Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Toán

Việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 cho năm học tới sẽ như thế nào là vấn đề nhận được sự quan tâm của thầy cô. Để có thể lập mẫu nhận xét sách giáo khoa lớp 3 đúng với quy định, mời các thầy cô tham khảo bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Toán năm học 2022-2023 dưới đây:

Xem thêm:

Lưu ý: Tài liệu này để thầy cô tham khảo theo tiêu chí phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế tại cơ sở.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT

SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 - MÔN TOÁN

Họ và tên: …………..

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ………

Các căn cứ nhận xét:

Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

NỘI DUNG NHẬN XÉT

Sách giáo khoa môn Toán Kết nối tri thức

Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa

1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố

a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.

* Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh qua các bài học:

- BT5/trang 14 (tập 1): với dữ liệu ngày hội đầu xuân có đô vật tham gia thi đấu => phù hợp với văn hóa, truyền thống của dân tộc và Thành phố.

- Bài “Bảng nhân 9, bảng chia 9”: Hoạt động hóa dân tộc và của thành phố. khám phá có hình ảnh múa rồng phù hợp với truyền thống văn

- BT1/trang 69 (tập 1): Giải ô số để tìm ra di tích nổi tiếng Chùa Một Cột => BT vừa mang tính sáng tạo trong cách giải bài của HS, vừa mang đậm truyền thống của dân tộc giúp các em tự hào với văn hóa dân tộc.

b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

* Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh qua các bài học:

- Bài “Ôn tập đo lường”: các bài tập cân, đong chất lỏng, xem giờ, giáo dục tiết kiệm nước… có lượng kiến thức chung với hệ thống đo lường của quốc tế mang tính hiện đại, hội nhập với quốc tế; các dụng cụ cân đo, đong, đếm (cân, can, thùng, đồng hồ…) dễ tìm kiếm trong thực tế đời sống.

* Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

- Bài “Luyện tập” trang 24 – Tập 1: Phần giới thiệu cân nặng của hổ, báo, sư tử… gần gũi với môi trường hiện có của Thành phố là Thảo Cầm Viên.

- BT3/trang 68 (tập 1): BT tập lấy cốt truyện từ truyện ngụ ngôn cung cấp tốt vốn sống thực tế cho HS.

c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

* Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

- BT3/trang 27 (tập 1): các bạn quyên góp sách vở để giúp đỡ cho các bạn bị thiên tai lũ lụt => Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam giàu lòng nhân ái và phù hợp với lối sống của người dân Thành phố Nhân ái – Nghĩa tình.

d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

* Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao qua bài học:

- BT3/trang 26 (tập 1): Biểu diễn đường giao thông phù hợp với hình ảnh đô thị Thành phố nơi các em đang sinh sống.

e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

* Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở qua bài học:

- Hình ảnh minh họa cáp treo vận hành lên đỉnh núi BT3/trang 40 (tập 1): kích thích cho HS ước mơ sáng tạo khoa học kĩ thuật phục vụ đời sống ngày càng tiện ích hơn.

- BT3/trang 65 (tập 1): BT buộc HS vận dụng quan sát thực tế từ đó suy luận cách tìm chiều dài, chiều rộng của cái ao => Phát huy tốt tính chủ động sáng tạo của HS.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.

* Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu.

- BT2/trang 15 (tập 1): Hình ảnh Rô-bốt hái bưởi phù hợp với chủ đề STEM về toán học, khoa học và công nghệ.

- BT4/trang 71 (tập 1): Tìm đường đi qua mê cung tới tòa thành giúp HS tính toán khoa học để đến mục tiêu nhanh nhất, đáp ứng tốt cho mô hình học tập STEM.

b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

* Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin.

- Bài “Ôn tập hình học”: các hình ảnh về Rô-bốt hút bụi, khối ru-bích, quả địa cầu, các khối vuông, tròn, hộp… phù hợp với thiết bị trình chiếu sẵn có (bảng tương tác) được trang bị bằng hình thức xã hội hóa theo chủ trương của Thành phố.

* Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- BT3/trang 10 (tập 2): Rô-bốt qua 4 cầu nổi tiếng ở các miền của đất nước => Đáp ứng tốt về truyền thông trong hoạt động giáo dục.

c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

* Tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

- Các hoạt động thực hành ước lượng, đo lường, hoạt động trò chơi giúp HS phát triển phẩm chất yêu lao động, học tập, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin; đồng thời phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập.

* Kết hợp xây dựng nội dung với phương pháp dạy học, hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của HS so với yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề trong nội dung đó.

- Đáp ứng tốt tính mở qua những bài tập vận dụng thực tế như:

+ BT4a,b/trang 30: Điền số bút chì màu theo thực tế.

+ BT1/trang 60 (tập 1): Tính độ dài đoạn đường từ nhà của các nhân vật dế mèn, dế trũi, xén tóc, châu chấu voi giữa các nhà của các nhân vật với nhau buộc HS suy nghĩ và trả lời theo nhiều hướng cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Sách giáo khoa môn Toán Chân trời sáng tạo

Tác giả: Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa

1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố

a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.

* Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.

- Giới thiệu được một loại hình múa rối tay vào trong BT Thử thách điền số => Giúp các em tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Hình ảnh “Đất nước em”: Khánh thành cây cầu thứ 352 được xây ở tỉnh Long An => Phù hợp với văn hóa nghĩa tình của người dân Thành phố giúp bà con vùng khó khă có phương tiện đi lại thuận tiện.

- BT5/trang 19 (tập 2): Giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS, Nhà nước chăm lo cho người dân trong dịch bệnh qua hình ảnh anh bộ đội phát gạo cho dân được lồng ghép trong bài tập.

b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

* Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

- BT3/trang 22 (tập 1): Ước lượng chiều dài, chiều cao cột đèn, bề dày quyển sách, gang tay cô giáo bằng các đơn vị đo mang tính liên hệ thực tế đời sống gần gũi với HS.

* Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.

- BT trang 56 (tập 1): Giới thiệu cho HS kiến thức về một đặc sản mang lợi ích kinh tế cao có thể xuất khẩu hội nhập tốt cùng đặc sản các nước trong khu vực.

- Từ BT5b/trang 83 (tập 1): Giới thiệu tốt cho HS điều kiện môi trường khí hậu ở 3 địa điểm trên đất nước ta để HS biết và có ý thức bảo vệ môi trường.

- Bài “Tính chu vi sàn phòng học, chu vi sân trường” trang 49 (tập 2): Cung cấp cho HS kiến thức có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hàng ngày, môi trường xung quanh HS.

c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

* Đảm bảo tính kế thừa.

- Có các bài ôn tập mang tính kế thừa kiến thức từ lớp dưới giúp cho HS có thể củng cố kiến thức nhằm học tốt ở lớp trên qua các bài sau:

+ Ôn các số đến 1000

+ Ôn tập phép cộng, phép trừ

+ Cộng nhẩm, trừ nhẩm

* Chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

- Thông qua BT Thử thách Điền số trang 49 (tập 1): lồng ghép giới thiệu loại hình văn hóa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi của Thành phố.

d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

* Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh.

- Các bài toán điền số tìm quãng đường từ TPHCM đi các tỉnh thành khác bằng các loại hình giao thông đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguôn nhân lực chất lượng cao. (trang 61, tập 2)

e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

* Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Bài “Các khả năng xảy ra của một sự kiện” trang 46 (tập 2): Các bài tập mang yếu tố xác xuất thống kê đáp ứng tốt cho HS phát huy tính tích cực chủ động, HS tự học, tự trải nghiệm, phát khả năng tính toán sáng tạo.

- Bài “ Em làm được những gì?” trang 47; 48 (tập 2): tạo cơ hội tốt cho HS được học tập trải nghiệm.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.

* Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM.

- BT Thử thách có mấy cách để đi từ nhà An đến nhà bà => Hình thành cho HS cách tính toán khoa học để đến được mục tiêu bằng cách nhanh nhất thích ứng với mô hình học tập STEM.

b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

* Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Qua phần giới thiệu “Đất nước em” trang 24 (tập 1) về: Cánh đồng tam giác mạch (Hà Giang), vùng đất trồng lúa rộng lớn tứ giác Long Xuyên => Truyền thông cho HS nắm đất nước Việt Nam giàu và đẹp như thế nào.

* Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại.

- Bài “Hình hộp chữ nhật. Khối lập phương”: các hình ảnh về khối ru-bích, quả bóng, các khối vuông, tròn, hộp… phù hợp với thiết bị minh họa trình chiếu sẵn có (bảng tương tác) được trang bị bằng hình thức xã hội hóa theo chủ trương của Thành phố.

c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

* Đảm bảo tính phân hóa.

Các bài tập được sắp xếp theo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra có những bài mang tính thử thách đảm bảo yêu cầu phân hóa trong dạy học.

- BT6/trang 88 (tập 1): yêu cầu có hai cách tính dễ / khó bằng ước lượng hoặc tính chính xác mang tính phân hóa cao đáp ứng tốt cho các đối tượng HS trong lớp.

d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập.

* Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập.

- BT6/trang 58 (tập 1): Lựa chọn thùng để rót các can nước mắm vào cho vừa đầy => BT đáp ứng tính mở theo yêu cầu GDPT 2018, đồng thời giới thiệu được một sản phẩm đặc sắc của dân tộc.

Sách giáo khoa môn Toán Cánh Diều

Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.

Nhà xuất bản Đại học sư phạm

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa

1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố

a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng.

* Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh qua các bài học:

- BT4/ trang 118 (tập 1): nội dung giáo dục Biển đảo thân yêu phù hợp với giáo dục phẩm chất yêu nước cho HS.

- Hình ảnh cờ Tổ quốc bay rợp trên khán đài (trang 3, tập 2) = > Giúp các em thấm nhuần, tự hào truyền thống văn hóa của dân tộc và Thành phố.

b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

*Triển khai theo triết lí “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”

- Hình ảnh minh họa cho bài “Phép trừ trong phạm vi 100. 000” (trang 55, tập 2): Minh họa nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu đáp ứng cho kiến thức hội nhập khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho HS nhìn thấy hình ảnh các kiến thức Toán ngay trong đời sống thực tiễn hằng ngày.

c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

* Có các bài ôn tập mang tính kế thừa kiến thức từ lớp dưới giúp cho HS có thể củng cố kiến thức nhằm học tốt ở lớp trên qua các bài sau:

+ Ôn tập các số trong phạm vi 1000

+ Ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 1000

+ Ôn tập về hình học và đo lường

+ Ôn tập về phép nhân , bảng nhần 2, bảng nhân 5.

d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

* Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh qua bài tập:

- BT3/trang 121 (tập 1): Vận chuyển hàng bằng xe nâng trong siêu thị mà HS TPHCM được trông thấy bằng trực quan thực tế.

- BT6/trang 33 (tập 2): Quảng bá loại hình giao thông hàng không => Đáp ứng tốt được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh.

- BT6/trang 64 (tập 2): Giới thiệu tòa nhà chung cư 512 căn hộ => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh hiện đại tiện ích.

- BT6/trang 70 (tập 2): Giới thiệu trang trại áp dụng nông nghiệp công nghệ cao => Phù hợp với điều kiện xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh hiện đại Xanh – Sạch – Đẹp.

- BT4/trang 97 (tập 2): Giới thiệu Bảng chiều dài tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến một số tỉnh và TPHCM => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị có hệ thống giao thông, thông minh hiện đại và tiện ích.

e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

* Phát huy tối đa khả năng sáng tạo

- BT6/trang 120 (tập 1): đáp ứng được tính sang tạo của HS qua kĩ năng suy luận tính toán khối lượng cân nặng thêm của măng khô.

* Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động “Em có biết”: Có bao nhiêu vệ tinh nhân tạo đang bay trên đầu của chúng ta ? => Bài tập đáp ứng yêu cầu khuyến khích HS thực hành nghiên cứu khoa học.

* Hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh

- Hình ảnh minh họa cho bài “Tìm thành phần chưa biết của phép tính” (trang 79, tập 2): Minh họa tốt cho HS kĩ năng tự học, chăm chỉ đọc sách tự rèn luyện, tự nâng cao kiến thức.

* Phát huy tối đa khả năng sáng tạo

- Bài “Các khả năng xảy ra của một sự kiện” trang 98 (tập 2): Các bài tập mang yếu tố xác xuất thống kê đáp ứng tốt cho HS phát huy tính tích cực chủ động, HS tự học, tự trải nghiệm, phát khả năng tính toán sáng tạo.

- BT/ trang 99 (tập 2): tạo cơ hội tốt cho HS được học tập trải nghiệm.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.

*Hình thành kỹ năng mềm ở học sinh:

- Bài “Em vui học ” – BT1 (trang 49, tập 2): BT tích hợp các kĩ năng về hình học, về công nghệ, về tính toán… => Phục vụ tốt mục tiêu giáo dục STEM.

- BT3/trang 68 (tập 2): Giới thiệu dây chuyền sản xuất => Đáp ứng hiểu biết về khoa học công nghệ, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố.

b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

* Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- BT6/trang 14 (tập 2): Đọc các thông tin rồi ghi lại sức chứa của các sân vận động (có sân vận động Thống Nhất ở TPHCM) => Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, đồng thời truyền thông tốt cho HS trong hoạt động giáo dục.

* Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại.

- BT5/trang 56 (tập 2): Giới thiệu Video trên Internet =>

Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- BT5/trang 64 (tập 2): Giới thiệu loại hình sản xuất nuôi tằm lấy tơ dệt vải mang lợi ích kinh tế cao => Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, đồng thời truyền thông tốt cho HS trong hoạt động giáo dục.

c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

* Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng, đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề qua bài tập:

- BT6/trang 82 (tập 2): BT trả lời câu hỏi và đặt thêm các câu hỏi tương tự đố bạn thực hiện => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh.

d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập.

*Đổi mới phương pháp dạy học: Mỗi bài học gồm các hoạt động mang tính phân bậc (Khởi động -> Phân tích -> Thực hành -> Vận dụng)

- BT6/trang 55 (tập 2): Tính độ dài đoạn đường ngắn nhất từ nhà đến trường học và từ nhà đến bảo tàng => BT buộc HS suy nghĩ và trả lời theo nhiều hướng cho phù hợp với yêu cầu đặt ra nhằm đáp ứng tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức.

, ngày ….. tháng ….. năm 2022

Người nhận xét

Mời các bạn vào tham khảo thêm toàn bộ chuyên mục tài liệu lớp 3.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 3

    Xem thêm