Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 có đáp án năm học 2019 - 2020

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2019 - 2020 bao gồm đề tổng hợp 2 môn Toán, Tiếng Việt có đáp án chuẩn theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi giữa học kì 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về chi tiết đáp án.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Đề bài: Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4

Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. (3 điểm)

Câu 1: Phân số nào dưới đây bằng phân số \frac{4}{5}? (0,5 điểm) M1

A. \frac{20}{16}

B. \frac{16}{20}

C. \frac{16}{15}

Câu 2. Rút gọn phân số \frac{24}{36} ta được phân số tối giản là: (0,5 điểm) M2

A. \frac{12}{18}

B. \frac{8}{12}

C. \frac{2}{3}

Câu 3: Các phân số \frac{1}{4};\frac{2}{7};\frac{1}{3} được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: (1 điểm) M3

A. \frac{1}{3};\frac{2}{7};\frac{1}{4}

B. \frac{2}{7};\frac{1}{3};\frac{1}{4}

C. \frac{1}{4};\frac{1}{3};\frac{2}{7}

Câu 4: Hình bình hành là hình: (0,5 điểm) M1

A. Có bốn góc vuông.

B. Có bốn cạnh bằng nhau.

C. Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

D. Có bốn góc vuông và có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.

Câu 5: Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 45m2 6cm2 = ………….cm2 là: (0,5 điểm) M2

A. 456

B. 4506

C. 450 006

Phần II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 6: Tính: (2 điểm) M1

a) \frac{7}{15}+\frac{4}{5}

b) \frac{4}{5}\times\frac{5}{8}

c) \frac{2}{3}-\frac{3}{8}

d) \frac{1}{2}:\frac{2}{5}

Câu 7: Tìm x: (1 điểm) M2

a) x-\frac{1}{4}=\frac{5}{3}

b) x:\frac{2}{3}=\frac{1}{2}

Câu 8: (2,5 điểm) M4

Một sân thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 100m. Chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Trên thửa ruộng người ta cấy lúa, cứ 100m2 thu được 70 kg thóc. hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc ?

Giải

…………………………………………………..............................................

…………………………………………………...............................................

…………………………………………………...............................................

……………………………….............................................…………………..

Câu 9: (1,5 điểm) M3

Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

Giải

…………………………..................................................………………………..

………………………...................................................…………………………..

……………………...................................................……………………………..

……………………...................................................……………………………..

2. Đáp án: Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4

Phần I. Trắc nghiệm: (3 điểm):

Câu 1: ý B (0,5đ)

Câu 2: ý C (0,5đ)

Câu 3: ý A (1đ)

Câu 4: ý C (0,5đ)

Câu 5: ý C (0,5đ)

Phần II. Tự luận: (7 điểm):

Câu 5: (2 điểm) Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm.

a) \frac{19}{15}

b) \frac{1}{2}

c) \frac{7}{24}

d) \frac{5}{4}

Câu 6: (1 điểm) Mỗi phần làm đúng được 0,5 điểm.

a) x = \frac{23}{12}

b) x = \frac{1}{3}

Câu 7: (2.5 điểm)

Chiều rộng của thửa ruộng là: (0.25 điểm)

100 x \frac{3}{5}= 60 (m) (0. 5 điểm)

Diện tích thửa ruộng là: (0.25 điểm)

100 x 60 = 6000 (m2) (0. 5 điểm)

Thửa ruộng đó thu được số thóc là: (0.25 điểm)

6000: 100 x 70 = 4200 (kg) (0. 5 điểm)

Đáp số: 4200 kg thóc (0,25 điểm)

Câu 8: (1.5 điểm)

Số cây lớp 4A trồng được là: (0.25 điểm)

(600 – 50) : 2 = 275 (cây) (0.25 điểm)

Số cây lớp 4B trồng được là: (0.25 điểm)

275 + 50 = 325 (cây) (0.25 điểm)

Đáp số: Lớp 4A: 275 cây (0.25 điểm)

Lớp 4B: 325 cây (0.25 điểm)

3. Đề bài: Đề ôn thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.

Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27, SGK Tiếng Việt 4, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi :

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:

- Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0,5 đ) (M1)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

A. tác dụng của nước

B. Hình dáng của nước

C. Mùi vị của nước

D. Màu sắc của nước

Câu 2: Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0,5đ) (M1)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

A. nước có hình chiếc cốc

B. Nước có hình cái bát

C. Nước có hình như vật chứa nó

D. Nước có hình cái chai

Câu 3: Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? (0,5đ) (M2)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

A. Nước không có hình dáng cố định

B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó

C. Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng và khí

D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí

Câu 4: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc………….à? (1đ) (M2)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

A. nhỏ xinh

B. xinh xinh

C. xinh tươi

D. xinh xắn

Câu 5: Câu: “Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ” thuộc mẫu câu nào ? (0,5đ) (M2)

Viết câu trả lời của em:

………………………………………………………………………………………..

Câu 6: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

Viết câu trả lời của em:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Dòng nào dưới đây toàn các từ láy? (0,5đ) (M1)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.

B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau ốm.

C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.

Câu 8: Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.(1đ) (M2)

A. Cô chủ

B. Cô chủ nhỏ

C. Cô chủ nhỏ lúc nào

D. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi

Câu 9: Chuyển câu khiến của bác Tủ Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. (1đ) (M3)

Viết câu trả lời của em:

a…………………………………………………………………………………

b…………………………………………………………………………………

Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. (1đ) (M3)

Viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết:

1. Chính tả (2 điểm) Nghe viết đoạn văn sau:

Mua giày

Một người định mua cho mình một đôi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình lên một tờ giấy. Đến tiệm chọn giày, anh ta phát hiện mình để quên tờ giấy ở nhà nên nói với chủ tiệm:

- Tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu.

Xong anh ta vội vàng chạy về nhà lấy tờ giấy. Khi quay lại thì cửa hàng đã đóng cửa và anh ta không mua được giày.

Có người hỏi anh:

- Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày?

- Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình! – Anh ta trả lời.

Theo Truyện ngụ ngôn

2. Tập làm văn (8đ): Hãy tả một cây ăn quả (hoặc cây có bóng mát, cây hoa…) mà em thích.

4. Đáp án đề ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: Câu kể Ai làm gì?

Câu 6: Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Câu 7: C

Câu 8: B

Câu 9: Các cháu hãy yên lặng đi! Các cháu không cãi nhau nữa!

Câu 10: Giọt sương như hạt ngọc long lanh.

B. Kiểm tra viết :

1. Chính tả: (2đ)

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5đ

- Viết đúng chính tả: 1,5đ (mỗi lỗi - 0,25đ)

2. Tập làm văn: (8đ)

Đề cương, đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 4

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 4 hay đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
125 19.187
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 4

    Xem thêm