữ. Ban đêm nhà nào cũng đốt lửa trong nhà. Ra đường phải cầm đuốc để đuổi cọp. Mỗi nhà có sắm các dụng cụ: thùng, phèng la, mõ... để đồng loạt nổi lên cùng với tiếng hò hét, khi có cọp quấy nhiễu. Mỗi người thủ sẵn một cây tầm vông vạt nhọn. Khi ra đường vác chổng lên để đề phòng cọp vồ. Khi gặp cọp, ta liền ngồi xuống chổng đầu nhọn gậy lên. Vì, cọp tuy hung dữ nhưng rất sợ cây nhọn đâm thủng ruột, lòi mất. Hồi ấy, vùng Bàu Lòng cũng thường sang Lái Thiêu mời ông về đuổi cọp. Nhiều người đến vùng đất mới chưa thích nghi với khí hậu nhất là thường bị muỗi mòng đốt sinh ra lắm bệnh tật nhất là bệnh sốt rét. Ông đã hướng dẫn cho bà con dùng cây lá quanh ta để chữa bệnh. Vườn nhà nào cũng trồng nhiều sả, gừng, cam quýt để không rắn rết độc xâm nhập, dùng lá nấu xông cảm, nước lá sả chữa bệnh tiêu chảy. Người nào cũng biết nhận dạng các loại cây mọc quanh vườn như cây vòi voi, cây chó đẻ, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, dây cam thảo nam, lá trầu không... để tự chữa bệnh thông thường cho mình và gia đình. Vườn nhà nào cũng trồng 4 loại cây: “tía tô, dấp cá, rau má, mã đề” để vừa làm rau canh và dùng làm thuốc chữa cảm cúm, giải nhiệt, nhuận trường. Vì có công đức với dân như thế nên nhân dân vùng Lái Thiêu hồi đó đã phong tặng ông Huỳnh Công Nhẫn là vị thần “Thành hoàng bổn cảnh”. Ở chùa Thiên Phước còn hiện hữu ngôi mộ, bàn thờ Huỳnh Công. Tại đình thờ ấp Phú Hộicó hương án thờ Huỳnh Công. Hàng năm cứ vào ngày 16-2 và 12-8 âm lịch tại miếu Bình Hòa, đình Phú Hội và chùa Thiên Phước nhân dân mở hội linh đình giỗ Huỳnh Công để tỏ lòng tri ân vị thần thành hoàng có công khai phá vùng đất Lái Thiêu xưa.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 14:23 16/06
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      hi thanks

      Trả lời hay
      1 Trả lời 14:35 16/06
      • Đinh Đinh
        Đinh Đinh

        Ông Huỳnh Công Nhẫn cùng đoàn của mình theo đường biển đến lập nghiệp ở vùng tả ngạn con sông Sài Gòn ngày nay. Lúc đầu họ dừng chân ở ven suối, sau này có địa danh suối Bưng Bố, thuộc hai làng Bình Đức và Bình Đáng, tổng Bình Chánh, phủ Phước Long, dinh Trấn Biên. Năm 1927, hai làng Bình Đức và Bình Đáng sáp nhập lại thành xã Bình Hòa, thuộc huyện Lái Thiêu. Ngày xưa, vùng Lái Thiêu lắm kênh rạch, nhiều rừng rậm nhưng họ đã vượt lên mọi thử thách, đoàn kết nhau lại cùng khai hoang, lập làng từ Bưng Bố đến ngã tư Bình Phước hiện nay. Khai hoang đến đâu ông đã giao hết đất cho dân canh tác, ông không có một tấc đất cắm dùi nào. Chẳng những thế, ông còn là người có võ nghệ cao cường đã giúp dân chống hùm beo thú dữ. Nhiều người đến vùng đất mới chưa thích nghi với khí hậu, mắc phải lắm bệnh tật nhất là bệnh sốt rét, được ông Huỳnh Công Nhẫn Ông đã hướng dẫn cho bà con dùng cây lá quanh ta để chữa bệnh. Nhờ có công đức với dân như thế nên nhân dân vùng Lái Thiêu hồi đó đã phong tặng ông Huỳnh Công Nhẫn là vị thần “Thành hoàng bổn cảnh”. Ở chùa Thiên Phước có ngôi mộ, bàn thờ Huỳnh Công. Hàng năm cứ vào ngày 16-2 và 12-8 âm lịch tại miếu Bình Hòa, đình Phú Hội và chùa Thiên Phước nhân dân mở hội linh đình giỗ Huỳnh Công để tỏ lòng tri ân.

        0 Trả lời 14:35 16/06

        Hỏi bài

        Xem thêm