Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Hãy trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ

Câu hỏi: Dựa vào hình 23.1, hình 23.2 hãy trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ. Phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.

Ôn tập địa lý 10

Ôn tập địa lý 10

Trả lời

* Cách phân loại nguồn lực:

Dựa vào nguồn gốc

+ Vị trí địa lí: Tự nhiên; kinh tế, chính trị, giao thông

+ Tự nhiên: Địa hình, khí hậu, nước, biển, sinh vật và khoáng sản

+ Kinh tế - xã hội: Dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, giá trị lịch sử - văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

+ Nguồn lực trong nước: gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,…

+ Nguồn lực ngoài nước: gồm thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế, thị trường,… từ bên ngoài.

* Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

+ Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển. Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Nguồn lực tự nhiên: cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất, sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, … Nguồn lực tự nhiên tạo lợi thế để phát triển kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, là cơ sở lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

+ Nguồn lực trong nước: vai trò quan trọng, tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế mỗi quốc gia.

+ Nguồn lực ngoài nước: vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Ví dụ: Nhật Bản đã tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài: chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế, … để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Tìm hiểu Nguồn lực là gì? Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

Nguồn lực là gì?

Nguồn lực là nội lực đến từ bên trong của nước ta, nó có thể là vị trí địa lý, có thể là tài nguyên thiên nhiên, có thể là hệ thống tài sản quốc gia, có thể là nguồn lực con người, có thể là đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vốn và thị trường hàng hóa, thị trường lao động,.. Được khai thác và đưa vào sử dụng với mục đích để phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thì được gọi là nguồn lực.

Nguồn lực là những thứ có sẵn và có thể vào những nguồn lực đó làm lực đẩy và tiền đề để phát triển kinh tế của một vùng đất nước và phát triển nền kinh tế chung trong cả nước.

Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

Đã gọi là nguồn lực thì chắc chắn nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội của một quốc gia và cụ thể như sau:

+ Vị trí của một quốc gia cũng tạo ra thuận lợi và khó khăn cho đất nước hay địa phương đó trong việc trao đổi và tiếp cận các nền kinh tế phát triển và chuyển giao công nghệ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do địa hình ảnh hưởng. Nguồn lực về vị trí địa lý rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của vùng và việc tiếp cận với các thông tin một cách nhanh chóng nhất để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Các nguồn lực tự nhiên của địa phương và quốc gia chính là thế mạnh của quốc gia đó để lấy đó làm tiền đề cho sự phát triển sản xuất và phục vụ trực tiếp cho con người và đời sống sản xuất của con người. Thông qua các tài nguyên thiên nhiên của địa phương làm lực đẩy để phát triển cho nền kinh tế chung của địa phương đó và hướng đến là phát triển kinh tế của một quốc gia.

+ Với các nguồn lực về kinh tế - xã hội nhất là nguồn lực về con người, nguồn lao động và vốn là hai nguồn lực cực kỳ quan trọng và đóng vai trò then chốt để làm lên sự phát triển của một nền kinh tế phát triển bền vững. Nhà nước, Đảng cần có các chính sách để phát triển nguồn lực con người cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội để phát triển nền kinh tế đi song song với sự phát triển của xã hội hiện nay.

Nguồn lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một đất nước và để phát triển nền kinh tế đi xa hơn và bền vững hơn cần phải kết hợp và phát huy được nội lực trong nước với các nguồn lực từ bên ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế nước ta.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 134
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 09/02/23
    • Anh da đen
      Anh da đen

      👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 09/02/23
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 09/02/23

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm