Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt

Để có thể lập mẫu nhận xét sách giáo khoa lớp 3 đúng với quy định, mời các thầy cô tham khảo bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt năm học mới như sau:

Xem thêm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT

SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 - MÔN TIẾNG VIỆT
Họ và tên: ............
Chức vụ: .............
Đơn vị công tác: ..............
Các căn cứ nhận xét:

Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Thị Kim Oanh, Trần Kim Phượng

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Tiêu chíMinh chứng đáp ứng của sách giáo khoa
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.
* Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố với các chủ đề chính như:
- Mái nhà yêu thương
- Cộng đồng gắn bó
- Bài học từ cuộc sống
- Đất nước ngàn năm
- Trái Đất của chúng mình.
- Nghe kể chyện “Đội viên tương lai” trang 52, tập 1.
- Từ thực hiện mẫu đơn “Đơn xin vào Đội” trang 58, tập 1 => giúp HS ý thức tự hào là Đội viên là công dân của Việt Nam.
- Bài đọc “Ngày em vào Đội” trang 70, tập 1.=> HS tự hào là công dân là Đội viên.
- Bài “Vẽ quê hương” trang 79,tập 1 => Bồi đắp cho HS tình yêu quê hương đất nước, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
* Tự hào với văn hóa, truyền thống của dân tộc.
- Bài “Tiếng nước mình” (trang 91, tập 2)
=> Qua bài đọc các em tự hào về tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
- Bài “Hai Bà Trưng” (trang 102, tập 2)
=> Qua bài đọc các em tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
* Sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng qua các bài học như:
- “Mái nhà yêu thương” trang 81, tập 1
- “Ngưỡng cửa” trang 82, tập 1.
- “Món quà đặc biệt” trang 86, tập 1.
- “Bà em” trang 89, tập 1.
- “Khi cả nhà bé tí” trang 90, tập 1.
- “Những người yêu thương” trang 91, tập 1.
- Đọc “Trò chuyện cùng mẹ” trang 93, tập 1.
- Đọc: “Để cháu nắm tay ông” trang 100, tập 1.
- “Ông ngoại” trang 103, tập 1.
- Đọc: “Tôi yêu em tôi” trang 104, tập 1.
- Chủ điểm: “Cộng đồng gắn bó” trang 111, tập 1
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.
* Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế như:
- Bài “Lời giải toán đặc biệt” (Theo kể chuyện danh nhân thế giới) trang 50, tập 1.
- Bài “Bài tập làm văn” trang 54, tập 1.
- Nghe kể “Mặt trời mọc ở đằng … Tây” trang 68, tập 1.
* Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh như:
+ Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày qua các bài học như:
“Đi tàu Thống Nhất”; “Cánh rừng trong nắng”; “Lần đầu ra biển”; “Tập nấu ăn” ; “Đồ đạc trong nhà” 85 ; Đọc Bạn nhỏ trong nhà 107
+ Có giá trị liên hệ thực tiễn với môi trường xung quanh qua các bài học như:
“Bầu trời” (trang 8, tập 2)
“Bầu trời trong mắt em” (trang 9, tập 2)
“Buổi sáng” (trang 10, tập 2)
“Mưa” (trang 11, tập 2)
“Cóc kiện Trời” (trang 15, tập 2)
“Trăng và biển” (trang 18, tập 2)
“Ngày hội rừng xanh” (trang 23, tập 2)
“Cây gạo” (trang 27, tập 2)
“Tiếng vườn” (trang 31, tập 2)
“Mặt trời xanh của tôi” (trang 32, tập 2)
“Bầy voi rừng Trường Sơn” (trang 35, tập 2)
* Kiến thức về môi trường xung quanh học sinh.
- Nói và nghe: Môi trường của chúng ta => Trao đổi với bạn về hậu quả của ô nhiễm môi trường (trang 120, tập 2)
- Bài “Em nghĩ về Trái Đất” (trang 120, tập 2)
- Bài “Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất” (trang 122, tập 2)
=> Từ những hiểu biết về hậu quả của ô nhiễm môi trường, các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể.
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
* Đảm bảo tính kế thừa:
- Bài “Bài tập làm văn” trang 54, tập 1 => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018.
- Bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (trang 77, tập 2) => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018.
* Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố với các chuyện kể như:
- “Cóc kiện Trời” (trang 15, tập 2)
- “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (trang 89, tập 2)
- Sự tích ông Đùng, bà Đùng” (trang 98, tập 2)
- “Thần sắt” (trang 101, tập 2)
=> Thể hiện lòng ước ao của người Việt mong muốn trị thủy và mong cho mưa thuận gió hòa của nền văn minh lúa nước.
* Các nội dung giáo dục về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục.
- Chẳng hạn như : Bài “Ngày gặp lại” và “Em yêu mùa hè” => được học ngay sau ngày khai trường.
- Chủ điểm: “Bốn mùa mở hội” => được học vào dịp tết Nguyên đán.
- Chủ điểm: “Một mái nhà chung” => được học vào dịp hưởng ứng Ngày Trái Đất của thế giới,...
* Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước:
- Dựa vào tranh đoán chuyện: “Sự tích nhà sàn” của dân tộc Mường (trang 84, tập 2)
- Bài “Bản em” (trang 82, tập 2)
- Bài “Núi quê tôi” (trang 83, tập 2)
- Bài “Nhà rông” (trang 95, tập 2)
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
* Trong các chủ đề, mỗi chủ đề đều thể hiện sự sáng tạo trong từng nội dung, chính sự sáng tạo của học sinh đã đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố.
* Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố.
- Bài 15 “Thư viện” trang 66, tập 1 => Phù hợp với hướng phát triển của Thành phố và phát triển của giáo dục là chú trọng đến văn hóa đọc.
* Đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế thông qua các bài học như:
- Bài “Vị khách tốt bụng” Truyện dân gian nước ngoài (trang 47, tập 2)
- Nghe kể chuyện “Cậu bé đánh giày” sưu tầm từ nguồn nước ngoài (trang 49, tập 2)
- Bài “Ngọn lửa Ô-lim-pích” (trang 111, tập 2)
- Chuyện “Đất quý, đất yêu” Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a (trang 113, tập 2)
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Học sinh được thực hành nhiều qua từng bài học, từng chủ đề, được sáng tạo. Thông qua các hoạt động học tập giúp HS phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, giáo dục gợi mở.
* Phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống:
- Nghe kể chuyện “Chó đốm con và mặt trời” (Theo 108 truyện đồng thoại nhỏ, sáng tạo lớn) trang 36, tập 1.
- “Lời giải toán đặc biệt” trang 50, tập 1.
* Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Ôn Tiết 3 – 4, trang76 – tập 1:
+ BT1 Tìm điểm đến của các bạn nhỏ => Phát huy tốt cách giải sáng tạo của HS khi tìm điểm đến nhanh ngắn nhất.
+ BT3 Giải ô chữ để tìm ra ẩn số là BT vận dụng kiến thức thực tế để tìm ra đáp án, phù hợp với tiêu chí vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
* Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học.
- Bài “Rô-bốt ở quanh ta” => Học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.
Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên. Nội dung bài học giúp học sinh phát huy và sáng tạo một cách tích cực. Các bài học tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm; khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo.
Đồ dùng dạy học trong từng hoạt động có thể tự làm
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
* Phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Sử dụng soạn giảng PowerPoint, bảng tương tác, máy chiếu, đàn phím điện tử, video âm nhạc tạo hứng thú cho học sinh học tập
* Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Bài “A lô, tớ đây” (trang 67, tập 2) => Trao đổi với bạn về lợi ích của điện thoại.
- Tìm đọc: “Rô-bốt đang đến gần với cuộc sống” (trang 117, tập 2)
* Truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- BT1/trang117, tập 2: “Bản tin Giờ Trái Đất năm 2021” => Phù hợp với hoạt động truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.
- Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện khuyến khích giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh.
- Giáo viên được sáng tạo trong cách dạy, học sinh học tập tích cực tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành. phù hợp với lứa tuổi học sinh.
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập.Giáo viên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh. Các bài học thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học.

2. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Bộ Chân trời sáng tạo

Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (đồng Chủ biên), Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Tiêu chíMinh chứng đáp ứng của sách giáo khoa
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.
* Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố thông qua các chủ đề:
- Em là Đội viên
- Vòng tay bè bạn
- Mái ấm gia đình
- Bốn mùa mở hội
- Đất nước mến yêu
- Một mái nhà chung.
- BT1/trang 41, tập 1: Giới thiệu 3 thắng cảnh đẹp của các miền đất nước Bắc, Trung, Nam => Giúp các em tự hào truyền thống văn hóa dân tộc.
- Bài “Ngày em vào Đội” trang 60, tập 1: Các em tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.
* Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh:
- Hoạt động Vận dụng “Chơi trò chơi Vui đến trường” (trang 12, tập 1): HS tìm đường đến trường bằng con đường ngăn nhất => Phù hợp với thực tế đời sống hàng ngày, môi trường xung quanh HS.
* Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế:
- Chủ điểm “Nghệ sĩ tí hon” (tập 2) => Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh qua hình ảnh người nghệ sĩ của nhân loại.
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
* Đáp ứng được tiêu chí Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố với chủ đề:
“Quê hương tươi đẹp”; “Bốn mùa mở hội”; “Đất nước mến yêu”.
- Trò chơi “Bức tranh mùa thu” (trang 19, tập 1): HS được luyện nói từ 1; 2 câu về quang cảnh mùa thu và lễ hội rước đèn Trung thu => Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
- Bài “Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí” (trang 28, tập 1): Giới thiệu các loại hình Câu lạc bộ nghệ thuật => Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
- BT2/trang 102, tập 1: Kể chuyện theo tranh “Ông Trạng giỏi tính toán” => Đáp ứng được tính kế thừa cái hay, cái giỏi tính toán của người xưa.
- Bài : “Chiếc áo của hoa đào”
“Đua ghe ngo”
“Rộn ràng hội xuân”
“Độc đáo lễ hội đèn Trung thu”
“Ông già và cô bé tuyết”
(Từ trang 10 đến trang 23)
=> Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
* Các nội dung giáo dục về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục.
- Chẳng hạn chủ điểm: “Vào năm học mới” => được học ngay sau ngày khai trường.
- Chủ điểm: “Bốn mùa mở hội” => được học vào dịp tết Nguyên đán.
- Chủ điểm: “Một mái nhà chung” => được học vào dịp hưởng ứng Ngày Trái Đất của thế giới,...
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
* Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh:
- Bài 4 “Hoa cỏ sân trường” (trang 36, tập 1): Hình ảnh về ngôi trường khang trang, hiện đại => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh.
- Bài “Nắng phương Nam” trang 78, tập 2: Giới thiệu nét đặc sắc của đường hoa Nguyễn Huệ ở TPHCM => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh.
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.B
*Các chủ đề luôn khuyến khích các em học sinh phát huy sự sáng tạo trong từng nội dung, và chủ động trong học tập hơn như các nội dung khám phá trong các chủ đề luôn tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo.
- HS tự phát huy tính tích cực chủ động học tập qua chủ điểm “Vào năm học mới” trang 10; 11 (tập 1): Tự chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới.
* Phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống:
- Bài “Ý tưởng của chúng mình” (trang 76; 77 tập 1): tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Bài “Đồng hồ Mặt Trời” trang 90; 91 – Tập 1: học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.
* Nội dung các chủ đề phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Các nội dung của các chủ đề luôn rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cho học sinh. Chẳng hạn:cấu trúc các bài học của một chủ điểm, cấu trúc từng bài học; quan điểm giao tiếp và tích hợp trong biên soạn; triết lí dạy chữ – dạy người; ứng dụng những thành tựu của giáo dục học, tâm lí học hiện đại, tâm lí nhận thức, tâm lí ngôn ngữ của HS trong việc lựa chọn hệ thống ngữ liệu, thiết kế bài tập,... giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.
- Hoạt động Vận dụng BT1; 2/trang 31 (tập 1): Tích hợp văn học, nghệ thuật, công nghệ, văn hóa => Phù hợp với việc dạy học theo mô hình STEM.
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
* Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin :
- Do điều kiện trang thiết bị sẵn có như Bảng tương tác + Tài nguyên Giáo án được trang bị từ nguồn xã hội hóa của CMHS, nên:
+ Nội dung từng chủ đề phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
+ Sử dụng, soạn giảng PowerPoint, bảng tương tác, máy chiếu, , đàn phím điện tử, video âm nhạc.
* Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục:
- Các Bản tin – Chương trình – Thông báo (trang 29; 30 – Tập 1): đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- BT đọc và viết thư điện tử (trang 65; 66; 67 tập 1): Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Bài 2/trang 107, tập 1: Chia sẻ với bạn những cách em liên lạc với người thân, bạn bè => Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Bài ‘Những đám mây ngũ sắc” trang 58; 59 (tập 2): Truyền thông giáo dục cho HS về Biển đảo quê hương.
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.
* Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng tạo , đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề. Giáo dục HS biết tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của bản thân; giáo dục quyền con người, bình đẳng giới; biết yêu quý, tôn trọng mọi người, mọi vật xung quanh; Giáo dục ý thức về văn hoá truyền thống; Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; Giáo dục ý thức về cuộc sống hiện đại, về môi trường.
- BT “Đặt tên cho mỗi bức tranh” (trang 35, tập 1): Đảm bảo tính phân hóa, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.
- BT2/trang 116, tập 1: Kể chuyện theo tranh theo sơ đồ mạng => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập.

3. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Bộ Cánh Diều

Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Hoàng Hòa Bình, Vũ Trọng Đông, Nguyễn Khánh Hà, Trần Mạnh Hưởng.

Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tiêu chíMinh chứng đáp ứng của sách giáo khoa
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.
* Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố như chủ đề lớn như:
- Mái ấm gia đình
- Yêu thương và chia sẻ
- Cuộc sống đô thị
- Anh em một nhà
- Bảo vệ Tổ quốc
- Trái Đất của em
- Bạn bè bốn phương
- Bài “Lễ chào cờ đặc biệt” trang 8,tập 1 => Hình ảnh lễ chào cờ các em xếp thành đội hình Bản đồ Việt Nam => Hình thành ở các em lòng tự hào dân tộc.
- Bài “Em là học sinh lớp Ba” trang 17, tập 1 => HS tự hào được là học sinh của trường.
* Phù hợp với truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Bài “Người trí thức yêu nước” trang 86, tập 1.
- Trao đổi: “Bảo tàng dân tộc học” trang 54, tập 2.
- Bài đọc “Chú hải quân” trang 67, tập 2.
- Kể chuyện: “Chàng trai làng Phù Ủng” trang 69, tập 2.
- Bài đọc “Hai Bà Trưng” trang 70, tập 2.
- Bài đọc “Trận đánh trên không” trang 72, tập 2.
- Bài đọc “Trần Bình Trọng” trang 74, tập 2.
- Bài đọc “Gửi theo các chú bộ đội” trang 75, tập 2.
- Bài đọc “Ở lại với chiến khu” trang 77, tập 2.
* Sống có trách nhiệm với gia đình.
- Bài “Con đã lớn thật rồi” trang 22, tập 1.
- Bài “Giặt áo” trang 22, tập 1.
- Bài “Con heo đất” trang 33, tập 1.
- Bài “Em tiết kiệm” trang 35, tập 1.
- Bài “Ngưỡng cửa” trang 46, tập 1.
- Bài “Cha sẽ luôn bên con” trang 49, tập 1.
- Bài “Quạt cho bà ngủ” trang 52, tập 1.
- Bài “Ba anh em” trang 63, tập 1.
* Sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
- Bài “Yêu thương, chia sẻ” trang 67, tập 1.
- Bài “Bạn bè bốn phương” trang 84, tập 2.
- Bài “Một mái nhà chung” trang , tập 2.
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.
* Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh thông qua những bài học cụ thể, hay, ý nghĩa mang tính giáo dục cao được đưa vào như:
- Bài “Niềm vui của em” trang 32, tập 1.
- Bài “Chú gấu Mi-sa” trang 38, tập 1.
- Bài “Chiếc gương” trang 83, tập 1.
- Bài “Cái cầu” trang 84, tập 1.
- Kể chuyện ngụ ngôn “Kho báu” trang 26, tập 2.
- Bài đọc “Phép mầu trên sa mạc” trang 27, tập 2.
- Bài “Một kì quan” trang 103, tập 2.
* Kiến thức về môi trường xung quanh học sinh.
- Trao đổi: Bảo vệ môi trường đô thị (trang 34, tập 2)
- Bài đọc “Con kênh xanh giữa lòng thành phố” trang 41, tập 2.
- Bài đọc “Em nghĩ về Trái Đất” trang 88, tập 2.
=> Trao đổi với bạn về hậu quả của ô nhiễm môi trường. Từ đó, HS có ý thức bảo vệ môi trường.
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
* Đảm bảo tính kế thừa.
- Bài “Bài tập làm văn” trang 28, tập 1 => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018.
- Bài “Trận bóng dưới lòng đường” trang 37, tập 2 => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018.
- Bài đọc “Ông Trạng giỏi tính toán” trang 80, tập 1: => Đáp ứng được tính kế thừa cái hay, cái giỏi tính toán của người xưa.
* Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố với các chuyện kể như:
- “Sự tích thành Cổ Loa”
- “Rừng gỗ quý” trang 46, tập 2.
- Bài đọc: “Hội đua ghe ngo” trang 51, tập 2.
=> Thể hiện lòng ước ao của người Việt mong muốn cuộc sống an lành, hạnh phúc.
* Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước
- Bài “Nhà rông” (trang 77, tập 1)
- Bài “Chợ nổi Cà Mau” (trang 10, tập 2)
- Bài “Anh em một nhà” (trang 45, tập 2)
- Bài “Nét đẹp trăm miền” (trang 57, tập 2)
* Những bài học gắn liền với cuộc sống xung quanh các em như:
- BT1/trang 38, tập 1: Nối tên món quà em được tặng.
* Các nội dung giáo dục về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục.
- Chẳng hạn bài học: “Chào năm học mới” và “Nhớ lại buổi đầu đi học” trang 19, tập 1 => được học ngay sau ngày khai trường.
- Bài: “Mùa thu của em” trang 15, tập 1.=> được học vào khoảng dịp tết Trung thu.
* Có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
- Bài “Cuộc sống đô thị” (trang 31, tập 2)
- Bài “Những tấm chân tình” (trang 35, tập 2)
=> Phù hợp với văn hóa TPHCM qua bài viết có nội dung về TPHCM.
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
* Đảm bảo định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố.
- BT1: “Em đọc sách báo” trang 54, tập 1 => Phù hợp với hướng phát triển của Thành phố và phát triển của giáo dục là chú trọng đến văn hóa đọc.
* Đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế thông qua các bài học như:
- Bài “Không chịu đầu hàng” trang 103, tập 1.
- Bài “Người chạy cuối cùng” trang 104, tập 1.
- Bài “Bạn bè bốn phương” trang 84, tập 2.
- Bài “Cu-ba tươi đẹp” trang 85, tập2.
- Bài “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” trang 99, tập 2.
- Trao đổi: “Thực hành giao lưu” trang 102, tập 2.
- Bài “Tết Bun-pi-may” trang 117, tập 2.
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
* Phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống:
- Góc sáng tạo: “Viết, vẽ về mái ấm gia đình” trang 36, tập 1.
- Góc sáng tạo: “Ý tưởng của em” trang 92, tập 1.
- Góc sáng tạo: “Đố vui: Đó là cảnh đẹp nào ?” trang 15, tập 2.
- Góc sáng tạo: “Đô thị của em” trang 43, tập 2.
* Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo.
- Bài “Bảy sắc cầu vồng” trang 68, tập 1.
- Bài “Khối óc và bàn tay” trang 80, tập 1.
* Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
- Bài “Bình nước và con cá vàng” trang 88, tập 1.
- Bài “Từ cậu bé làm thuê” trang 90, tập 1.
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.
* Nội dung các chủ đề phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Các nội dung của các chủ đề luôn rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cho học sinh như:
- Bài đọc: “Từ cậu bé làm thuê” trang 90, tập 1.
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
* Nội dung từng chủ đề phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
Sử dụng, soạn giảng PowerPoint, bảng tương tác, máy chiếu, , đàn phím điện tử, video âm nhạc.
* Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Bài “Nhận và gọi điện thoại” (trang 48, tập 1) => Trao đổi với bạn về lợi ích của điện thoại.
- Bài “Cảnh đẹp non sông” (trang 4, tập 2) => Hoạt động chia sẻ đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Bài “Thư điện tử” (trang 36, tập 2) => Trao đổi với bạn về lợi ích của Internet trong thời đại số.
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.
* Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng tạo , đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề. Giáo dục HS biết tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của bản thân; giáo dục quyền con người, bình đẳng giới; biết yêu quý, tôn trọng mọi người, mọi vật xung quanh; Giáo dục ý thức về văn hoá truyền thống; Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; Giáo dục ý thức về cuộc sống hiện đại, về môi trường.
- BT 3 : Tìm đường đến kho báu theo sơ đồ mạng => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.
- BT 2/trang11, tập 2 : Tìm đường về hang theo sơ đồ mạng => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập.
* Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá.
- Hoạt động tự đánh giá sau bài học (trang 93, tập 1) => Đáp ứng tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá.
- Hoạt động tự đánh giá sau bài học (trang 106, tập 1) => Đáp ứng tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá.

Quận 4, ngày ... tháng ... năm 2022

Người nhận xét

Đánh giá bài viết
1 1.128
Sắp xếp theo

    Lớp 3

    Xem thêm