Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 - Đầy đủ các môn
Việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 cho năm học tới sẽ như thế nào là vấn đề nhận được sự quan tâm của thầy cô. Để có thể lập mẫu nhận xét sách giáo khoa lớp 3 đúng với quy định, mời các thầy cô tham khảo Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 - Đầy đủ các môn năm học 2022-2023 dưới đây:
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022-2023
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Toán
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Đạo Đức
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tin Học
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Công nghệ
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Giáo dục thể chất
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Anh
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Mỹ thuật
- Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc
Lưu ý: Tài liệu này để thầy cô tham khảo theo tiêu chí phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế tại cơ sở.
Nguồn được chia sẻ bởi cô Nguyễn Ngọc Mai
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Toán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BẢN NHẬN XÉT
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 - MÔN TOÁN
Họ và tên: …………..
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ………
Các căn cứ nhận xét:
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Sách giáo khoa môn Toán Kết nối tri thức
Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | * Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh qua các bài học: - BT5/trang 14 (tập 1): với dữ liệu ngày hội đầu xuân có đô vật tham gia thi đấu => phù hợp với văn hóa, truyền thống của dân tộc và Thành phố. - Bài “Bảng nhân 9, bảng chia 9”: Hoạt động hóa dân tộc và của thành phố. khám phá có hình ảnh múa rồng phù hợp với truyền thống văn - BT1/trang 69 (tập 1): Giải ô số để tìm ra di tích nổi tiếng Chùa Một Cột => BT vừa mang tính sáng tạo trong cách giải bài của HS, vừa mang đậm truyền thống của dân tộc giúp các em tự hào với văn hóa dân tộc. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | * Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh qua các bài học: - Bài “Ôn tập đo lường”: các bài tập cân, đong chất lỏng, xem giờ, giáo dục tiết kiệm nước… có lượng kiến thức chung với hệ thống đo lường của quốc tế mang tính hiện đại, hội nhập với quốc tế; các dụng cụ cân đo, đong, đếm (cân, can, thùng, đồng hồ…) dễ tìm kiếm trong thực tế đời sống. * Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. - Bài “Luyện tập” trang 24 – Tập 1: Phần giới thiệu cân nặng của hổ, báo, sư tử… gần gũi với môi trường hiện có của Thành phố là Thảo Cầm Viên. - BT3/trang 68 (tập 1): BT tập lấy cốt truyện từ truyện ngụ ngôn cung cấp tốt vốn sống thực tế cho HS. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | * Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. - BT3/trang 27 (tập 1): các bạn quyên góp sách vở để giúp đỡ cho các bạn bị thiên tai lũ lụt => Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam giàu lòng nhân ái và phù hợp với lối sống của người dân Thành phố Nhân ái – Nghĩa tình. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | * Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao qua bài học: - BT3/trang 26 (tập 1): Biểu diễn đường giao thông phù hợp với hình ảnh đô thị Thành phố nơi các em đang sinh sống. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | * Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở qua bài học: - Hình ảnh minh họa cáp treo vận hành lên đỉnh núi BT3/trang 40 (tập 1): kích thích cho HS ước mơ sáng tạo khoa học kĩ thuật phục vụ đời sống ngày càng tiện ích hơn. - BT3/trang 65 (tập 1): BT buộc HS vận dụng quan sát thực tế từ đó suy luận cách tìm chiều dài, chiều rộng của cái ao => Phát huy tốt tính chủ động sáng tạo của HS. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | * Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu. - BT2/trang 15 (tập 1): Hình ảnh Rô-bốt hái bưởi phù hợp với chủ đề STEM về toán học, khoa học và công nghệ. - BT4/trang 71 (tập 1): Tìm đường đi qua mê cung tới tòa thành giúp HS tính toán khoa học để đến mục tiêu nhanh nhất, đáp ứng tốt cho mô hình học tập STEM. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | * Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin. - Bài “Ôn tập hình học”: các hình ảnh về Rô-bốt hút bụi, khối ru-bích, quả địa cầu, các khối vuông, tròn, hộp… phù hợp với thiết bị trình chiếu sẵn có (bảng tương tác) được trang bị bằng hình thức xã hội hóa theo chủ trương của Thành phố. * Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - BT3/trang 10 (tập 2): Rô-bốt qua 4 cầu nổi tiếng ở các miền của đất nước => Đáp ứng tốt về truyền thông trong hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | * Tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. - Các hoạt động thực hành ước lượng, đo lường, hoạt động trò chơi giúp HS phát triển phẩm chất yêu lao động, học tập, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin; đồng thời phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | * Kết hợp xây dựng nội dung với phương pháp dạy học, hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của HS so với yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề trong nội dung đó. - Đáp ứng tốt tính mở qua những bài tập vận dụng thực tế như: + BT4a,b/trang 30: Điền số bút chì màu theo thực tế. + BT1/trang 60 (tập 1): Tính độ dài đoạn đường từ nhà của các nhân vật dế mèn, dế trũi, xén tóc, châu chấu voi giữa các nhà của các nhân vật với nhau buộc HS suy nghĩ và trả lời theo nhiều hướng cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. |
2. Sách giáo khoa môn Toán Chân trời sáng tạo
Tác giả: Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | * Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. - Giới thiệu được một loại hình múa rối tay vào trong BT Thử thách điền số => Giúp các em tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc. - Hình ảnh “Đất nước em”: Khánh thành cây cầu thứ 352 được xây ở tỉnh Long An => Phù hợp với văn hóa nghĩa tình của người dân Thành phố giúp bà con vùng khó khă có phương tiện đi lại thuận tiện. - BT5/trang 19 (tập 2): Giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS, Nhà nước chăm lo cho người dân trong dịch bệnh qua hình ảnh anh bộ đội phát gạo cho dân được lồng ghép trong bài tập. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | * Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. - BT3/trang 22 (tập 1): Ước lượng chiều dài, chiều cao cột đèn, bề dày quyển sách, gang tay cô giáo bằng các đơn vị đo mang tính liên hệ thực tế đời sống gần gũi với HS. * Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế. - BT trang 56 (tập 1): Giới thiệu cho HS kiến thức về một đặc sản mang lợi ích kinh tế cao có thể xuất khẩu hội nhập tốt cùng đặc sản các nước trong khu vực. - Từ BT5b/trang 83 (tập 1): Giới thiệu tốt cho HS điều kiện môi trường khí hậu ở 3 địa điểm trên đất nước ta để HS biết và có ý thức bảo vệ môi trường. - Bài “Tính chu vi sàn phòng học, chu vi sân trường” trang 49 (tập 2): Cung cấp cho HS kiến thức có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hàng ngày, môi trường xung quanh HS. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | * Đảm bảo tính kế thừa. - Có các bài ôn tập mang tính kế thừa kiến thức từ lớp dưới giúp cho HS có thể củng cố kiến thức nhằm học tốt ở lớp trên qua các bài sau: + Ôn các số đến 1000 + Ôn tập phép cộng, phép trừ + Cộng nhẩm, trừ nhẩm * Chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. - Thông qua BT Thử thách Điền số trang 49 (tập 1): lồng ghép giới thiệu loại hình văn hóa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi của Thành phố. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | * Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh. - Các bài toán điền số tìm quãng đường từ TPHCM đi các tỉnh thành khác bằng các loại hình giao thông đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguôn nhân lực chất lượng cao. (trang 61, tập 2) |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | * Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Bài “Các khả năng xảy ra của một sự kiện” trang 46 (tập 2): Các bài tập mang yếu tố xác xuất thống kê đáp ứng tốt cho HS phát huy tính tích cực chủ động, HS tự học, tự trải nghiệm, phát khả năng tính toán sáng tạo. - Bài “ Em làm được những gì?” trang 47; 48 (tập 2): tạo cơ hội tốt cho HS được học tập trải nghiệm. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | * Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM. - BT Thử thách có mấy cách để đi từ nhà An đến nhà bà => Hình thành cho HS cách tính toán khoa học để đến được mục tiêu bằng cách nhanh nhất thích ứng với mô hình học tập STEM. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | * Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Qua phần giới thiệu “Đất nước em” trang 24 (tập 1) về: Cánh đồng tam giác mạch (Hà Giang), vùng đất trồng lúa rộng lớn tứ giác Long Xuyên => Truyền thông cho HS nắm đất nước Việt Nam giàu và đẹp như thế nào. * Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại. - Bài “Hình hộp chữ nhật. Khối lập phương”: các hình ảnh về khối ru-bích, quả bóng, các khối vuông, tròn, hộp… phù hợp với thiết bị minh họa trình chiếu sẵn có (bảng tương tác) được trang bị bằng hình thức xã hội hóa theo chủ trương của Thành phố. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | * Đảm bảo tính phân hóa. Các bài tập được sắp xếp theo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra có những bài mang tính thử thách đảm bảo yêu cầu phân hóa trong dạy học. - BT6/trang 88 (tập 1): yêu cầu có hai cách tính dễ / khó bằng ước lượng hoặc tính chính xác mang tính phân hóa cao đáp ứng tốt cho các đối tượng HS trong lớp. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | * Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. - BT6/trang 58 (tập 1): Lựa chọn thùng để rót các can nước mắm vào cho vừa đầy => BT đáp ứng tính mở theo yêu cầu GDPT 2018, đồng thời giới thiệu được một sản phẩm đặc sắc của dân tộc. |
3. Sách giáo khoa môn Toán Cánh Diều
Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | * Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh qua các bài học: - BT4/ trang 118 (tập 1): nội dung giáo dục Biển đảo thân yêu phù hợp với giáo dục phẩm chất yêu nước cho HS. - Hình ảnh cờ Tổ quốc bay rợp trên khán đài (trang 3, tập 2) = > Giúp các em thấm nhuần, tự hào truyền thống văn hóa của dân tộc và Thành phố. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | *Triển khai theo triết lí “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống” - Hình ảnh minh họa cho bài “Phép trừ trong phạm vi 100. 000” (trang 55, tập 2): Minh họa nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu đáp ứng cho kiến thức hội nhập khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho HS nhìn thấy hình ảnh các kiến thức Toán ngay trong đời sống thực tiễn hằng ngày. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | * Có các bài ôn tập mang tính kế thừa kiến thức từ lớp dưới giúp cho HS có thể củng cố kiến thức nhằm học tốt ở lớp trên qua các bài sau: + Ôn tập các số trong phạm vi 1000 + Ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 1000 + Ôn tập về hình học và đo lường + Ôn tập về phép nhân , bảng nhần 2, bảng nhân 5. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | * Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh qua bài tập: - BT3/trang 121 (tập 1): Vận chuyển hàng bằng xe nâng trong siêu thị mà HS TPHCM được trông thấy bằng trực quan thực tế. - BT6/trang 33 (tập 2): Quảng bá loại hình giao thông hàng không => Đáp ứng tốt được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh. - BT6/trang 64 (tập 2): Giới thiệu tòa nhà chung cư 512 căn hộ => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh hiện đại tiện ích. - BT6/trang 70 (tập 2): Giới thiệu trang trại áp dụng nông nghiệp công nghệ cao => Phù hợp với điều kiện xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh hiện đại Xanh – Sạch – Đẹp. - BT4/trang 97 (tập 2): Giới thiệu Bảng chiều dài tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến một số tỉnh và TPHCM => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị có hệ thống giao thông, thông minh hiện đại và tiện ích. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | * Phát huy tối đa khả năng sáng tạo - BT6/trang 120 (tập 1): đáp ứng được tính sang tạo của HS qua kĩ năng suy luận tính toán khối lượng cân nặng thêm của măng khô. * Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học. - Hoạt động “Em có biết”: Có bao nhiêu vệ tinh nhân tạo đang bay trên đầu của chúng ta ? => Bài tập đáp ứng yêu cầu khuyến khích HS thực hành nghiên cứu khoa học. * Hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh - Hình ảnh minh họa cho bài “Tìm thành phần chưa biết của phép tính” (trang 79, tập 2): Minh họa tốt cho HS kĩ năng tự học, chăm chỉ đọc sách tự rèn luyện, tự nâng cao kiến thức. * Phát huy tối đa khả năng sáng tạo - Bài “Các khả năng xảy ra của một sự kiện” trang 98 (tập 2): Các bài tập mang yếu tố xác xuất thống kê đáp ứng tốt cho HS phát huy tính tích cực chủ động, HS tự học, tự trải nghiệm, phát khả năng tính toán sáng tạo. - BT/ trang 99 (tập 2): tạo cơ hội tốt cho HS được học tập trải nghiệm. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | *Hình thành kỹ năng mềm ở học sinh: - Bài “Em vui học ” – BT1 (trang 49, tập 2): BT tích hợp các kĩ năng về hình học, về công nghệ, về tính toán… => Phục vụ tốt mục tiêu giáo dục STEM. - BT3/trang 68 (tập 2): Giới thiệu dây chuyền sản xuất => Đáp ứng hiểu biết về khoa học công nghệ, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | * Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - BT6/trang 14 (tập 2): Đọc các thông tin rồi ghi lại sức chứa của các sân vận động (có sân vận động Thống Nhất ở TPHCM) => Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, đồng thời truyền thông tốt cho HS trong hoạt động giáo dục. * Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại. - BT5/trang 56 (tập 2): Giới thiệu Video trên Internet => Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - BT5/trang 64 (tập 2): Giới thiệu loại hình sản xuất nuôi tằm lấy tơ dệt vải mang lợi ích kinh tế cao => Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, đồng thời truyền thông tốt cho HS trong hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | * Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng, đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề qua bài tập: - BT6/trang 82 (tập 2): BT trả lời câu hỏi và đặt thêm các câu hỏi tương tự đố bạn thực hiện => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | *Đổi mới phương pháp dạy học: Mỗi bài học gồm các hoạt động mang tính phân bậc (Khởi động -> Phân tích -> Thực hành -> Vận dụng) - BT6/trang 55 (tập 2): Tính độ dài đoạn đường ngắn nhất từ nhà đến trường học và từ nhà đến bảo tàng => BT buộc HS suy nghĩ và trả lời theo nhiều hướng cho phù hợp với yêu cầu đặt ra nhằm đáp ứng tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức. |
…, ngày ….. tháng ….. năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Thị Kim Oanh, Trần Kim Phượng
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | * Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố với các chủ đề chính như: - Mái nhà yêu thương - Cộng đồng gắn bó - Bài học từ cuộc sống - Đất nước ngàn năm - Trái Đất của chúng mình. - Nghe kể chyện “Đội viên tương lai” trang 52, tập 1. - Từ thực hiện mẫu đơn “Đơn xin vào Đội” trang 58, tập 1 => giúp HS ý thức tự hào là Đội viên là công dân của Việt Nam. - Bài đọc “Ngày em vào Đội” trang 70, tập 1.=> HS tự hào là công dân là Đội viên. - Bài “Vẽ quê hương” trang 79,tập 1 => Bồi đắp cho HS tình yêu quê hương đất nước, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. * Tự hào với văn hóa, truyền thống của dân tộc. - Bài “Tiếng nước mình” (trang 91, tập 2) => Qua bài đọc các em tự hào về tiếng nói và chữ viết của dân tộc. - Bài “Hai Bà Trưng” (trang 102, tập 2) => Qua bài đọc các em tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. * Sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng qua các bài học như: - “Mái nhà yêu thương” trang 81, tập 1 - “Ngưỡng cửa” trang 82, tập 1. - “Món quà đặc biệt” trang 86, tập 1. - “Bà em” trang 89, tập 1. - “Khi cả nhà bé tí” trang 90, tập 1. - “Những người yêu thương” trang 91, tập 1. - Đọc “Trò chuyện cùng mẹ” trang 93, tập 1. - Đọc: “Để cháu nắm tay ông” trang 100, tập 1. - “Ông ngoại” trang 103, tập 1. - Đọc: “Tôi yêu em tôi” trang 104, tập 1. - Chủ điểm: “Cộng đồng gắn bó” trang 111, tập 1 |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | * Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế như: - Bài “Lời giải toán đặc biệt” (Theo kể chuyện danh nhân thế giới) trang 50, tập 1. - Bài “Bài tập làm văn” trang 54, tập 1. - Nghe kể “Mặt trời mọc ở đằng … Tây” trang 68, tập 1. * Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh như: + Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày qua các bài học như: “Đi tàu Thống Nhất”; “Cánh rừng trong nắng”; “Lần đầu ra biển”; “Tập nấu ăn” ; “Đồ đạc trong nhà” 85 ; Đọc Bạn nhỏ trong nhà 107 + Có giá trị liên hệ thực tiễn với môi trường xung quanh qua các bài học như: “Bầu trời” (trang 8, tập 2) “Bầu trời trong mắt em” (trang 9, tập 2) “Buổi sáng” (trang 10, tập 2) “Mưa” (trang 11, tập 2) “Cóc kiện Trời” (trang 15, tập 2) “Trăng và biển” (trang 18, tập 2) “Ngày hội rừng xanh” (trang 23, tập 2) “Cây gạo” (trang 27, tập 2) “Tiếng vườn” (trang 31, tập 2) “Mặt trời xanh của tôi” (trang 32, tập 2) “Bầy voi rừng Trường Sơn” (trang 35, tập 2) * Kiến thức về môi trường xung quanh học sinh. - Nói và nghe: Môi trường của chúng ta => Trao đổi với bạn về hậu quả của ô nhiễm môi trường (trang 120, tập 2) - Bài “Em nghĩ về Trái Đất” (trang 120, tập 2) - Bài “Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất” (trang 122, tập 2) => Từ những hiểu biết về hậu quả của ô nhiễm môi trường, các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | * Đảm bảo tính kế thừa: - Bài “Bài tập làm văn” trang 54, tập 1 => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018. - Bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (trang 77, tập 2) => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018. * Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố với các chuyện kể như: - “Cóc kiện Trời” (trang 15, tập 2) - “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (trang 89, tập 2) - Sự tích ông Đùng, bà Đùng” (trang 98, tập 2) - “Thần sắt” (trang 101, tập 2) => Thể hiện lòng ước ao của người Việt mong muốn trị thủy và mong cho mưa thuận gió hòa của nền văn minh lúa nước. * Các nội dung giáo dục về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục. - Chẳng hạn như : Bài “Ngày gặp lại” và “Em yêu mùa hè” => được học ngay sau ngày khai trường. - Chủ điểm: “Bốn mùa mở hội” => được học vào dịp tết Nguyên đán. - Chủ điểm: “Một mái nhà chung” => được học vào dịp hưởng ứng Ngày Trái Đất của thế giới,... * Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước: - Dựa vào tranh đoán chuyện: “Sự tích nhà sàn” của dân tộc Mường (trang 84, tập 2) - Bài “Bản em” (trang 82, tập 2) - Bài “Núi quê tôi” (trang 83, tập 2) - Bài “Nhà rông” (trang 95, tập 2) |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | * Trong các chủ đề, mỗi chủ đề đều thể hiện sự sáng tạo trong từng nội dung, chính sự sáng tạo của học sinh đã đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. * Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. - Bài 15 “Thư viện” trang 66, tập 1 => Phù hợp với hướng phát triển của Thành phố và phát triển của giáo dục là chú trọng đến văn hóa đọc. * Đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế thông qua các bài học như: - Bài “Vị khách tốt bụng” Truyện dân gian nước ngoài (trang 47, tập 2) - Nghe kể chuyện “Cậu bé đánh giày” sưu tầm từ nguồn nước ngoài (trang 49, tập 2) - Bài “Ngọn lửa Ô-lim-pích” (trang 111, tập 2) - Chuyện “Đất quý, đất yêu” Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a (trang 113, tập 2) |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Học sinh được thực hành nhiều qua từng bài học, từng chủ đề, được sáng tạo. Thông qua các hoạt động học tập giúp HS phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, giáo dục gợi mở. * Phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống: - Nghe kể chuyện “Chó đốm con và mặt trời” (Theo 108 truyện đồng thoại nhỏ, sáng tạo lớn) trang 36, tập 1. - “Lời giải toán đặc biệt” trang 50, tập 1. * Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Ôn Tiết 3 – 4, trang76 – tập 1: + BT1 Tìm điểm đến của các bạn nhỏ => Phát huy tốt cách giải sáng tạo của HS khi tìm điểm đến nhanh ngắn nhất. + BT3 Giải ô chữ để tìm ra ẩn số là BT vận dụng kiến thức thực tế để tìm ra đáp án, phù hợp với tiêu chí vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. * Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học. - Bài “Rô-bốt ở quanh ta” => Học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên. Nội dung bài học giúp học sinh phát huy và sáng tạo một cách tích cực. Các bài học tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm; khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo. Đồ dùng dạy học trong từng hoạt động có thể tự làm |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | * Phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Sử dụng soạn giảng PowerPoint, bảng tương tác, máy chiếu, đàn phím điện tử, video âm nhạc tạo hứng thú cho học sinh học tập * Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Bài “A lô, tớ đây” (trang 67, tập 2) => Trao đổi với bạn về lợi ích của điện thoại. - Tìm đọc: “Rô-bốt đang đến gần với cuộc sống” (trang 117, tập 2) * Truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - BT1/trang117, tập 2: “Bản tin Giờ Trái Đất năm 2021” => Phù hợp với hoạt động truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | - Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện khuyến khích giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh. - Giáo viên được sáng tạo trong cách dạy, học sinh học tập tích cực tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành. phù hợp với lứa tuổi học sinh. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Giáo viên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh. Các bài học thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học. |
2. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Bộ Chân trời sáng tạo
Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (đồng Chủ biên), Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | * Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố thông qua các chủ đề: - Em là Đội viên - Vòng tay bè bạn - Mái ấm gia đình - Bốn mùa mở hội - Đất nước mến yêu - Một mái nhà chung. - BT1/trang 41, tập 1: Giới thiệu 3 thắng cảnh đẹp của các miền đất nước Bắc, Trung, Nam => Giúp các em tự hào truyền thống văn hóa dân tộc. - Bài “Ngày em vào Đội” trang 60, tập 1: Các em tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | * Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh: - Hoạt động Vận dụng “Chơi trò chơi Vui đến trường” (trang 12, tập 1): HS tìm đường đến trường bằng con đường ngăn nhất => Phù hợp với thực tế đời sống hàng ngày, môi trường xung quanh HS. * Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế: - Chủ điểm “Nghệ sĩ tí hon” (tập 2) => Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh qua hình ảnh người nghệ sĩ của nhân loại. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | * Đáp ứng được tiêu chí Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố với chủ đề: “Quê hương tươi đẹp”; “Bốn mùa mở hội”; “Đất nước mến yêu”. - Trò chơi “Bức tranh mùa thu” (trang 19, tập 1): HS được luyện nói từ 1; 2 câu về quang cảnh mùa thu và lễ hội rước đèn Trung thu => Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. - Bài “Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí” (trang 28, tập 1): Giới thiệu các loại hình Câu lạc bộ nghệ thuật => Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. - BT2/trang 102, tập 1: Kể chuyện theo tranh “Ông Trạng giỏi tính toán” => Đáp ứng được tính kế thừa cái hay, cái giỏi tính toán của người xưa. - Bài : “Chiếc áo của hoa đào” “Đua ghe ngo” “Rộn ràng hội xuân” “Độc đáo lễ hội đèn Trung thu” “Ông già và cô bé tuyết” (Từ trang 10 đến trang 23) => Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. * Các nội dung giáo dục về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục. - Chẳng hạn chủ điểm: “Vào năm học mới” => được học ngay sau ngày khai trường. - Chủ điểm: “Bốn mùa mở hội” => được học vào dịp tết Nguyên đán. - Chủ điểm: “Một mái nhà chung” => được học vào dịp hưởng ứng Ngày Trái Đất của thế giới,... |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | * Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh: - Bài 4 “Hoa cỏ sân trường” (trang 36, tập 1): Hình ảnh về ngôi trường khang trang, hiện đại => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh. - Bài “Nắng phương Nam” trang 78, tập 2: Giới thiệu nét đặc sắc của đường hoa Nguyễn Huệ ở TPHCM => Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.B | *Các chủ đề luôn khuyến khích các em học sinh phát huy sự sáng tạo trong từng nội dung, và chủ động trong học tập hơn như các nội dung khám phá trong các chủ đề luôn tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo. - HS tự phát huy tính tích cực chủ động học tập qua chủ điểm “Vào năm học mới” trang 10; 11 (tập 1): Tự chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới. * Phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống: - Bài “Ý tưởng của chúng mình” (trang 76; 77 tập 1): tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Bài “Đồng hồ Mặt Trời” trang 90; 91 – Tập 1: học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | * Nội dung các chủ đề phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Các nội dung của các chủ đề luôn rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cho học sinh. Chẳng hạn:cấu trúc các bài học của một chủ điểm, cấu trúc từng bài học; quan điểm giao tiếp và tích hợp trong biên soạn; triết lí dạy chữ – dạy người; ứng dụng những thành tựu của giáo dục học, tâm lí học hiện đại, tâm lí nhận thức, tâm lí ngôn ngữ của HS trong việc lựa chọn hệ thống ngữ liệu, thiết kế bài tập,... giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. - Hoạt động Vận dụng BT1; 2/trang 31 (tập 1): Tích hợp văn học, nghệ thuật, công nghệ, văn hóa => Phù hợp với việc dạy học theo mô hình STEM. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | * Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin : - Do điều kiện trang thiết bị sẵn có như Bảng tương tác + Tài nguyên Giáo án được trang bị từ nguồn xã hội hóa của CMHS, nên: + Nội dung từng chủ đề phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. + Sử dụng, soạn giảng PowerPoint, bảng tương tác, máy chiếu, , đàn phím điện tử, video âm nhạc. * Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục: - Các Bản tin – Chương trình – Thông báo (trang 29; 30 – Tập 1): đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - BT đọc và viết thư điện tử (trang 65; 66; 67 tập 1): Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Bài 2/trang 107, tập 1: Chia sẻ với bạn những cách em liên lạc với người thân, bạn bè => Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Bài ‘Những đám mây ngũ sắc” trang 58; 59 (tập 2): Truyền thông giáo dục cho HS về Biển đảo quê hương. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | * Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng tạo , đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề. Giáo dục HS biết tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của bản thân; giáo dục quyền con người, bình đẳng giới; biết yêu quý, tôn trọng mọi người, mọi vật xung quanh; Giáo dục ý thức về văn hoá truyền thống; Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; Giáo dục ý thức về cuộc sống hiện đại, về môi trường. - BT “Đặt tên cho mỗi bức tranh” (trang 35, tập 1): Đảm bảo tính phân hóa, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. - BT2/trang 116, tập 1: Kể chuyện theo tranh theo sơ đồ mạng => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. |
3. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt - Bộ Cánh Diều
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Hoàng Hòa Bình, Vũ Trọng Đông, Nguyễn Khánh Hà, Trần Mạnh Hưởng.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | * Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố như chủ đề lớn như: - Mái ấm gia đình - Yêu thương và chia sẻ - Cuộc sống đô thị - Anh em một nhà - Bảo vệ Tổ quốc - Trái Đất của em - Bạn bè bốn phương - Bài “Lễ chào cờ đặc biệt” trang 8,tập 1 => Hình ảnh lễ chào cờ các em xếp thành đội hình Bản đồ Việt Nam => Hình thành ở các em lòng tự hào dân tộc. - Bài “Em là học sinh lớp Ba” trang 17, tập 1 => HS tự hào được là học sinh của trường. * Phù hợp với truyền thống yêu nước của dân tộc. - Bài “Người trí thức yêu nước” trang 86, tập 1. - Trao đổi: “Bảo tàng dân tộc học” trang 54, tập 2. - Bài đọc “Chú hải quân” trang 67, tập 2. - Kể chuyện: “Chàng trai làng Phù Ủng” trang 69, tập 2. - Bài đọc “Hai Bà Trưng” trang 70, tập 2. - Bài đọc “Trận đánh trên không” trang 72, tập 2. - Bài đọc “Trần Bình Trọng” trang 74, tập 2. - Bài đọc “Gửi theo các chú bộ đội” trang 75, tập 2. - Bài đọc “Ở lại với chiến khu” trang 77, tập 2. * Sống có trách nhiệm với gia đình. - Bài “Con đã lớn thật rồi” trang 22, tập 1. - Bài “Giặt áo” trang 22, tập 1. - Bài “Con heo đất” trang 33, tập 1. - Bài “Em tiết kiệm” trang 35, tập 1. - Bài “Ngưỡng cửa” trang 46, tập 1. - Bài “Cha sẽ luôn bên con” trang 49, tập 1. - Bài “Quạt cho bà ngủ” trang 52, tập 1. - Bài “Ba anh em” trang 63, tập 1. * Sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. - Bài “Yêu thương, chia sẻ” trang 67, tập 1. - Bài “Bạn bè bốn phương” trang 84, tập 2. - Bài “Một mái nhà chung” trang , tập 2. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | * Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh thông qua những bài học cụ thể, hay, ý nghĩa mang tính giáo dục cao được đưa vào như: - Bài “Niềm vui của em” trang 32, tập 1. - Bài “Chú gấu Mi-sa” trang 38, tập 1. - Bài “Chiếc gương” trang 83, tập 1. - Bài “Cái cầu” trang 84, tập 1. - Kể chuyện ngụ ngôn “Kho báu” trang 26, tập 2. - Bài đọc “Phép mầu trên sa mạc” trang 27, tập 2. - Bài “Một kì quan” trang 103, tập 2. * Kiến thức về môi trường xung quanh học sinh. - Trao đổi: Bảo vệ môi trường đô thị (trang 34, tập 2) - Bài đọc “Con kênh xanh giữa lòng thành phố” trang 41, tập 2. - Bài đọc “Em nghĩ về Trái Đất” trang 88, tập 2. => Trao đổi với bạn về hậu quả của ô nhiễm môi trường. Từ đó, HS có ý thức bảo vệ môi trường. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | * Đảm bảo tính kế thừa. - Bài “Bài tập làm văn” trang 28, tập 1 => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018. - Bài “Trận bóng dưới lòng đường” trang 37, tập 2 => Kế thừa từ SGK hiện hành phù hợp với yêu cầu của CTPT 2018. - Bài đọc “Ông Trạng giỏi tính toán” trang 80, tập 1: => Đáp ứng được tính kế thừa cái hay, cái giỏi tính toán của người xưa. * Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố với các chuyện kể như: - “Sự tích thành Cổ Loa” - “Rừng gỗ quý” trang 46, tập 2. - Bài đọc: “Hội đua ghe ngo” trang 51, tập 2. => Thể hiện lòng ước ao của người Việt mong muốn cuộc sống an lành, hạnh phúc. * Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước - Bài “Nhà rông” (trang 77, tập 1) - Bài “Chợ nổi Cà Mau” (trang 10, tập 2) - Bài “Anh em một nhà” (trang 45, tập 2) - Bài “Nét đẹp trăm miền” (trang 57, tập 2) * Những bài học gắn liền với cuộc sống xung quanh các em như: - BT1/trang 38, tập 1: Nối tên món quà em được tặng. * Các nội dung giáo dục về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục. - Chẳng hạn bài học: “Chào năm học mới” và “Nhớ lại buổi đầu đi học” trang 19, tập 1 => được học ngay sau ngày khai trường. - Bài: “Mùa thu của em” trang 15, tập 1.=> được học vào khoảng dịp tết Trung thu. * Có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. - Bài “Cuộc sống đô thị” (trang 31, tập 2) - Bài “Những tấm chân tình” (trang 35, tập 2) => Phù hợp với văn hóa TPHCM qua bài viết có nội dung về TPHCM. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | * Đảm bảo định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. - BT1: “Em đọc sách báo” trang 54, tập 1 => Phù hợp với hướng phát triển của Thành phố và phát triển của giáo dục là chú trọng đến văn hóa đọc. * Đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế thông qua các bài học như: - Bài “Không chịu đầu hàng” trang 103, tập 1. - Bài “Người chạy cuối cùng” trang 104, tập 1. - Bài “Bạn bè bốn phương” trang 84, tập 2. - Bài “Cu-ba tươi đẹp” trang 85, tập2. - Bài “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” trang 99, tập 2. - Trao đổi: “Thực hành giao lưu” trang 102, tập 2. - Bài “Tết Bun-pi-may” trang 117, tập 2. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | * Phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống: - Góc sáng tạo: “Viết, vẽ về mái ấm gia đình” trang 36, tập 1. - Góc sáng tạo: “Ý tưởng của em” trang 92, tập 1. - Góc sáng tạo: “Đố vui: Đó là cảnh đẹp nào ?” trang 15, tập 2. - Góc sáng tạo: “Đô thị của em” trang 43, tập 2. * Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo. - Bài “Bảy sắc cầu vồng” trang 68, tập 1. - Bài “Khối óc và bàn tay” trang 80, tập 1. * Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. - Bài “Bình nước và con cá vàng” trang 88, tập 1. - Bài “Từ cậu bé làm thuê” trang 90, tập 1. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | * Nội dung các chủ đề phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Các nội dung của các chủ đề luôn rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cho học sinh như: - Bài đọc: “Từ cậu bé làm thuê” trang 90, tập 1. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | * Nội dung từng chủ đề phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Sử dụng, soạn giảng PowerPoint, bảng tương tác, máy chiếu, , đàn phím điện tử, video âm nhạc. * Phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Bài “Nhận và gọi điện thoại” (trang 48, tập 1) => Trao đổi với bạn về lợi ích của điện thoại. - Bài “Cảnh đẹp non sông” (trang 4, tập 2) => Hoạt động chia sẻ đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. - Bài “Thư điện tử” (trang 36, tập 2) => Trao đổi với bạn về lợi ích của Internet trong thời đại số. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | * Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng tạo , đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề. Giáo dục HS biết tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của bản thân; giáo dục quyền con người, bình đẳng giới; biết yêu quý, tôn trọng mọi người, mọi vật xung quanh; Giáo dục ý thức về văn hoá truyền thống; Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; Giáo dục ý thức về cuộc sống hiện đại, về môi trường. - BT 3 : Tìm đường đến kho báu theo sơ đồ mạng => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. - BT 2/trang11, tập 2 : Tìm đường về hang theo sơ đồ mạng => Đảm bảo tính phân hóa, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | * Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá. - Hoạt động tự đánh giá sau bài học (trang 93, tập 1) => Đáp ứng tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá. - Hoạt động tự đánh giá sau bài học (trang 106, tập 1) => Đáp ứng tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá. |
Quận 4, ngày ... tháng ... năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Đạo Đức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Đạo đức
Tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Nguyễn Thị Việt Hà.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố thông qua các bài học: - Minh chứng: Bài 1: Chào cờ và hát Quốc ca Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam Bải 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Đáp ứng được tiêu chí Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh thông qua những bài học cụ thể: - Minh chứng: Bài 9: Đi bộ an toàn Bài 10:An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông Bài 7: Khám phá bản thân |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố qua các bài học: - Minh chứng: Bải 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng Bài 4: Ham học hỏi Bài 5: Giữ lời hứa Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đảm bảo định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế qua bài học: - Minh chứng: Bài 1: Chào cờ và hát Quốc ca Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam Bài 9: Đi bộ an toàn Bài 10:An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Đáp ứng được tiêu chí Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua bài học cụ thể: - Minh chứng: Bài 4: Ham học hỏi Bài 5: Giữ lời hứa Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nội dung các chủ đề phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Các nội dung của các chủ đề luôn rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cho học sinh - Minh chứng: Bài 7: Khám phá bản thân Bài 8: Xử lý bất hòa với bạn bè |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Chủ đề phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng, đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Luôn có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, mỗi giáo viên có thể tự sáng tạo riêng cho từng hoạt động của mình. |
Sách giáo khoa môn Đạo đức
Tác giả: Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên), Mai Mỹ Hạnh, Phạm Quỳnh (đồng Chủ biên), Lê Quỳnh Chi, Trần Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Vân Hương, Giang Thiên Vũ.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố thông qua các bài học: - Minh chứng: Bài 12: Việt Nam tươi đẹp Bài 13: Việt Nam trên đà phát triển Bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Đáp ứng được tiêu chí Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh thông qua những bài học cụ thể: - Minh chứng: Bài 1 : An toàn giao thông khi đi bộ Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố qua các bài học: - Minh chứng: Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đảm bảo định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế qua bài học: - Minh chứng: Bài 1 : An toàn giao thông khi đi bộ Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông Bài 12: Việt Nam tươi đẹp Bài 13: Việt Nam trên đà phát triển Bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Đáp ứng được tiêu chí Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua bài học cụ thể: - Minh chứng: Bài 3: Em ham học hỏi Bài 4: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà Bải 5: tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp ở trường |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nội dung các chủ đề phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Các nội dung của các chủ đề luôn rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cho học sinh - Minh chứng: Bài 1 : An toàn giao thông khi đi bộ Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông Bài 12: Việt Nam tươi đẹp Bài 13: Việt Nam trên đà phát triển Bài 14: Tự hào truyền thống Việt Nam |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Chủ đề phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng, đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Luôn có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, mỗi giáo viên có thể tự sáng tạo riêng cho từng hoạt động của mình./td> |
Sách giáo khoa môn Đạo đức
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Đỗ Tất Thiên (Chủ biên), Nguyễn Chung Hải, Ngô Vũ Thu Hằng, Nguyễn Thanh Huân, Huỳnh Tông Quyền, Nguyễn Thị Hàn Thy.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nội dung phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố thông qua các bài học: - Minh chứng: Bài 1: Em khám phá đất nước Việt Nam Bài 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Đáp ứng được tiêu chí Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh thông qua những bài học cụ thể: - Minh chứng: Bài 11: Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông Bài 12: Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố qua các bài học: - Minh chứng: Bài 3: Em quan tâm hàng xóm láng giềng |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đảm bảo định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế qua bài học: - Minh chứng: Bài 1: Em khám phá đất nước Việt Nam Bài 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam Bài 11: Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông Bài 12: Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Đáp ứng được tiêu chí Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua bài học cụ thể: - Minh chứng: Bài 4: Em ham học hỏi Bài 6: Em tích cực hoàn thành nhiệm vụ |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nội dung các chủ đề phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Các nội dung của các chủ đề luôn rèn luyện kĩ năng, phẩm chất cho học sinh - Minh chứng: Bài 1: Em khám phá đất nước Việt Nam Bài 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam Bài 11: Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông Bài 12: Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Chủ đề phù hợp với việc vận dụng thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đảm bảo học sinh được phát huy sự sáng, đảm bảo được tính phân hóa, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy trong từng chủ đề. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Luôn có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, mỗi giáo viên có thể tự sáng tạo riêng cho từng hoạt động của mình. |
Quận .., ngày ... tháng ... năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Phan Thanh Hà, Đào Thị Hồng, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Thị Thanh Thủy.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nhận xét: Phù hợp việc giáo dụctruyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình. Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Bài 6: Truyền thống trường em Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 11: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 16: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Nhận xét: Các kiến thức hiện đại, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh của học sinh.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình. Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp Bài 11: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 16: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 18: Cơ quan tiêu hóa Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa Bài 20: Cơ quan tuần hoàn Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu Bài 28: Bề mặt Trái Đất Bài 29: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Nhận xét: Bài học đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình. Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Bài 6: Truyền thống trường em Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 11: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 13: Một số bộ phận của thực vật Bài 14: Chức năng một số bộ phận của thực vật Bài 15: Một số bộ phận của động vật và chức năng của chúng Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Nhận xét: Bài học đáp ứng được định hướng phát triển, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Bài 10: Hoạt động sản xuất thủ công và công nghiệp Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu Bài 28: Bề mặt Trái Đất Bài 29: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Nhận xét: Bài học phù hợp cho việc khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình. Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 11: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 13: Một số bộ phận của thực vật Bài 14: Chức năng một số bộ phận của thực vật Bài 15: Một số bộ phận của động vật và chức năng của chúng Bài 16: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 18: Cơ quan tiêu hóa Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa Bài 20: Cơ quan tuần hoàn Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu Bài 28: Bề mặt Trái Đất Bài 29: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nhận xét: Các bài học phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình. Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Bài 6: Truyền thống trường em Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 11: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 13: Một số bộ phận của thực vật Bài 14: Chức năng một số bộ phận của thực vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 18: Cơ quan tiêu hóa Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa Bài 20: Cơ quan tuần hoàn Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu Bài 28: Bề mặt Trái Đất Bài 29: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhận xét: Các bài học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình. Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Bài 6: Truyền thống trường em Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 16: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 18: Cơ quan tiêu hóa Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa Bài 20: Cơ quan tuần hoàn Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu Bài 28: Bề mặt Trái Đất Bài 29: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Nhận xét: Bài học đảm bảo tính phân hóa, đa dạng; khuyến khích giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.Minh chứng: Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 11: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 16: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 18: Cơ quan tiêu hóa Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa Bài 20: Cơ quan tuần hoàn Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Nhận xét: Bài học đáp ứng tích cực và có tính mở.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 11: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 16: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe Chủ đề 6: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Xác định các phương hướng trong không gian Bài 27: Trái Đất và các đới khí hậu Bài 28: Bề mặt Trái Đất Bài 29: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng |
Sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội - Bộ Chân trời sáng tạo
Tác giả: Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng, Trần Thanh Sơn.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nhận xét: Phù hợp việc giáo dụctruyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 1: Họ nội, họ ngoại Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bải 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 7: Truyền thống của trường em Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian Bài 27: Quả địa cầu – Mô hình thu nhỏ của Trái Đất Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bài 29: Bề mặt Trái Đất |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Nhận xét: Các kiến thức hiện đại, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh của học sinh.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 1: Họ nội, họ ngoại Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bải 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 7: Truyền thống của trường em Bài 8: Thực hành: Giữ an toàn và vệ sinh trường học Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường Bài 13: Thực hành: Khám phá cuộc sống xung quanh em Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật Bài 16: Hoa và quả Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Nhận xét: Bài học đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam và của Thành phố.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 1: Họ nội, họ ngoại Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bải 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 7: Truyền thống của trường em Bài 8: Thực hành: Giữ an toàn và vệ sinh trường học Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường Bài 13: Thực hành: Khám phá cuộc sống xung quanh em Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Nhận xét: Bài học đáp ứng được định hướng phát triển, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bải 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 8: Thực hành: Giữ an toàn và vệ sinh trường học Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật Bài 16: Hoa và quả Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 20: Cơ quan tiêu hóa Bài 21: Cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian Bài 27: Quả địa cầu – Mô hình thu nhỏ của Trái Đất Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bài 29: Bề mặt Trái Đất |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Nhận xét: Bài học phù hợp cho việc khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bải 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà hủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 7: Truyền thống của trường em Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường Bài 13: Thực hành: Khám phá cuộc sống xung quanh em Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật Bài 16: Hoa và quả Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 20: Cơ quan tiêu hóa Bài 21: Cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian Bài 27: Quả địa cầu – Mô hình thu nhỏ của Trái Đất Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bài 29: Bề mặt Trái Đất |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nhận xét: Các bài học phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 1: Họ nội, họ ngoại Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bải 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 7: Truyền thống của trường em Bài 8: Thực hành: Giữ an toàn và vệ sinh trường học Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường Bài 13: Thực hành: Khám phá cuộc sống xung quanh em Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật Bài 16: Hoa và quả Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 20: Cơ quan tiêu hóa Bài 21: Cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian Bài 27: Quả địa cầu – Mô hình thu nhỏ của Trái Đất Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bài 29: Bề mặt Trái Đất |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhận xét: Các bài học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 7: Truyền thống của trường em Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật Bài 16: Hoa và quả Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật hủ đề: Con người và sức khỏe Bài 20: Cơ quan tiêu hóa Bài 21: Cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian Bài 27: Quả địa cầu – Mô hình thu nhỏ của Trái Đất Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bài 29: Bề mặt Trái Đất |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Nhận xét: Bài học đảm bảo tính phân hóa, đa dạng; khuyến khích giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.Minh chứng: Chủ đề: Gia đình Bài 1: Họ nội, họ ngoại Bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường Bài 13: Thực hành: Khám phá cuộc sống xung quanh em Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật Bài 16: Hoa và quả Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 20: Cơ quan tiêu hóa Bài 21: Cơ quan tuần hoàn Bài 22: Cơ quan thần kinh Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bài 29: Bề mặt Trái Đất |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Nhận xét: Bài học đáp ứng tích cực và có tính mở.Minh chứng: Chủ đề: Trường học Bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội ở trường Bài 8: Thực hành: Giữ an toàn và vệ sinh trường học Chủ đề: Cộng đồng địa phương Bài 10: Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Bài 12: Tiêu dùng tiết kiệm và bảo vệ môi trường Bài 13: Thực hành: Khám phá cuộc sống xung quanh em Chủ đề: Thực vật và động vật Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật Bài 16: Hoa và quả Bài 17: Thế giới động vật quanh em Bài 18: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh Chủ đề: Trái Đất và Bầu Trời Bài 26: Bốn phương trong không gian Bài 27: Quả địa cầu – Mô hình thu nhỏ của Trái Đất Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bài 29: Bề mặt Trái Đất |
Sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội
Tác giả: Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Bùi Phương Nga (Chủ biên), Phùng Thanh Huyền, Nguyễn Tuyết Nga, Lương Việt Thái.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nhận xét: Phù hợp việc giáo dụctruyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng nội, ngoại Bài 2: Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Bài 6: Truyền thống trường em Bài 8: Giữ vệ sinh trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật ài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Nhận xét: Các kiến thức hiện đại, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh của học sinh.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 15: Cơ quan tiêu hóa Bài 16: Cơ quan tuần hoàn Bài 17: Cơ quan thần kinh Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời Bài 20: Phương hướng Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu Bài 22: Bề mặt Trái Đất Bài 23: Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Nhận xét: Bài học đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình ài 1: Họ hàng nội, ngoại Bài 2: Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở Chủ đề 2: Trường học Bài 8: Giữ vệ sinh trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Nhận xét: Bài học đáp ứng được định hướng phát triển, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Bài 8: Giữ vệ sinh trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời Bài 20: Phương hướng Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu Bài 22: Bề mặt Trái Đất Bài 23: Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Nhận xét: Bài học phù hợp cho việc khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Bài 6: Truyền thống trường em Bài 7: Thực hành: Khảo sát về sự an toàn của trường học Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 15: Cơ quan tiêu hóa Bài 16: Cơ quan tuần hoàn Bài 17: Cơ quan thần kinh Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời Bài 20: Phương hướng Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu Bài 22: Bề mặt Trái Đất Bài 23: Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nhận xét: Các bài học phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng nội, ngoại Bài 2: Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Bài 6: Truyền thống trường em Bài 7: Thực hành: Khảo sát về sự an toàn của trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 15: Cơ quan tiêu hóa Bài 16: Cơ quan tuần hoàn Bài 17: Cơ quan thần kinh Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời Bài 20: Phương hướng Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu Bài 22: Bề mặt Trái Đất Bài 23: Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhận xét: Các bài học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng nội, ngoại Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Bài 6: Truyền thống trường em Bài 8: Giữ vệ sinh trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 15: Cơ quan tiêu hóa Bài 16: Cơ quan tuần hoàn Bài 17: Cơ quan thần kinh Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời Bài 20: Phương hướng Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu Bài 22: Bề mặt Trái Đất Bài 23: Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Nhận xét: Bài học đảm bảo tính phân hóa, đa dạng; khuyến khích giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng nội, ngoại Bài 2: Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương Bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 15: Cơ quan tiêu hóa Bài 16: Cơ quan tuần hoàn Bài 17: Cơ quan thần kinh Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời Bài 20: Phương hướng Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu Bài 22: Bề mặt Trái Đất Bài 23: Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Nhận xét: Bài học đáp ứng tích cực và có tính mở.Minh chứng: Chủ đề 1: Gia đình Bài 1: Họ hàng nội, ngoại Bài 2: Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Chủ đề 2: Trường học Bài 5: Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương ài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 4: Thực vật và động vật Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng Bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng Bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật Chủ đề 5: Con người và sức khỏe Bài 15: Cơ quan tiêu hóa Bài 16: Cơ quan tuần hoàn Bài 17: Cơ quan thần kinh Bài 18: Thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe Bài 19: Một số chất có hại đối với các cơ quan tiêu hóa Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời Bài 20: Phương hướng Bài 21: Hình dạng Trái Đất. Các đới khí hậu Bài 22: Bề mặt Trái Đất Bài 23: Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm
BẢN NHẬN XÉT
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 - MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Họ và tên: ……………………………………………………
Chức vụ: …………………………………………………….
Đơn vị công tác: …………………………………………….
Các căn cứ nhận xét:
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Sách giáo khoa môn Hoạt động trải nghiệm bộ KHTT và CS
Tác giả: Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thuỵ Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Thị Hương Liên, Trần Thị Tố Oanh.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Bố cục sách rõ ràng, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ. Hình ảnh, màu sắc đẹp lôi cuốn các em học sinh. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức. Minh họa: Tuần 5/ 16 Qua bài học, HS năm được ý nghĩa của Tết trung thu |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Đảm bảo mạch kiến thức từ lớp 1, lớp 2 |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Kiến thức phù hợp, gần gũi, sát thực tế giúp học sinh dễ thực hành. Minh họa: Tuần 9/28 Đối với hoạt động này, các trường cũng đã thực hiện nhiều năm các hoạt động: đóng góp sách cũ cho các bạn khó khăn. Giúp HS và bạn bè gắn kết với nhau hơn, đồng cảm, yêu quý nhau hơn. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Các hoạt động đi từ dễ đến khó. Có những trò chơi, bài hát và sản phẩm phù hợp, lôi cuốn học sinh. Minh hoạt: hoạt động về nhà / 7 |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | - Có phần mục tiêu nằm đầu mỗi chủ đề giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh có điểm tựa để thực hiện. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nội dung phù hợp với khung chương trình đã đưa ra. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | -Nội dung SGK đảm bảo tính vừa sức, tính phân hoát, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng Hs trong nhà trường. Minh hoạt: hoạt động 1/ 6 |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | - Có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường, giáo viên tự chủ, linh hoạt. - Cuối mỗi chủ đề đều có phần cho học sinh tự nhận xét, đánh giá rất cụ thể và rõ ràng. Minh hoạt: Phiếu tự đánh giá |
2. Sách giáo khoa môn Hoạt động trải nghiệm bộ CTST
Tác giả: Phó Đức Hòa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm (đồng Chủ biên), Nguyễn Hà My, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ hấp dẫn. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của HS, gắn với thực tế cuộc sống hiện đại và được sắp xếp khoa học |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Có đầy đủ nội dung các chủ đề và được sắp xếp hợp lý, mục tiêu rõ ràng. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Các hoạt động đề cao tính thực hành trải nghiệm thực tiễn (mỗi hoạt động trong sách đều tạo ra cơ hội cho HS trải nghiệm và phát triển năng lực, là cầu nối các môn học với thực tế đời sống). Minh chứng: Chủ đề 2: An toàn trong cuộc sống |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Nội dung sách gồm các hoạt động giáo dục hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp. Minh chứng: Hoạt động chia sẻ cảm nghĩ |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | - Sách thiết kế tạo điều kiện giáo viên, phụ huynh giúp học sinh thực hiện các nội dung rèn luyện ở nhà, hiểu về những đặc điểm ở địa phương học sinh. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | - Giúp đội ngũ GV phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin trong quá trình dạy học |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | - Bài tập xây dựng từ dễ đến khó tạo điều kiện cho GV dạy học cá thể hóa. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | - Cuối mỗi chủ đề đều có phần cho học sinh tự nhận xét, đánh giá rất cụ thể và rõ ràng. |
3. Sách giáo khoa môn Hoạt động trải nghiệm bộ CD
Tác giả: Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Phạm Quang Tiệp (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng, Ngô Quang Quế.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. |
|
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của HS, gắn với thực tế cuộc sống hiện đại và được sắp xếp khoa học |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Có đầy đủ nội dung các chủ đề và được sắp xếp hợp lý, mục tiêu rõ ràng. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Các hoạt động đề cao tính thực hành trải nghiệm thực tiễn |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Nội dung sách gồm các hoạt động giáo dục hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp. Minh chứng: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được những điều mình yêu quý, nhớ về thầy cô cho các bạn nghe. Thậm chí , còn thể hiện được ước mơ sau này của bản thân |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | - Sách thiết kế tạo điều kiện giáo viên, phụ huynh giúp học sinh thực hiện các nội dung rèn luyện ở nhà, hiểu về những đặc điểm ở địa phương học sinh. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | - Giúp đội ngũ GV phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin trong quá trình dạy học |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | - Bài tập xây dựng từ dễ đến khó tạo điều kiện cho GV dạy học cá thể hóa. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | - Nội dung bài cụ thể, rõ ràng. Có tính mở - Có Phiếu đánh giá sau mỗi chủ đề |
4. Sách giáo khoa môn Hoạt động trải nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thị Đông (Tổng Chủ biên), Phạm Đình Bình (Chủ biên), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hải Kiên.
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. |
…………., ngày tháng năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tin Học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Tin học - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả: Nguyễn Chí Công (Tổng Chủ biên), Hoàng Thị Mai (Chủ biên), Phan Anh, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Bá Tuấn, Hà Đặng Cao Tùng, Đặng Bích Việt.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động thường ngày. + Nội dung “An toàn về điện khi sử dụng máy tính” của Bài 3. Máy tính và em, trang 16. + Bài 4. Làm việc với máy tính. + Nội dung “Thông tin phù hợp trên Internet” của Bài 6. Khám phá thông tin trên Internet, trang 32-33. + Bài 7. Sắp xếp để dễ tìm. + Bài 14. Em thực hiện công việc như thế nào? - Giáo dục được lối sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. + Nội dung “Bảo vệ thông tin khi giao tiếp qua máy tính” của Bài 10. Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính, trang 48. + Mục “Vận động”, câu hỏi về phân loại rác của Bài 15. Công việc được thực hiện theo điều kiện, trang 70. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Mạch kiến thức hiện đại và hội nhập, cũng như liên hệ thực tiễn. + Nội dung “Một số loại máy tính thông dụng khác” của Bài 3. Máy tính và em, trang 15. + Bài 6. Khám phá thông tin trên Internet. + Bài 11. Bài trình chiếu của em. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Chú trọng đến văn hóa, lối sống của Thành phố cũng như con người Việt Nam. + Bài 1. Thông tin và quyết định. + Mục “Vận động”, câu hỏi về phân loại rác của Bài 15. Công việc được thực hiện theo điều kiện, trang 70. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. + Bài 4. Làm việc với máy tính. + Bài 5. Sử dụng bàn phím. + Bài 10. Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính. + Bài 11. Bài trình chiếu của em. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, sáng tạo và vận dụng kiến thức cho học sinh. + Bài 6. Khám phá thông tin trên Internet. + Bài 7. Sơ đồ hình cây. Tổ chức thông tin trong máy tính. + Bài 11. Bài trình chiếu của em. + Bài 12. Tìm hiểu về thế giới tự nhiên. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nội dung của sách phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên, đảm bảo các tiêu chí về giáo dục STEM. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nội dung của từng chủ đề, bài học đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất của trường cũng như phát huy tốt thế mạnh về công nghệ thông tin. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Giáo viên có thể sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương thức dạy học để phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, đặc biệt là giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đảm bảo được tính mở trong cách thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập hay kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh. |
Sách giáo khoa môn Tin học - Bộ Chân trời sáng tạo
Tác giả: Quách Tất Kiên (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Thị Quỳnh Anh (đồng Chủ biên), Đỗ Minh Hoàng Đức, Lê Tấn Hồng Hải, Trịnh Thanh Hải, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Nhung.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động thường ngày. + Bài 2. Xử lý thông tin. + Bài 4. Làm việc với máy tính. + Bài 6. Xem tin và giải trí trên Internet. + Bài 7. Sắp xếp để dễ tìm + Bài 13. Chia việc lớn thành việc nhỏ để giảỉ quyết. - Giáo dục được lối sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. + Bài 9. Lưu trữ, trao đổi và bảo vệ thông tin của em và gia đình. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Mạch kiến thức hiện đại và hội nhập, cũng như liên hệ thực tiễn. + Bài 3. Máy tính – những người bạn mới. + Bài 8. Làm quen với thư mục lưu trữ thông tin trong máy tính. + Bài 10. Trang trình chiếu của em. + Bài 15. Nhiệm vụ của em và sự trợ giúp của máy tính. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Chú trọng đến văn hóa, lối sống của Thành phố cũng như con người Việt Nam. + Bài 1. Thông tin và quyết định. + Bài 2. Xử lý thông tin. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. + Bài 4. Làm việc với máy tính. + Bài 6. Xem tin và giải trí trên Internet. + Bài 10. Trang trình chiếu của em. + Bài 15. Nhiệm vụ của em và sự trợ giúp của máy tính. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.B | - Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, sáng tạo và vận dụng kiến thức cho học sinh. + Bài 6. Xem tin và giải trí trên Internet. + Bài 8. Làm quen với thư mục lưu trữ thông tin trong máy tính. + Bài 10. Trang trình chiếu của em. + Bài 11A. Hệ Mặt Trời. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nội dung của sách phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên, đảm bảo các tiêu chí về giáo dục STEM. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nội dung của từng chủ đề, bài học đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất của trường cũng như phát huy tốt thế mạnh về công nghệ thông tin. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Giáo viên có thể sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương thức dạy học để phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, đặc biệt là giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đảm bảo được tính mở trong cách thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập hay kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh. |
Sách giáo khoa môn Tin học - Bộ Cánh Diều
Tác giả: Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thanh Thủy (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Chí Trung, Kiều Phương Thùy.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Sách phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Sách có kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Sách giáo khoa Tin học đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Sách Tin học khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Sách Tin học phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Sách Tin học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Sách Tin học đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Sách Tin học đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. |
Sách giáo khoa môn Tin học - Bộ ĐH Vinh
Tác giả: Lê Khắc Thành (Chủ biên), Nguyễn Tân Ân, Ngô Thị Tú Quyên, Trịnh Đình Thắng, Nguyễn Thị Thuần.
Nhà xuất bản Đại học Vinh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Sách Tin học phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Sách Tin học có kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Sách Tin học đảm bảo tính kế thừa. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Sách Tin học đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Sách Tin học khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Sách Tin học phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Sách Tin học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Sách Tin học đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Sách Tin học đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. |
Quận 4, ngày 22 tháng 02 năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Công nghệ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Công nghệ - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả: Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Đặng Văn Nghĩa (Chủ biên), Dương Giáng Thiên Hương, Lê Xuân Quang, Nguyễn Bích Thảo, Vũ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Trịnh.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1a Minh Chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 7 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 14 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 19 Bài 5: Sử dụng máy thu hình. Trang 24 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Trang 29 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công – Trang 35 Bài 8: Làm biển báo giao thông. Trang 47 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 54 |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1b. Tuy nhiên bài 1 và 3 trang 7 và 14 tranh ảnh quá nhiều, mất tập trung. Nên giảm bớt. Minh chứng: Phần 2 trang 8- bài 1 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 54 |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1c Minh chứng: Phần 1 trang 10 – bài 2 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 54 |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1d Minh chứng: Phần 3 trang 12 – bài 2 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Trang 29 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công – Trang 35 |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1e Minh chứng: Phần 3 trang 17 – bài 3 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Trang 29 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công – Trang 35 |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2a Minh chứng: Phần 1 trang 29,30 bài 6 Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 7 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 14 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 19 |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2b Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 7 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 14 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 19 |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2c Minh chứng: Phần 1 trang 46,47 bài 9 Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 7 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 14 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 19 Bài 5: Sử dụng máy thu hình. Trang 24 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Trang 29 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công – Trang 35 Bài 8: Làm biển báo giao thông. Trang 47 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 54 |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2d Minh chứng: Phần 2 trang 56 bài 10 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 19 Bài 5: Sử dụng máy thu hình. Trang 24 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Trang 29 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công – Trang 35 |
Sách giáo khoa môn Công nghệ - Bộ Chân trời sáng tạo
Tác giả: Bùi Văn Hồng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Lưỡng, Lê Thị Mỹ Nga, Đoàn Thị Ngân.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1a, tuy nhiên nội dung hơi dài ở trang 12- bài 2. Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ(Trang 6) Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 12 Bài 3: Sử dụng quạt điện(Trang 18) Bài 4: Sử dụng máy thu thanh( Trang 24) Bài 5: Sử dụng máy thu hình( Trang30) Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình(Trang 37) Bài 7: Làm đồ dung học tập trong gia đình( Trang 45) Bài 8: Làm biển báo giao thông( Trang 50) Bài 9: Làm đồ chơi(Trang 55) Phần dự án 1 và 2 trang 42 và 63 Phần ôn tập trang 43 và 65 |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1b. Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ(Trang 6) Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 12 Bài 3: Sử dụng quạt điện(Trang 18) Phần quan sát trang 7, 8 và 9(Bài 1) |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1c Minh chứng: Bài 3: Sử dụng quạt điện(Trang 18) Bài 4: Sử dụng máy thu thanh( Trang 24) Ôn tập phần 1 và 2 trang 43 và 65 |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1d Minh chứng: Bài 3: Sử dụng quạt điện(Trang 18) Bài 4: Sử dụng máy thu thanh( Trang 24) Phần luyện tập trang 11(Bài 1) Bài 5: Sử dụng máy thu hình( Trang30) Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình(Trang 37) |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.B | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 1e Minh chứng: Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình(Trang 37) Bài 7: Làm đồ dung học tập trong gia đình( Trang 45) Bài 8: Làm biển báo giao thông( Trang 50) Bài 9: Làm đồ chơi(Trang 55) Phần Các bộ phận chính của đèn học Trang 13(Bài 2) |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2a Minh chứng: Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình(Trang 37) Bài 7: Làm đồ dung học tập trong gia đình( Trang 45) Bài 8: Làm biển báo giao thông( Trang 50) Bài 9: Làm đồ chơi(Trang 55) Dự án 1 và 2 Trang 42 và 63 |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2b Minh chứng: Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình(Trang 37) Bài 7: Làm đồ dung học tập trong gia đình( Trang 45) Bài 8: Làm biển báo giao thông( Trang 50) Bài 9: Làm đồ chơi(Trang 55) Phần vận dụng Trang 17( bài 2) |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Minh chứng: Phần vận dụng trang 35( Bài 5) Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2c Bài 4: Sử dụng máy thu thanh( Trang 24) Bài 5: Sử dụng máy thu hình( Trang30) Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình(Trang 37) |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Nhận xét: Phù hợp với tiêu chí 2d Minh chứng: Nên thêm một số tranh minh họa cho câu chuyện trang 36- bài 6 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình(Trang 37) Bài 7: Làm đồ dung học tập trong gia đình( Trang 45) Bài 8: Làm biển báo giao thông( Trang 50) Bài 9: Làm đồ chơi(Trang 55) Các bộ phận chính của quạt trang 19( Bài 3) Phần luyện tập Trang 29( bài 4) |
Sách giáo khoa môn Công nghệ - Bộ Cánh Diều
Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh (Tổng Chủ biên), Hoàng Đình Long (Chủ biên), Nhữ Thị Việt Hoa, Nguyễn Thị Mai Lan.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 1a, phù hợp Chủ đề 1 và Chủ đề 2( Tất cả 9 bài) Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 8: Làm biển báo giao thông. Trang 47 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 21 Bài 5: Sử dụng máy thu hình. Trang 27 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 1b, phù hợp Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 21 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 1c, phù hợp Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 1d, phù hợp Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 1e, phù hợp Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 Bài 5: Sử dụng máy thu hình. Trang 27 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 2a, phù hợp Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Minh chứng: Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 2b phù hợp Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 21 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 2c, phù hợp Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 21 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Nhận xét: Đánh giá đạt tiêu chí 2d, phù hợp Minh chứng: Bài 1: Tự nhiên và công nghệ. Trang 6 Bài 2: Sử dụng đèn học. Trang 10 Bài 3: Sử dụng quạt điện. Trang 15 Bài 4: Sử dụng máy thu thanh. Trang 21 Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình. Trang 33 Bài 7: Làm đồ dung học tập. Trang 38 Bài 9: Làm đồ chơi. Trang 55 |
Quận 4, ngày 22 tháng 02 năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Giáo dục thể chất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất - Bộ Cánh diều
Tác giả: Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Hùng (Chủ biên), Nguyễn Thành Long, Phạm Đức Toàn, Vũ Thị Mai Phương.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | -Trình bày rõ ràng, câu văn đọc dể hiểu , hình ảnh minh họa đẹp.Nhìn tranh cũng có thể tập theo. Minh chứng: 3. Chủ dê : Bài thể dục : Bài 3 : Động tác lưng bụng và phối hợp Bài 4 : Động tác nhảy và điều hòa |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện thể chất hiệu quả. - Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp học sinh dễ dàng học tập và thực hành. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Lượng vận động hợp lý giúp học sinh phát triển toàn diện - Đảm bào tính kế thừa và liên tục với bộ sách lớp 2. Minh chứng: 4.Chủ đề : Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản: Bài 1: Di chuyển vượt chướng ngại vật thấp Bài 2: Di chuyển vượt nhiều chướng ngại vật cao Bài 3: Phối hợp di chuyển vượt qua các chướng ngại vật khác nhau Bài 4: Tại chỗ tung và bắt bóng bằng hai tay Bài 5: Tại chỗ tung bóng một tay và bắt bóng bằng hai tay Bài 6: Di chuyễn tung – bắt bóng bằng hai tay |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Có phần bài học dạy cho học sinh ý thức tự bảo vệ sức khỏe là biên soạn về những yếu tố môi trường tự nhiên có lợi, có hại trong tập luyện, bước đầu hình thành các kĩ năng, thói quen tập luyện trong môi trường tốt ,nâng cao sức khoẻ và giúp các em phát triển thể chất toàn diện.. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | - Nội dung học nhẹ nhàng , tranh ảnh sinh động, trình bày phù hợp với học sinh lớp 3 - Phù hợp điều kiện CSVC của các trường .Minh chứng: 5.Thể thao tự chọn : a. Bóng đá : Bài 1: Làm quen phối hợp dẫn bóng và đá bóng Bài 2: Làm quen phối hợp đỡ bóng và dẫn bóng Bài 3: Làm quen phối hợp đỡ bóng và đá bóng Bài 4: Làm quen phối hợp tâng bóng và đá bóng |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớ |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đáp ứng tích cực và có tính mở |
Sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất - Bộ Kết nối chi thức với cuộc sống
Tác giả: Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Phạm Mai Vương.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Hình ảnh sinh động, phù hợp |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành. Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. - Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp Minh chúng: Chủ đề 5.Thể thao tự chọn: a. Bóng rổ: - Bài 1: Bài tập bổ trợ với bóng - Bài 2: Động tác dẫn bóng theo hướng thẳng, dẫn bóng đổi hướng - Bài 3: Động tác chuyền bóng bằng hai tay trước ngực - Bài 4: Bài tập phối hợp dẫn bóng – ném rỗ hai tay trước ngực |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố Minh chúng: Chủ đề 4.Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản: Bài 2: phối hợp di chuyển vượt qua chướng ngại vật trên đường gấp khúc |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập Minh chúng: Chủ đề 4.Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản: Bài 1 phối hợp di chuyển vượt qua chướng ngại vật trên đường thẳng Bài 2: phối hợp di chuyển vượt qua chướng ngại vật trên đường gấp khúc Bài 3 : Phối hợp di chuyển vượt qua chướng ngại vật trên địa hình Bài 4 : Tại chỗ tung – bắt bóng bằng hai tay Bài 5 : Di chuyễn tung – bắt bóng bằng hai tay |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đáp ứng tích cực và có tính mở |
Sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất - Bộ Chân trời sáng tạo
Tác giả: Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Lê Hải, Trần Minh Tuấn.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Nội dung từng bài phân bổ kiến thức hợp lý, rõ ràng giúp học sinh dễ hiểu và thực hành. - Hình ảnh đẹp, rõ nét, chi tiết. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp học sinh rèn luyện thể chất. - Môn thể thao tự chọn phù hợp với thực tế của các địa phương. Minh chứng: Chủ đề 5.Thể thao tự chọn: b. Bóng đá: Bài 1: Bài tập di chuyển không bóng Bài 2: Bài tập với bóng Bài 3: Đá bóng di động Bài 4: Dẫn bóng đổi hướng |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Minh chứng: Chủ đề 5.Thể thao tự chọn: a. Thể dục nhịp điệu: Bài 1: Các bước di chuyển cơ bản Bài 2: Các động tác bật nhảy cơ bản Bài 3: Bật nhảy đá thấp chân các hướng Bài 4: Bật nhảy tách -chụm chân |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - SGK đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất của học sinh |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - SGK đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất của học sinh - Chú ý giáo dục học sinh về ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | - Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp học sinh, GV kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đáp ứng tích cực và có tính mở |
Quận 4, ngày 22 tháng 02 năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Anh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (Global Success)
Tác giả: Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Phan Hà (Chủ biên), Nguyễn Thị Hải Hà, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Đào Ngọc Lộc, Trần Hương Quỳnh, Nguyễn Quốc Tuấn.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế VD: Thiết kế các bài tập theo định hướng chuẩn quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị hiện đại cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. Chủ điểm em và những người bạn của em được khai thác kỹ ở ngay đầu năm học. Các Unit được bố trí cân đối trong năm học, phủ theo các chủ đề được yêu cầu trong chương trình. Các năng lực giao tiếp, cấu trúc và từ vựng được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (Family and Friends - National Edition)
Tác giả: Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, Mỗi đơn vị bài học có thêm tiết học “ Value” giúp dạy thêm giá trị đạo đức, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng cho học sinh. VD: Các tiết học dạy Culture |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có tiết học dạy văn hoá gắn liền với giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Các chủ đề bài học phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh kế thừa phát triển và hội nhập. VD: Các tiết học Culture |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. VD: Các bài test được thiết kế theo định dạng chuẩn Quốc tế giúp học sinh hội nhập khu vực và quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.B | Nội dung bài học được thiết kế các hoạt động nhằm kích thích sự phát triển năng lực cá nhân, giúp các em hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. VD: các unit lồng ghép các kỹ năng ngoại ngũ, tin học và STEM cho học sinh. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị hiện đại cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (English Discovery)
Tác giả: Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Cao Thúy Hồng.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình VD: Tiết học Festival |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Vd: Các bài tập trong Workbook |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (Macmillan Next Move)
Tác giả: Hoàng Tăng Đức (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hoài, Hoàng Thùy Hương.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. Vd: Các bài tập định hướng theo chuẩn quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị hiện đại cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (Explore Our World)
Tác giả: Đào Xuân Phương Trang (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Thị Kim Thanh.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh VD: Các bài tập được định hướng theo chuẩn quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị hiện đại cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (i-Learn Smart Start)
Tác giả: Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Thụy Uyên Sa.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh VD: Thiết kế các bài tập theo định hướng chuẩn quốc tế |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị hiện đại cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (Phonics- Smart)
Tác giả: Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế và có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. VD: Các bài tập được thiết kế theo chuẩn quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị hiện đại cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh (Extra and Friends)
Tác giả: Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế VD : Các bài tập được thiết kế theo chuẩn quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Nhà trường có trang bị các thiết bị hiện đại cho các lớp học ngoại ngữ giúp các em tiếp cận bộ sách tốt hơn. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Tạo điều kiện cho đội ngũ sáng tạo kỹ năng giảng dạy nhiều hoạt động của tiết học, giúp học sinh tiếp thu và phát triển kiến thức theo năng lực và phẩm chất. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh 3 (Guess What!)
Tác giả: Cấn Thị Chang Duyên (Chủ biên), Nguyễn Thị Diệu Hà, Nguyễn Thúy Lan.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế VD : Các bài tập được thiết kế theo chuẩn quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. |
Sách giáo khoa môn Tiếng Anh 3 (Wonderful World)
Tác giả: Nguyễn Thu Lệ Hằng (Chủ biên), Nguyễn Mai Phương, Phạm Thanh Thủy, Trần Hoàng Anh, Trần Thị Anh Thư.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo Vd: Unit 1- My family Unit 2- My school Unit -My hobby |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. Vd : Unit 10- Our world |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế VD : Các bài tập được thiết kế theo chuẩn quốc tế. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Vd: Unit 11- My day |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Phù hợp với đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động tích hợp STEM với ngoại ngữ. Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh khi tham gia các sân chơi lớn mang tính tầm quốc tế. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Các hoạt động của sách được thiết kế có tính mở theo chủ đề bài học, giúp học sinh học tập tích cực. |
Quận 4, ngày 22 tháng 02 năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Mỹ thuật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Mỹ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Nguyễn Ánh Phương Nam, Võ Thị Nguyên, Phạm Văn Thuận.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tinh… (Bài 1: Mặt nạ trung thu – trang 14) - Sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. (Bài 3: Gia đình yêu thương- trang 34) |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế (Bài 3: Phong cảnh mùa thu – trang 22) |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống (Bài 3: Gia đình yêu thương- trang 34) |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế (Bài 1: Mô hình nhà cao tầng – trang 62) |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. (Bài 2: Những sinh vật nhỏ trong vườn – trang 54) |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Nội dung các chủ đề từ thấp đến cao, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từ cơ bản đến hình tượng rõ ràng, cụ thể. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | - Mỗi chủ đề được chia thành chủ điểm. - Cuối mỗi bài học là kiến thức cần đạt. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | - Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. ( Bài 1: Đồ vật quen thuộc - trang 26) |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | -Hs được trải nghiệm các hoạt động học tập phong phú( vẽ sáng tạo, tạo hình 3D, đất nặn…) ( Bài 1; Đồ vật quen thuộc- trang 27 Bài 1: Chậu hoa xinh xắn – trang 38) - Ứng dụng bài học ngay và trong thực tế cuộc sống. |
Sách giáo khoa môn Mỹ thuật
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Trần Thị Biển, Đoàn Thị Mỹ Hương (đồng Chủ biên), Phạm Duy Anh, Bạch Ngọc Diệp, Trần Thị Thu Trang.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. ( CĐ 9: Sinh hoạt trong gia đình – trang 52) |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày ( CĐ 10: An toàn giao thông – trang 58) |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước ( CĐ 6: Biết ơn thầy cô – trang 34) |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | Sách được chia làm 10 chủ đề trong đó có 5 chủ đề mĩ thuật tạo hình và 5 chủ đề ứng dụng. Hầu hết các chủ đề kéo dài 4 tiết sẽ khiến học sinh nhàm chán. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối – trang 24 ( HS lớp 3 khó có thể thực hành được bài ) |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | CĐ 4: Vẻ đẹp của khối CĐ 5: Một số vật liệu sử dụng trong thực hành, sáng tạo mĩ thuật |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | - Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại. (CĐ 7: Cảnh vật quanh em- trang 40) - Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động mở giúp GV phát huy thế mạnh trong việc tổ chức hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Các hoạt động trong sách chủ yếu cho hoạt động vận dụng thực tế cuộc sống. (CĐ 3: Màu sắc em yêu – trang 14) |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Trong sách chủ yếu là loại hình tạo hình 3D, không đủ thời gian khi thực hành tại lớp, bảo quản sản phẩm rất khó cho tiết học sau. |
Sách giáo khoa môn Mỹ thuật
Tác giả: Hoàng Minh Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị May (chủ biên), Đỗ Việt Hoàng.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | -Nội dung giáo dục về tự hào với văn hoá (Bài 12: Tham quan bảo tang – trang 52) - Sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. (Bài 13: Nghề nghiệp trong tương lai – trang 56) |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. (Chủ đề 2: Những con vật ngộ nghĩnh - trang 14 đến trang 21) |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | -Nội dung giáo dục về tự hào với văn hoá (Chủ đề 1: Tranh dân gian, trang 6 -13) |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Hệ thống bài học hiện đại linh hoạt, hội nhập khu vực và quốc tế ( Bài 7: Ngày mưa, giới thiệu một số tranh của các tác giả nước ngoài- trang 30) |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Các hoạt động trong sách chủ yếu cho hoạt động vận dụng thực tế cuộc sống. ( Bài 10: Lưu giữ kỉ niệm – trang 44) (Bài 14: Em là nhà thiết kế thời trang- trang 54) |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | - Nội dung các chủ đề từ thấp đến cao, từ cơ bản đến hình tượng rõ ràng, cụ thể. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | - Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất (Bài 6: Quà tặng người thân – trang 26) |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | - Hình thành kiến thức cơ bản tốt cho học sinh -Sách giúp học sinh tìm tòi khám phá học tập theo năng lực học sinh. -Phát triển kỹ năng thực hành sáng tạo chủ đề đồ chơi thú vị. (Bài 8: Vẻ đẹp thiên nhiên- trang 34) |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | -Hs được trải nghiệm các hoạt động học tập phong phú( vẽ sáng tạo, tạo hình 3D, đất nặn…) (Bài 14: Em là nhà thiết kế thời trang- trang 61, 62) ( Bài 16: Bảo vệ môi trường quanh em- trang 68) - Ứng dụng bài học ngay và trong thực tế cuộc sống. ( Bài 10: Lưu giữ kỉ niệm – trang 44) |
Sách giáo khoa môn Mỹ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Đông (Tổng Chủ biên), Phạm Đình Bình (Chủ biên), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hải Kiên.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | - Nhận xét: nội dung giáo dục tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh. - Chủ đề 3: (Bài 6 trò chơi thú vị - trang 24-26). - Chủ đề 2: ( Bài 3 sự thú vị của hình ảnh nổi bật – trang 14) |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | - Kiến thức liên hệ thực tiễn - Chủ đề 3: (Bài 6 trò chơi thú vị - trang 24-26) |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | - Nội dung đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam. - Chủ đề 4:( Bài 7 Thiệp chúc mừng- trang 28-30, bài 8 ngày hội trường em – trang 31-34) |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | - Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. - Chủ đề 5:( Bài 10 làm quen với hình tương phản –trang 39-42) |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | - Học sinh được trải nghiệm các hoạt động học tập phong phú. - Chủ đề 2:( Bài 4 đồ vật trong gia đình- trang 17-19) - Chủ đề 5: (Bài 11 bạn rô-bốt của em – trang 43-45) |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | - Mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. - Chủ đề 5: (Bài 11 bạn rô-bốt của em – trang 43-45) |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | - Nội dung phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại. - Chủ đề 6: (Bài 12 tạo sản phẩm có bề mặt mềm mịn hoặc thô ráp- trang 48-51) |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | - Hình thành kiến thức cơ bản tốt cho học sinh -Sách giúp học sinh tìm tòi khám phá học tập theo năng lực học sinh. -Phát triển kỹ năng thực hành sáng tạo chủ đề đồ chơi thú vị. - Chủ đề 1: (Bài 2 sáng tạo từ vật liệu có màu đậm, màu nhạt- trang 9-12) - Chủ đề 3: (Bài 6 trò chơi thú vị - trang 24-26) |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | - Hs được trải nghiệm các hoạt động học tập phong phú( vẽ sáng tạo, tạo hình 3D, đất nặn…) - Chủ đề 5: (Bài 11 bạn rô-bốt của em – trang 43-45) - Chủ đề 1: (Bài 2 sáng tạo từ vật liệu có màu đậm, màu nhạt- trang 9-12) - Chủ đề 6: (Bài 12 tạo sản phẩm có bề mặt mềm mịn hoặc thô ráp- trang 48-51) - Chủ đề 2: ( Bài 4 đồ vật trong gia đình- trang 17-19) |
Quận 4, ngày 22 tháng 02 năm 2022
Người nhận xét
Bản nhận xét lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Sách giáo khoa môn Âm nhạc
Tác giả: Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình (Chủ biên), Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Nga, Đặng Khánh Nhật.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | -Học hát “Quốc ca” trang 14. -Giáo dục lòng yêu nước tự hào dân tộc. -Nghe bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” trang 16. -Tìm hiểu câu truyện “Những khúc hát ru” trang 30 và “Ru em dân ca Xê đăng” trang 31. -Giúp các em tìm hiểu hát ru của hai miền Nam Bắc, để các em sống có trách nhiệm với gia đình xã hội và cộng đồng. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | -Học hát “Con chim non” trang 48. -Nhạc nước ngoài hội nhập quốc tế. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | -Học hát “Khúc nhạc trên nương xa” trang 26. -Kết thừa phong tục tập quán. -Tìm hiểu dàn trống dân tộc trang 10. -Nghe bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi” trang 11. -Hát “Đón xuân về” trang 34 phong tục tết nguyên đán. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | -Làm quen nhạc cụ Maracas trang 17. -Đọc nốt nhạc thông qua ký hiệu bàn tay trang 22. -Làm quen đàn Violon trang 38. -Nghe câu truyện Cá heo với âm nhạc của Liên xô cũ trang 57. -Nghe câu chuyện Vasle favorite trang 51. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | -Đọc rap lời ca vận động “Đón xuân về” trang 40. -Sáng tạo lời ca có tên nhạc cu go trang 46. -Sáng tạo động tác Ước mơ hồng trang 44. -Nghe vận động “Chúc mừng” trang 47. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Đáp ứng mục tiêu giáo dục sẵn sàng hội nhập quốc tế của Thành phố. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đáp ứng tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đáp ứng tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
Sách giáo khoa môn Âm nhạc
Tác giả: Hồ Ngọc Khải, Lê Anh Tuấn (đồng Tổng Chủ biên), Đặng Châu Anh (Chủ biên), Nguyễn Đăng Bửu, Trịnh Mai Trang, Tô Ngọc Tú, Lâm Đức Vinh.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | -Học hát bài “Quốc ca” trang 14. -Giáo dục các em lòng yêu đất nước thấm nhuần tự hào dân tộc. -Kể truyện “Lạc long quân thu phục Mộc Tinh” trang 48. -Ôn lại truyền thống yêu nước ông cha ta ngày xưa. -Hát “Cánh đồng tuổi thơ” trang 8 nói lên vẻ đẹp của thôn quê. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | -Học hát “Nối vòng tay yêu thương” trang 54. -Nhạc nước ngoài lời việt hội nhập quốc tế. -Nghe nhạc trích đoạn Thiên nga trang 20. -Câu truyện âm nhạc Tấm gương về nghị lực trang 22. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | -Học hát “Lý cây bông” trang 46. -Kế thừa phong tục tập quán văn hóa qua nghệ thuật Hát chòi Trung Bộ. -Nghe bài “Cò lả” trang 9. -Hát “Vui mùa mai vàng” trang 28. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | -Làm quen nhạc cụ Maracas trang 16. -Đọc nốt nhạc thông qua ký hiệu bàn tay phương pháp nước ngoài trang 21. -Làm quen nhạc cụ Cát ta nét trang 36. -Làm quen nhạc cụ Xai lo phone trang 42. -Nghe nhạc Bảy nốt nhạc vui trang 55. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | -Học sinh sáng tạo bộ gõ cơ thể trang 29. -Sáng tạo động tác Nối vòng tay yêu thương trang 54. -Nghe vận động Khúc hát chan hòa trang 34. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Đáp ứng mục tiêu giáo dục sẵn sàng hội nhập quốc tế của Thành phố. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đáp ứng tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đáp ứng kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. |
Sách giáo khoa môn Âm nhạc
Tác giả: Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tạ Hoàng Mai Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa |
---|---|
1. Tiêu chí 1: Phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố | |
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố, giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của Việt Nam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội và cộng đồng. | -Học hát bài “Quốc ca” trang 12. -Giáo dục các em lòng yêu đất nước thấm nhuần tự hào dân tộc. -Kể truyện “Tiếng sáo kì diệu” trang 15. -Ôn lại truyền thống yêu nước ông cha ta ngày xưa. -Nghe “Cháu hát về đảo xa” trang 13. -Hát “Em yêu trường em” trang 33. -Hát “Tiếng hát bạn bè mình” trang 55. |
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh. | -Học hát “Thế giới tuổi thơ” trang 41. -Nhạc nước ngoài lời việt hội nhập quốc tế. -Học hát “Nhịp điệu vui” dân ca Séc trang 5. -Nghe Hành khúc Ra đét ki trang 6. -Nghe Chú mèo nhảy múa trang 26. |
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố. | -Nghe nhạc “Lý cây bông” trang 20. -Kế thừa phong tục tập quán văn hóa qua nghệ thuật Hát chòi Trung Bộ. -Tìm hiểu đàn bầu trang 21. -Hát “Múa sạp” dân vũ Tây Bắc trang 25. -Hát “Bạn ơi lắng nghe” dân ca Bana trang 47. |
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. | -Làm quen nhạc cụ Hác mô ni ca trang 43. -Đọc nốt nhạc thông qua ký hiệu bàn tay phương pháp nước ngoài trang 49. -Nghe phân biệt âm thanh cao thấp trang 39. -Tìm hiểu U ku lê lê trang 57. |
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | -Vận dụng vỗ tay “Bạn ơi lắng nghe” trang 52. -Kết hợp sáng tạo truyền đồ vật trang 45. -Lĩnh xướng hòa âm bài Quốc ca trang 17. -Sáng tạo dùng cốc nhựa làm nhạc cụ gõ trang 29. -Tập biểu diễn Bạn ơi lắng nghe trang 53. -Mô phỏng âm thanh núi rừng trang 46. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông | |
a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Thành phố. | Đáp ứng mục tiêu giáo dục sẵn sàng hội nhập quốc tế của Thành phố. |
b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. | Đáp ứng tốt và phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục. |
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. | Đáp ứng tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế, xây dựng xã hội học tập. | Đáp ứng tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. |
Quận 4, ngày 22 tháng 02 năm 2022
Người nhận xét
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Toán
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Tin Học
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Đạo Đức
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Giáo dục thể chất
- Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc