Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 9

Câu 3 trang 124 sgk Sinh học 9

Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:

- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thê nào?

- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    - Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thê nào?

    - Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?

    - Vì sao cành cáy ở phía dưới lại sớm bị rụng?

    Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hâ'p và kèm khả Iiăng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 24/10/21
    • Bơ

      Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Vì vậy những lá cây ở cành phía dưới nhận được ít ánh sáng hơn các lá của cành cây phía trên.

      Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.

      Tham khảo thêm: Giải bài tập trang 124, 125 SGK Sinh lớp 9: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

      0 Trả lời 24/10/21
      • Nhân Mã
        Nhân Mã

        - Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.

        - Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

        0 Trả lời 24/10/21

        Sinh học

        Xem thêm