Bài tham luận: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa
Bản tham luận đại hội: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa
Một trong những nhiệm vụ quan trọng tại các trường là đào tạo để cung cấp một lượng lao động đạt chuẩn, chất lượng toàn diện. Do đó, Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa là một trong những vấn đề cần quan tâm. Dưới đây là mẫu bản tham luận Đại hội Đoàn dành cho quý thầy cô cùng tham khảo.
Bài tham luận về công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh
Bài tham luận học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
THAM LUẬN ĐẠI HỘI ĐOÀN NHIỆM KỲ 2020 -2021
Kính thưa Đoàn chủ tịch đại hội!
Kính thưa các đồng chí đại biểu dự đại hội!
Thưa Đại hội!
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2019 – 2020 cũng như bản báo cáo các phương hướng nhiệm kỳ 2020 – 2021 mà đoàn chủ tịch vừa trình bày trước Đại hội. Sau đây tôi xin thay mặt chi Đoàn ........., tham luận trước Đại hội về:
Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa
I. Vai trò học tập các môn văn hóa:
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước đó là nguồn nhân lực.
Con người là một trong những lực lượng lao động trực tiếp đối mặt với mọi thách thức, tiêu chuẩn mà thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra.
II. Hiện trạng: Một trong những nhiệm vụ quan trọng tại các trường là đào tạo để cung cấp một lượng lao động đạt chuẩn, chất lượng toàn diện. Do đó, Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa là một trong những vấn đề cần quan tâm.
Như chúng ta được biết, chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi tốt nghiệp THPT, tỉ lệ học đại học cao, tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh...... học sinh vẫn phải học đủ các môn văn hóa và rèn luyện toàn diện theo đúng quy định, hướng dẫn của từng giai đoạn nên không tránh khỏi một vài suy tư….ví dụ như học môn gì? Học như thế nào? Học khối nào? Thi như thế nào? Thi khối gì đây? ….
Để giải quyết vấn đề đó tôi xin nêu lên một số nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa như sau:
III. Nguyên nhân:
* Thứ nhất, từ học sinh:
- Nhiều học sinh không hứng thú học tập đủ các môn văn hóa mà hay quan tâm học các môn theo khối đào tạo chuyên nghiệp do đó sự tiếp thu kiến thức liên môn ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
- Tinh thần tự giác kỉ luật không cao. Tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập còn nhiều hạn chế, chưa hiểu hoặc không hiểu đúng sự thiết yếu của việc học liên môn nên đăng ký học theo khối không đúng khả năng. Ví như học yếu môn Toán thì khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Lý, Hóa do đó học sinh sợ và không ham thích học.
- Một số học sinh còn lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo về tư tưởng và tâm lý nên dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập.
- Một số học sinh thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi, lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải, qua Internet một cách thụ động.
- Cá biệt còn tồn tại việc học đối phó, che dấu nhược điểm khi học bộ môn, học theo ý thích riêng, học theo sự may mắn (vì một số môn thi trắc nghiệm nên chỉ cần trọn đáp án là xong).
* Thứ hai, từ giáo viên:
Trang thiết bị để thày cô sử dụng trong giảng dạy còn thiếu hoặc lỗi thời…..
Nhiều luật mới, qui định mới đòi hỏi thầy, cô và học sinh phải tuân theo ….
Quỹ thời gian gần gũi học sinh của giáo viên quá ít …..
Phương pháp đa dạng, đổi mới liên tục và thay đổi nhiều theo đặc thù từng môn ……
Mặt khác, Từ phụ huynh học sinh và xã hội:
- Một số học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái.
- Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn học sinh…….
IV. Đề xuất biện pháp: Từ những nguyên nhân trên, tôi đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém đối với việc học các môn văn hóa như sau:
Thứ nhất: Thầy giáo – cô giáo đảm nhận ở mỗi bộ môn nên có thêm quỹ thời gian gần gũi học sinh của mình nhiều hơn qua đó giúp học sinh hiểu đúng và đầy đủ mọi nhiệm vụ - quyền lợi và trách nhiệm của bản thân theo qui định mới , luật mới, tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn do mình phụ trách cho học sinh. Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp học sinh trong quá trình thực hiện. Tránh để học sinh tự học, tự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu luật dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng với sự nóng vội, buông trôi, phó mặc.
Thứ hai, Duy trì và tiếp tục bù đắp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém, hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động của nhóm, của mỗi thành viên trong nhóm, và thường xuyên theo dõi uốn nắn, điều chỉnh kịp thời để các học sinh đó kịp thời hòa nhập với nhóm học tập, với lớp.
Thứ ba, Học sinh cần hiểu đúng, vận dụng đúng nếu không hiểu phải hỏi thày giáo, cô giáo về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng.
Thứ tư, Học sinh phải tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để thực hiện tốt vấn đề này:
Học sinh phải biết cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu bắt buộc luôn phải đặt ra mọi lúc, mọi nơi và mỗi giờ lên lớp. xác định đúng động cơ thái độ học tập: Học là để có kiến thức, để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Có như vậy học sinh mới tự giác học tập, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên.
Học sinh phải biết lên kết kiến thức , bù đắp kiến thức còn thiếu và dùng kiến thức mới để củng cố kiến thức mà học sinh đã học trước đó.
Thầy – cô tiếp tục , duy trì xây dựng hệ thống bài tập trong giờ phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Có câu hỏi phát hiện dấu hiệu bên ngoài, có câu hỏi về bản chất, cần có tư duy, so sánh, khái quát tổng hợp cao...
Thứ năm, Học sinh luôn có ý thức tự học: Học- Hỏi - Hiểu – Hành.
Học sinh làm việc nhiều hơn, tăng cường bài tập vận dụng kiến thức, bài tập rèn luyện kiến thức, bài tập rèn luyện kĩ năng thích hợp cho các đối tượng. “Hiểu” để “Hành” và “Hành” để sáng tỏ kiến thức đã “Hiểu”. Hiểu là điểm tựa, hành để phát triển.
Thầy – cô theo dõi, kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên hơn.
Cuối cùng, Tiếp tục duy trì, phát huy tổ tư vấn học đường và truyền thống giáo dục phối hợp chặt trẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường:
Trao đổi để giúp học sinh và phụ huynh xác định rõ mục đích đi học.
Phụ huynh phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con em, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu việc học tập của con em minh.
V. Kết luận:
Để đạt được kết như mong muốn trong học tập thì có nhiều cách tuy nhiên, người học phải có niềm say mê, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không ngại khó. Luôn có ý thức tự học: Học- Hỏi - Hiểu – Hành.
Coi: “Việc học tập là niềm vui của lứa tuổi học trò là nỗi vất vả của mẹ, là nỗi lo của Thày, là hi vọng của tương lai”. Một khi học sinh đã yêu thích môn học rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ yếu kém là không khó. Tình cảm bạn bè đầm ấm hơn, tình nghĩa với Thày – cô sâu đậm hơn. Sự hiếu thảo với cha mẹ trọn vẹn hơn…..Và đó là trách nhiệm với tổ quốc với cộng đồng …..
Kính thưa Đại hội!
Trên đây là bản tham luận của tôi về: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa. Bản tham luận có tính chủ quan chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý vị đại biểu dự đại hội để bản tham luận được hoàn thiện hơn.
Kính chúc: Sức khỏe – Hạnh phúc – Thành công tới các quý vị đại biểu dự Đại hội!
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!
.........., Ngày ....... tháng 10 năm 2020
Người viết tham luận
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu và các tài liệu dành cho giáo viên mà VnDoc.com đã sưu tầm được.