Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 9

Bài 2 trang 59 sgk Sinh học 9

NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thể nào?

Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin

3
3 Câu trả lời
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin

    Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ gen (ADN) → mARN:

    A gen liên kết với U(mARN), T gen liên kết với A(mARN); G gen liên kết với X(mARN); X gen liên kết với G(mARN)

    Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan mARN → prôtêin:

    U(mARN) liên kết với A(tARN), A(mARN) liên kết với U(tARN), G(mARN) liên kết với X(tARN), X(mARN) liên kết với G(tARN)

    Tham khảo thêm: Giải bài tập trang 59 SGK Sinh 9: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

    0 Trả lời 16/10/21
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ:

      - Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.

      - mARN sau khi được hình thành rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin, mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp của các axit amin. Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với U, G liên kết với X, đồng thời tương quan cứ 3 nuclêôtit ứng với một axit amin.

      0 Trả lời 16/10/21
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thể nào?

        trả lời:

        Gen (một đoạn ADN) →mARN → Prôtêin

        Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ gen ( ADN) → mARN :

        A gen liên kết với U(mARN) , T gen liên kết với A(mARN); G gen liên kết với X(mARN); X gen liên kết với G(mARN)

        Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan mARN → prôtêin :

        U(mARN) liên kết với A(tARN), A(mARN) liên kết với U(tARN), G(mARN) liên kết với X(tARN), X(mARN) liên kết với G(tARN)

        0 Trả lời 16/10/21

        Sinh học

        Xem thêm