Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hóa 9 chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học

Bài tập hóa 9 chương 3

Bài tập hóa 9 chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học được VnDoc biên soạn tổng hợp các dạng câu hỏi bài tập chương 3 hóa 9, nội dung tài liệu gồm 2 phần: Phần 1 câu hỏi trắc nghiệm, phần 2 câu hỏi tự luận giúp các bạn học sinh rèn luyện, củng cố nâng cao kiến thức. Mời các bạn tham khảo.

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc:

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, 8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Câu 3: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

A. 3B. 5C. 6D. 7

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

A. 3 và 3B. 4 và 3C. 4 và 4D. 3 và 4

Câu 5: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18B. 18 và 8C. 8 và 8D. 18 và 32

Câu 6: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa:

A. 3B. 10C. 20D. 8

Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc

A. Chu kì 3, nhóm IVA

B. Chu kì 3, nhóm VIA

C. Chu kì 4, nhóm IVA

D. Chu kì 4, nhóm IIIA

Câu 8: Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X thuộc nhóm VA

B. M thuộc nhóm IIB

C. A,M thuộc nhóm IIA

D. Q thuộc nhóm IA

Câu 9: Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì

B. A, M thuộc chu kì 3

C. M, Q thuộc chu kì 4

D. Q thuộc chu kì 3

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất l à 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

A. khí hiếm và kim loại

B. kim loại và kim loại

C. kim loại và khí hiếm

D. phi kim và kim loại

Câu 11: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là

A. 3B.5C.6D.7

Câu 12: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là

A.3 và 3B.3 và 4C.4 và 4D.4 và 3

Câu 13: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là

A.8 và 18B.18 và 8C.8 và 8D.18 và 8

Câu 14: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Tìm câu sai trong các câu sau:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Câu 16: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.

D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 17: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:

A. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

C. Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.

D. Nguyên tử khối.

Câu 18: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Mendeleep công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần

A. khối lượng nguyên tử.

B. bán kính nguyên tử.

C. số hiệu nguyên tử.

D. độ âm điện của nguyên tử

Câu 19: Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều :

A. tăng dần

B. giảm dần

C. tăng rồi giảm

D. giảm rồi tăng.

Câu 20: Cho dãy các nguyên tố nhóm VA : N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều

A. tăng dần

B. giảm dần

C. tăng rồi giảm

D. giảm rồi tăng

Câu 21: Những nguyên tố hoá học trong cùng một nhóm A có những tính chất sau :

A. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim tăng dần.

B. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

C. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

D. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 22: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết những thông tin nào sau đây?

A. Số đơn vị điện tích hạt nhân trong nguyên tử của nguyên tố

B. Số electron có trong nguyên tử của nguyên tố

C. Số proton trong nguyên tử

D. Số thứ tự của nguyên tử nguyên tố trong bảng tuần hoàn

E. Tât cả các ý trên

Câu 23: Nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII (VIIA) còn gọi là

A. kim loại kiềmB. kim loại kiềm thổC. halogenD. khí hiếm

Câu 24: Trong các hidroxit sau, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?

A. Be(OH)2B. Ba(OH)2C. Mg(OH)2 D. Ca(OH)2

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Để xem và tài toàn bộ tài liệu Bài tập hóa 9 chương 3 Phi kim Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học mời các bạn ấn link TẢI VỀ 

...............................................................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bài tập hóa 9 chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm