Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu
Văn mẫu lớp 10: Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Phân tích hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu
Dàn ý chi tiết: Hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu
1./ Mở nài
Giới thiệu về truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy": Mị Châu - Trọng Thủy, một mối tình đẹp nhưng nhiều oan trái, tình nghĩa vợ chồng son sắt thủy chung nhưng thiếu sáng suốt, vợ vì tin tưởng chồng mà quên đi nghĩa vụ đối với dân tộc còn chồng thì vì nghĩa trung thần với cha và đất nước mình mà lợi dụng lòng tin của vợ
2/ Thân bài
- Khái quát nội dung truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy": Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" là một trong những cách giải thích về quá trình vua An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa và nguyên nhân dẫn đến mất nước Âu Lạc
- Nhận định chi tiết Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần: Hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu là một thái độ đáng phê phán, đó là sự mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin, quá coi trọng tình cảm cá nhân mà thiếu đi sự suy xét sáng suốt
- Nêu ý kiến về hành động của Mị Châu: Trên cương vị người vợ, Mị Châu tin tưởng và nghe theo lời chồng là đúng nhưng cái sai ở đây là nàng đã nghe lời một cách mù quáng, nàng thuận theo tình cảm vợ chồng nhưng lại không nghĩ đến nghĩa vụ với đất nước.
3/ Kết bài
Bài học rút ra từ nhân vật Mị Châu: Đây chính là bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ chung - riêng mà nhân dân ta muốn gửi gắm đến mọi thế hệ mai sau.
Hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu
Mị Châu - Trọng Thủy, một mối tình đẹp nhưng nhiều oan trái, tình nghĩa vợ chồng son sắt thủy chung nhưng thiếu sáng suốt, vợ vì tin tưởng chồng mà quên đi nghĩa vụ đối với dân tộc còn chồng thì vì nghĩa trung thần với cha và đất nước mình mà lợi dụng lòng tin của vợ. Bất cứ sai lầm nào cũng phải trả giá, và cái giá mà Mị Châu phải trả của hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần là một giá đắt, cả dân tộc ta cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ sai lầm đó của Mị Châu.
Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" là một trong những cách giải thích về quá trình vua An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa và nguyên nhân dẫn đến mất nước Âu Lạc. Nhiều lần xây thành bị đổ, may mắn nhờ có thần Kim Quy nên vua An Dương Vương mới xây được thành, sau ba năm giúp vua, trước khi trở về biển cả thần Kim Quy còn tặng cho vua chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần trong tay nên quân của An Dương Vương đánh thắng Triệu Đà, tuy nhiên sau đó vua mắc bẫy Triệu Đà, cho con gái là Mị Châu kết hôn cùng con trai Triệu Đà là Trọng Thủy, còn để cho ở rể. Làm theo âm mưu của cha, Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi lén lấy trộm đem về cho cha, sau khi lấy được nỏ thần Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc, vua An Dương Vương chủ quan, đến khi biết mất nỏ thần đành bỏ chạy cùng con gái. Sau khi biết tội của con gái, chính tay vua An Dương Vương đã giết Mị Châu để trả thù cho đất nước.
Có thể nói, hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu là một thái độ đáng phê phán, đó là sự mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin, quá coi trọng tình cảm cá nhân mà thiếu đi sự suy xét sáng suốt. Trên cương vị người vợ, Mị Châu tin tưởng và nghe theo lời chồng là đúng nhưng cái sai ở đây là nàng đã nghe lời một cách mù quáng, thuận theo tình cảm vợ chồng nhưng lại không nghĩ đến nghĩa vụ với đất nước. Bởi trên cương vị của một người con, người dân của u Lạc, hành động của nàng đã phản bội lại cha và đất nước của mình. Nỏ thần là bí mật quốc gia, vậy mà nàng lại lén lấy cho con của kẻ thù xem, việc nàng tiết lộ cho người khác bất kể đó là ai cũng chính là phản bội quốc gia, dân tộc. Dẫu biết tình cảm mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu là thật lòng, tình nghĩa vợ chồng son sắt nhưng chính chàng cũng vì sự nghiệp của quốc gia, dân tộc mà phản bội lại người vợ của mình. Xét cho cùng, hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu hoàn toàn làm theo cảm tính, không chứa đựng dã tâm bán nước, hại cha, hại dân.
Trong hoàn cảnh ấy, ta chỉ biết trách lý trí của nàng không chiến thắng được con tim, nàng quá coi trọng tình nghĩa vợ chồng, quá tin tưởng vào tình yêu của chồng dành cho mình mà quên đi mối thù năm xưa của hai dân tộc, không nghĩ được rằng hành động của mình ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh đất nước. Chính sự nhẹ dạ cả tin và tình yêu mù quáng của Mị Châu đã vô tình tiếp tay cho Triệu Đà thực hiện được âm mưu cướp nước. Tuy nhiên xét đi thì phải xét lại, nói về sự chủ quan thì chính An Dương Vương là người chủ quan đầu tiên, vua đã chủ quan khi gả con gái cho giặc mà không lường trước được âm mưu phục thù của Triệu Đà, hơn thế lại chủ quan trong tay có nỏ thần mà không chú trọng vào quân sự, đến khi giặc đánh mất nỏ thần cũng chỉ biết trốn chạy. Như vậy, chính Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị, bị kẻ gian lợi dụng để rồi phải mang trọng tội không thể tha thứ.
Mị Châu chết hóa thành những hạt ngọc trai là chi tiết chứa đựng tinh thần nhân văn cao đẹp của nhân dân ta, phần cũng là vì tấm lòng trong trắng, trung thành của nàng nhưng cái chết là không thể tránh khỏi. Đây chính là bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ chung - riêng mà nhân dân ta muốn gửi gắm đến mọi thế hệ mai sau.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: