Bài thu hoạch mô đun 4 môn Ngữ Văn THCS

Bài thu hoạch module 4 môn Ngữ Văn THCS

VnDoc xin giới thiệu Bài thu hoạch mô đun 4 môn Ngữ Văn THCS do giáo viên Phạm Thị Duyên trường THCS Bắc Sơn, Quảng Ninh biên soạn. Sau đây là chi tiết tài liệu mời quý thầy cô cùng tham khảo

BÀI THU HOẠCH MODULE 4

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH MODUL 4

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Hiện nay, giáo dục phát triển (tiếp cận) năng lực và phẩm chất học sinh đang được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên trên thế giới cũng như trong nước đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, giáo dục nói chung, dạy học nói riêng theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất không chỉ chú ý đến sự phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh mà còn quan tâm đến năng khiếu, tố chất sẵn có ở mỗi học sinh. Đồng thời quan điểm giáo dục này mang tính nhân văn, phân hóa, linh hoạt, mềm dẻo, liên thông giúp người học phát huy được thế mạnh, sở trường của bản thân, phát triển năng lực thực tiễn, đáp ứng, thích ứng với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp luôn thay đổi.

Đây là quan điểm dạy học đòi hỏi phải được chú trọng từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả hướng tới năng lực và phẩm chất. Khi tiếp cận về mặt phương pháp, dạy học tiếp cận năng lực và phẩm chất đòi hỏi cần có cái nhìn mang tính chất cụ thể trên bình diện phương pháp và kỹ thuật dạy học. Không quá quan tâm đến vấn đề dạy học để đảm bảo đầy đủ, hệ thống và toàn diện các nội dung dạy học bài bản như trong nhiều năm nay. Các chương trình dạy học đào tạo trên thế giới tập trung vào việc trang bị phương pháp trên bình diện phát triển người học, trong đó các kỹ thuật dạy học trở thành công cụ được trao tay. Theo quan điểm này, giáo dục đào tạo giúp người học phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Tại Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới đã liên tục chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Hòa mình cùng với dòng chảy của xu thế chung, Việt Nam đã bắt nhịp kịp thời để nâng tầm và định hướng phát triển. Bộ GDĐT thực hiện cải cách, đổi mới theo nhiều lộ trình. Năm 2018 Bộ công bố CT GDPT mới, với các mục tiêu xây dựng con người mới theo hướng phát triển năng lực. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Việt Nam có sự thay đổi căn bản là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực người học. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông là chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định chi tiết để tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. Đồng thời, Chương trình trao quyền chủ động, trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới, mỗi giáo viên cũng như nhà trường cần phải có năng lực phát triển chương trình môn học. Giáo viên phải nắm vững về kiến thức chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc giảng dạy, biết cách định hướng học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Với chuyên đề “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinhtác giả cung cấp cho các nhà quản lý, giáo viên trường THCS những nội dung khái quát về dạy học phát triển năng lực và phẩm chất; một số phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh THCS. Với những thành tựu mới về phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá được tác giả khai thác dựa trên nền tảng của Tâm lí học hiện đại. Từng phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá được phân tích, hướng dẫn và định hướng tổ chức theo quan điểm Giáo dục học hiện đại: Dạy học tích cực dựa trên nền tảng tổ chức hoạt động học. Hơn nữa, khi học xong modul này học viên có thể: được cung cấp kiến thức: Trình bày được hiểu biết chung về dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Phân biệt được giữa dạy học tiếp cận nội dung với tiếp cận mục tiêu và tiếp cận năng lực. Hiểu được chương trình giáo dục phổ thông mới chính là chương trình dạy học phát triển năng lực và phẩm chất. Những yêu cầu đối với công tác quản lý và tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục tổng thể. Hiểu được chương trình giáo dục phổ thông mới chính là chương trình dạy học phát triển năng lực và phẩm chất. Những yêu cầu đối với công tác quản lý và tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục tổng thể. Trình bày được một số phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh THCS. Xác định được các yêu cầu và cách thức xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục và tổ chức dạy học, giáo dục đáp theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường THCS, phù hợp với đặc thù vùng, miền; Từ đó hình thành kĩ năng: So sánh khái quát về chương trình giáo dục hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai từ năm học 2019 - 2020.

Đánh giá thực trạng dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất ở các trường THCS. Xác định được hệ thống năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh THCS đối với bộ môn. Lựa chọn, vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá đối với các môn học ở trường THCS. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở THCS phù hợp với đặc thù vùng, miền; Phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất năng lực người học. Hơn nữa, sẽ hình thành mục tiêu về thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng dạy học phát triển năng lực và phẩm chất, chương trình, sách giáo khoa mới. Tích cực vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh đối với bộ môn ở trường THCS. Chủ động, tích cực bồi dưỡng năng lực quản lý, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh THCS. Tích cực hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục để tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh.

Nội dung còn tiếp mời quý thầy cô tải về để xem trọn vẹn nội dung

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới quý thầy cô Bài thu hoạch mô đun 4 môn Ngữ Văn THCS. Ngoài ra mời quý thầy cô tham khảo các chương trình học lớp 6, chương trình học lớp 7, chương trình lớp 8 THCS, chương trình học lớp 9. Hy vọng với những tài liệu mà VnDoc chia sẻ sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho quý thầy cô tham khảo và hoàn thiện bài giảng trên lớp của mình

Đánh giá bài viết
1 7.402
Sắp xếp theo

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm