Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Hóa học lớp 8 nâng cao số 1

Bài tập Hóa học nâng cao số 1 lớp 8

Bài tập Hóa học lớp 8 nâng cao số 1 tổng hợp một số bài tập hay và khó môn Hóa lớp 8. Bài tập hóa học lớp 8 nâng cao là tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo nhằm luyện tập và củng cố lại kiến thức.

1. Bài tập nâng cao hóa học 8

Bài 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. Fe2O3 + CO →

2. AgNO3 + Al → Al(NO3)3 + …

3. HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + …

4. C4H10 + O2 → CO2 + H2O

5. NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4.

6. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

7. KOH + Al2(SO4)3 → K2SO4 + Al(OH)3

8. CH4 + O2 + H2O → CO2 + H2

9. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe

10. FexOy + CO → FeO + CO2

Bài 2: Cho hỗn hợp 2 kim loại Na và Fe vào một lượng H2O (lấy dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được 160 gam dung dịch A và một lượng khí phản ứng vừa đủ với 40 (g) bột Đồng (II) oxit (CuO) ở nhiệt độ cao. Tính Nồng độ phần trăm của dung dịch A

Bài 3: Hãy nhận biệt các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học CaO, P2O5, Al2O3 (Viết phương trình phản ứng nếu có)

Bài 4: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

FeS2 + O2 --> SO2 + Fe2O3

FexOy + CO --> FeO + CO2

FexOy + HCl --> FeCl2y/x + H2O

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

Bài 5: Hỗn hợp X chứa a mol CO2, b mol H2 và c mol SO2. Hỏi a, b, c phải có tỉ lệ như thế nào để tỉ khối của X so với khí oxi bằng 1,375.

Bài 6: a. Nung hoàn toàn 15,15gam chất rắn Amthu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% Oxi, 16,75% Nitơ còn lại là Kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức hóa học của A, B

b. Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là mC : mO = 3 : 8

Xác định công thức phân tử của hợp chất khí X (Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức phân tử của X)

Bài 7: Nung không hoàn toàn 24,5 gam KClO3 một thời gian thu được 17,3 gam chất rắn A và khí B. Dẫn toàn bộ khí B vào bình 1 đựng 4,96 gam Phốt pho phản ứng xong dẫn khí còn lại vào bình 2 đựng 0,3 gam Cacbon để đốt.

a. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy

b. Tính số phân tử, khối lượng của các chất trong mỗi bình sau phản ứng?

Bài 8: Biết tổng số các loại hạt proton, electron và nơtron trong nguyên tử R là 28, trong đó số hạt không mang điện là 10. Xác định số proton trong nguyên tử R.

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHy (x, y nguyên dương) trong bình oxi, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Xác định công thức hóa học của chất hữu cơ X. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ X là 44 (gam/mol)

Bài 10: Cho 4,8 gam một kim loại M vào dung dịch chứa 24,5 gam axit sunfuric H2SO4. Biết lượng H2SO4 đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết để phản ứng hết với lượng kim loại M trên. Xác định kim loại M.

Bài 11: Xác định lượng MgSO4.7H2O kết tinh khi làm lạnh 1642 gam dung dịch bão hòa từ 100oC xuống 0oC. Biết độ tan của MgSO4 ở 100oC và 0oC lần lượt là 73,8 g và 20 g.

Bài 12. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M

a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết?

b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không?

c) Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO?

Bài 13. Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc).

a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 14. Cho 25 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ tác dụng với 51 gam dung dịch H2SO4 0,2M (có thể tích 52 ml). Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng?

Bài 15. Có bao nhiêu gam KClO3 tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh 350 gam dung dịch KClO3 bão hòa ở 80°C xuống 20°C. Biết độ tan của KClO3 ở 80°C và 20°C lần lượt là 40 gam/100 gam nước và 8 gam/100 gam nước.

Bài 16. Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:

Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.

Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.

Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?

Bài 17. Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.

a. Tính tỷ lệ a/b.

b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.

2. Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1. 

1. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

2. 3AgNO3 + Al →  Al(NO3)3 + 3Ag

3. 2HCl + CaCO3 →  CaCl2 + H2O + CO2

4. 2C4H10 + 13O2 →  8CO2 + 10H2O

5. 6NaOH + Fe2(SO4)3 →  2Fe(OH)3 + 3Na2SO4.

6. 4FeS2 + 11O2 →  2Fe2O3 + 8 SO2

7. 6KOH + Al2(SO4)3 →  3K2SO4 + 2Al(OH)3

8. 2CH4 + O2 + 2H2O →  2CO2 + 6H2

9. 8Al + 3Fe3O4 →  4Al2O3 +9Fe

10. FexOy + (y-x)CO →  xFeO + (y-x)CO2

Bài 2:

Cho hỗn hợp 2 KL Na và Fe vào H2O dư thì chỉ có Na pư

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

1 <----- 0,5

H2 + CuO ---> Cu + H2O

0,5 <-- 0,5

mNaOH = 1 × 40 = 40 g

=> C% NaOH = mct/ mdd ×100

= 40/160×100 = 25%

Bài 3:

Cho các mẫu thử vào nước dư ta biết được:

Al2O3 không tan

CaO, P2O5 tan tạo dung dịch

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Cho quỳ tím vào 2 dung dịch trên nhận ra:

CaO tác dụng với nước tạo thành Ca(OH)2 làm quỳ tím chuyển thành màu xanh

P2O5 tác dụng với nước tạo thành H3PO4 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

Bài 4:

4FeS2 + 11O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 8SO2 + 2Fe2O3

FexOy +(x -y) CO → xFeO + (x - y) CO2

FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Bài 5:

\begin{array}{l}
\overline M hh = 1,375.32 = 44(g/mol)\\
\frac{{44a + 2b + 64c}}{{a + b + c}} = 44
\end{array}\(\begin{array}{l} \overline M hh = 1,375.32 = 44(g/mol)\\ \frac{{44a + 2b + 64c}}{{a + b + c}} = 44 \end{array}\)

=> 44a + 2b + 64c = 44a + 44b + 44c

=> 2b + 64c = 44b +44c

=> 42b = 20c

=> b:c = 20: 42 = 10: 21

Vì MCO2 = 44 (g/mol)

=> Tỉ khối của X chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ mol của H2 và SO2

=> a:b:c = a: 10: 21

Bài 6:

Gọi công thức của A là KxNyOz (x,y,z là số nguyên dương, tối giản)

Ta có:

\begin{array}{l}
\frac{{39x}}{{45,88\% }} = \frac{{14y}}{{16,47\% }} = \frac{{16z}}{{37,65\% }}\\
 =  > z = 2y = 2x
\end{array}\(\begin{array}{l} \frac{{39x}}{{45,88\% }} = \frac{{14y}}{{16,47\% }} = \frac{{16z}}{{37,65\% }}\\ = > z = 2y = 2x \end{array}\)

Vì B là công thức đơn giản nhất nên ta được:

x = 1, y = 1, z = 2

Bài 7:

nKClO3 = 24.5/122.5 = 0.2 mol

nP= 4.96/31 = 0.16 mol

nC = 3/12 = 0.25 mol

PTHH

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2 (1)

5O2 + 2P \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5 (2)

O2 + C \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2 (3)

Bảo toàn khối lượng ta có

mO2 = mKClO3 - mchất rắn = 24,5 - 17,3 = 7,2 (g)

nO2= 7,2/32 = 0,225 mol

nKClO3 = 2/3.nO2 = 2/3.0,225 = 0.15 mol

mKClO3 pứ = 0,15. 122,5 =18,375 g

%KClO3 = 18.375/24,5.100 = 75%

Bài 8:

Ta có: p + e +n = 28

<=> 2P + nơtron = 28 ( vì p = e) (*)

Theo đề bài ta có: 2P = 10

=> p = 10:2 =5

<=> proton = electron = 5 hạt

Thay 2p = 10 vào phương trình (*) ta được:

10 + n = 28

nơtron = 28 - 10

nơtron = 18

Bài 9:

\begin{array}{l}
{n_{C{O_2}}} = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\\
{n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_{{H_2}O}}}}{{{M_{{H_2}O}}}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4(mol)
\end{array}\(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\\ {n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_{{H_2}O}}}}{{{M_{{H_2}O}}}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4(mol) \end{array}\)

Phương trình phản ứng hóa học.

CxHy + (x + y/4)O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) xCO2 + y/2H2O

Ta có tỉ lệ mol:

\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{x}{{\frac{y}{2}}} = \frac{{0,3}}{{0,4}} = \frac{3}{8} =  > x = 3;y = 8\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{x}{{\frac{y}{2}}} = \frac{{0,3}}{{0,4}} = \frac{3}{8} = > x = 3;y = 8\)

Công thức hóa học của X có dạng C3H8có khối lượng mol bằng:

12.3 + 1.8 = 44 (gam/mol) => Thỏa mãn giá trị đề bài cho.

Công thức hóa học của chất hữu cơ X: C3H8

Bài 10:

Số mol H2SO4 ban đầu bằng:

{n_{{H_2}S{O_4}(bd)}} = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{{M_{{H_2}S{O_4}}}}} = \frac{{24,5}}{{98}} = 0,25(mol)\({n_{{H_2}S{O_4}(bd)}} = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{{M_{{H_2}S{O_4}}}}} = \frac{{24,5}}{{98}} = 0,25(mol)\)

Theo đầu bài, ta có

nH2SO4 bđ = nH2SO4pư - nH2SO4 dư <=> 0,25 = nH2SO4pư + nH2SO4 dư. 25%/100%

=> nH2SO4 pư = 0,2 (mol)

Phương trình phản ứng của kim loại M có hóa trị n với dung dịch H2SO4:

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

\frac{{0,4}}{n} \leftarrow 0,2\(\frac{{0,4}}{n} \leftarrow 0,2\)mol

Khối lượng kim loại M bằng: mM = nM.MM <=> 4,8 = <=> M = 12n

Lập bảng:

n123
M12 (Loại)24 (phù hợp)36 (loại)


Vậy kim loại M là magie (Mg)

Câu 11:

Gọi khối lượng MgSO4 có mặt trong 1642 gam dung dịch bão hòa là x (gam) => khối lượng nước trong dung dịch: mH2O = 1642 - x (g)

Ở 80oC 100 gam H2O hòa tan được 73,8 gam MgSO4.

(1642 - x) gam H2O hòa tan được x gam MgSO4

Rút ra \frac{{1642 -  x}}{{100}} = \frac{{ x}}{{73,8}} =  > 697,2(g);{m_{{H_2}O}} = 1642 -  x = 944,8(g)\(\frac{{1642 - x}}{{100}} = \frac{{ x}}{{73,8}} = > 697,2(g);{m_{{H_2}O}} = 1642 - x = 944,8(g)\)

Đặt số mol của MgSO4.7H2O tách ra là a (mol) => Lượng nước còn lại trong dung dịch sau quá trình kết tinh là: mH2O = 944,8 - 126.a (g).

Ở 20oC 100 gam H2O hòa tan được 20 gam MgSO4.

(944,8 - 126.a) gam H2O hòa tan được y gam MgSO4.

Rút ra \frac{{\left( {944,8{\rm{ }} - {\rm{ }}126.a} \right)}}{{100}} = \frac{{ y}}{{20}} =  > 100y  +  2520a = 18896(1)\(\frac{{\left( {944,8{\rm{ }} - {\rm{ }}126.a} \right)}}{{100}} = \frac{{ y}}{{20}} = > 100y + 2520a = 18896(1)\)

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mMgSO4 = 697,2 = y + 120a => y = 697,2 - 120a (2)

Thay (2) vào (1) ta có: 100 (697,2 - 120a) + 2520a = 18896 => a = 5,36 (mol)

Khối lượng MgSO4.7H2O = 246.a = 1318,85 (gam)

Câu 12.

a. mhh = 37.2 g

37.2/65 < nkl < 37.2/56

<=> 0.418 < nKl < 0.485 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Để kim loại tan hết thì :

nkl = naxit <=> 0.418 < nH2SO4 < 0.485 < 1 mol

=> Hỗn hợp tan hết, axit dư

b. Nếu dùng 1 lượng Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước

=> 0,57.2 < a + b < 0,66.2

<=> 1,14 < a + b < 1,32

lượng H2SO4 vẫn như cũ vẫn là 1 mol

=> hỗn hợp ko tan hết

c.

n CuO = 0,6
n H2 = a + b

H2 + CuO → Cu + H2O

a+b..a+b

=> a + b = 0,6 (**)

Từ (*) và (**) ta có hệ:

65a + 56b = 37,2

a + b = 0,6

Giải ra được:

a = 0,4

b = 0,2

=> m Zn = 26 g

m Fe = 11,2 g

Câu 13.

THH:

CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O (1)

Fe2O3 + 3H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Fe + 3H2O (2)

Số mol H2 là 0,6 mol

Gọi số mol H2 tham gia pư 1 là x mol (0,6>x>0)

Số mol H2 tham gia pư 2 là (0,6−x) mol

Theo PTHH 1:

nCuO = nH2 = x (mol)

Theo PTHH 2:

nFe2O3 = 13nH2 = (0,6−x) : 3 (mol)

Theo bài khối lượng hh là 40g

Ta có pt: 80x + (0,6−x) 160:3 = 40

Giải pt ta được x=0,3

Vậy nCuO = 0,3(mol); nFe2O3 = 0,1(mol)

%mCuO = (0,3.80.100) : 40 = 60%

%mFe2O3 = (0,1.160.100):40 = 40%

Bài 14. 

nNaOH = 0,02006

nH2SO4 = 0,01003

2NaOH + H2SO4  → Na2SO4 + 2H2O

mNaOH = 25.0,04 = 1(g)

⇒ nNaOH =1/40 = 0,025 (mol)

VH2SO4 = 51/1,02 = 50 (ml) = 0,05 (l)

⇒ nH2SO4 = 0,05.0,2 = 0,01 (mol)

Theo đề bài thì NaOH dư 0,26%

⇒ mNaOH(dư) = 0,26%.(25+51) = 0,1976 (g)

⇒ nNaOH(dư) =0,1976/40 = 0,00494 (mol)

⇒ nNaOH(pứ) = 0,025 − 0,00494 = 0,02006 (mol)

⇒ nH2SO4(dư) = 0,05−0,01003 = 0,03997 (mol)

nNa2SO4 = 0,01003 (mol)

⇒mH2SO4(dư) = 0,03997.98 = 3,91706 (g)

mNa2SO4 = 0,01003.142 = 1,42426 (g)

C%(NaOH)=0,26%

C%(H2SO4) = 3,91706/(25+51).100% = 5,15%

C%(Na2SO4) = 1,42426/(25+51).100% = 1,87%

Bài 15.

Trong 140 gam dung dịch KClO3 bão hòa ở 80°C có 40 gam KClO3.

Nên trong 350 gam dung dịch KClO3 bão hào ở 80°C có 100 gam KClO3.

Trong 108 gam dung dịch KClO3 bão hòa ở 20°C có 8 gam KClO3.

Gọi số gam KClO3 tách ra khỏi dung dịch là a. Khi đó khối lượng dung dịch và khối lượng KClO3 trong dung dịch thu được lần lượt là 350 – a và 100 – a (gam).

Do đó

\frac{100-a}{350-a}=\frac8{108}=>\;a=\;80\;gam\(\frac{100-a}{350-a}=\frac8{108}=>\;a=\;80\;gam\)

......................

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm