Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải thích vì sao lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên chậm? Nước ta đã chọn những giải pháp nào để ứng phó với tình hình lũ lụt?

Giải thích vì sao lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên chậm? Nước ta đã chọn những giải pháp nào để ứng phó với tình hình lũ lụt? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Vì sao lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên chậm? Nước ta đã chọn những giải pháp nào để ứng phó với tình hình lũ lụt?

Câu hỏi : Giải thích vì sao lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên chậm? Nước ta đã chọn những giải pháp nào để ứng phó với tình hình lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long? Vì sao?

Lời giải

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn trên Trái Đất, bắt nguồn từ vùng núi cao Thanh Hải (Trung Quốc), qua các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia trước khi đi vào Việt Nam. Sông Mê Kông nhiều nước vào các tháng mưa nhiều 7, 8, 9 và lũ đến Việt Nam vào khoảng tháng 8, 9.

a) Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên chậm là do:

– Sông chảy qua vùng địa hình bằng phẳng, nhiều vùng thấp trũng làm cho lòng sông rộng và nông, nhiều nơi lũ chảy tràn tốc độ dòng chảy chậm.

– Sông có nhiều đảo, cù lao, thảm thực vật phát triển mạnh, nhiều nơi người dân làm nhà nổi, nuôi cá bè trên sông,… làm cản trở dòng chảy.

– Sông có nhiều chi lưu, hồ điều tiết và thoát lũ:

+ Từ Phnôm Pênh sông chia thành 3 chi lưu: ở phía trên, sông Mê Kông hợp với sông Tonle Sap đưa nước vào Biển Hồ (Hồ Tonle Sap). Biển Hồ giúp điều tiết nước lũ ở sông Mê Kông.

+ Hai chi lưu còn lại chảy theo hai nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là sông Hậu) và bên trái là sông Mê Kông (sang Việt Nam gọi là sông Tiền). Sông Tiền đổ ra Biển Đông qua 6 cửa, sông Hậu đổ ra Biển Đông qua 3 cửa.

+ Có nhiều kênh thoát lũ từ sông Hậu ra biển Tây (vịnh Thái Lan) như kênh Vĩnh Tế, Phụng Hiệp, Rạch sỏi.

b) Giải pháp

Giải pháp cho vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long chính là “Sống chung với lũ ” vì giải pháp này phù hợp với điều kiện môi trường, cuộc sống của bà con nơi đây. “Sống chung với lũ” là giải pháp khai thác, phát huy được những giá trị do lũ mang lại, đồng thời có những biện pháp thích hợp đối với sản xuất và sinh hoạt của bà con nơi đây.

– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng còn non trẻ, nhiều vùng thấp trũng chưa bồi đắp xong, độ cao trung bình so với mực nước biển còn thấp và đồng bằng đang trong quá trình hoàn thiện.

– Mỗi năm sông Mê Kông chuyển vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 150 triệu tấn phù sa, góp phần bồi đắp các vùng thấp, trũng nâng cao đồng bằng và làm tăng độ phì cho đất. Mùa lũ cũng là mùa khai thác, nuôi trồng thủy sản trên sông Mê Kông mang lại hiệu quả cao, phù hợp với tập quán sinh hoạt của bà con nơi đây.

– Để thích ứng với cuộc sống và sản xuất trong mùa lũ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã chủ động thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng để thu hoạch sớm, chủ động đón lũ về.

– Tiếp tục có những biện pháp thoát lũ nhanh như khai thông dòng chảy, xây dựng các kênh thoát lũ.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích vì sao lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên chậm? Nước ta đã chọn những giải pháp nào để ứng phó với tình hình lũ lụt? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 98
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hươu Con
    Hươu Con

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 07/02/23
    • Su kem
      Su kem

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/02/23
      • Song Tử
        Song Tử

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 07/02/23

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm