Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Trần Thu Lộc

Biện chứng về cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng

Với vấn đề phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống chinh trị việt nam hiện nay.

3
3 Câu trả lời
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    - Cơ sở hạ tầng: Là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.

    - Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với
    những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình 
    thành trên một cơ sở hạ tầng của xã hội đó.

    0 Trả lời 04/05/23
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng thể hiện ở những mặt sau:

      -Cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định sự hình thành kiến trúc thượng tầng, cơ sở
      hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy.

      -Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái
      kinh tế xã hội nhật định, khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng
      biến đổi theo.

      -Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở
      hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở
      hạ tầng mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với
      nó.

      2. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
      - Kiến trúc thượng tầng củng cố, bảo vệ duy trì CSHT sinh ra nó và đấu tranh chóng
      lại CSHT và KTTT đối lập với nó.

      - Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra nhưng sau khi xuất hiện nó có tính
      độc lập tương đối do đó nó tác động lại cơ sở hạ tầng thể hiện ở những mặt sau:

      -Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì củng cố và hoàn
      thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó vàtìm cách xoá bỏ cơ sở hạ tầng cũ, kiến trúc
      thượng tầng cũ. Nó luôn luôn giữ lại và kế thừa những cái cũ đã làm tiền đề cho cái
      mới.

      -KTTT tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó Nhà nước là
      yếu tố quan trọng nhất, tác động trở lại mạnh mẽ nhất đối với CSHT vì nó là công
      cụ bạo lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.Nó không chỉ thực hiện chức năng
      kinh tế bằng hệ thống chính sách kinh tế - xã hội đúng, nó còn có tác dụng trực tiếp
      thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng
      cũng phải thông qua thì mới có hiệu lực đối với CSHT.

      -Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại CSHT theo hai chiều: tích cực và tiêu cực

      • Tích cực: Khi KTTT tác động cùng chiều với những quy luật vận động của CSHT
        thì nó thúc đẩy CSHT phát triển. Do đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.
      • Tiêu cực: Khi KTTT tác động ngược chiều với những quy luật vận động của
        CSHT, khi nó là sản phẩm của quan hệ kinh tế lỗi thời thì nó cản trỏ, kìm hãm sự
        phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó, nó kìm hãm sự phát triển kinh tế.
      0 Trả lời 04/05/23
      • Trần Thanh
        Trần Thanh

        Bạn xem thêm kiến thức ở đây nha: https://vndoc.com/bien-chung-cua-co-so-ha-tang-va-kien-truc-thuong-tang-231693

        0 Trả lời 04/05/23

        Hỏi bài

        Xem thêm