Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 được biên soạn nhằm giúp các em HS ôn luyện, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 2 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 2.
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 gồm 3 đề thi mới nhất do VnDoc biên soạn. Mỗi phiếu gồm phần đề thi đủ các kĩ năng bám sát chương trình học (có chèn sẵn ô li để làm bài trực tiếp), tiếp cận sát mẫu đề thi của trường học, cùng phần đáp án hướng dẫn chi tiết.
Tham khảo:
- Đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 1
- Đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 2
- Đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 3
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021
ĐỀ 1:
PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
1. Đọc thành tiếng
Những điều lý thú về tên người
Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.
Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp.
Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc.
(Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài)
2. Trả lời câu hỏi
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a. Theo bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì:
A. Tên địa danh
B. Tên riêng
C. Tên đệm
b. Theo bài đọc, khi đặt tên, người Nga thường gồm có những bộ phận gì ở trong tên?
A. Họ, tên, tên đệm
B. Họ, tên, phụ danh
C. Phụ danh, tên đệm
c. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ đã lấy tên cha để làm gì cho con?
A. Làm tên cho con
B. Làm họ cho con
C. Không làm gì cả
d. Một số người dân ở đâu lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái?
A. Hà Tây
B. Cao Bằng
C. Lạng Sơn
PHẦN 2. VIẾT
1. Chính tả: Nghe - viết:
Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc.
2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cây phượng trên sân trường.
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
ĐỀ 2:
PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
1. Đọc thành tiếng
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (trích)
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
(Hồ Chí Minh)
2. Trả lời câu hỏi
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a. Trong bài đọc, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân làm gì?
A. Tập thể dục
B. Tập nấu cơm
C. Tập trồng rau
D. Tập đánh trống
b. Theo Bác Hồ, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới cần phải có cái gì thì mới thành công?
A. Tài năng
B. Trí tuệ
C. Sức khỏe
D. Tiền bạc
c. Theo Bác Hồ, bổn phận của một người dân yêu nước là gì?
A. Luyện tập thể dục, nghỉ ngơi liên tục
B. Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe
C. Lười biếng, không thường xuyên tập thể dục
D. Chăm chỉ luyện tập thể dục, bỏ bê học tập
d. Theo Bác, ngày nào cũng tập luyện thể dục thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Cơ thể mạnh khỏe, chiều cao tăng liên tục
B. Cân nặng được điều chỉnh, đầu óc minh mẫn
C. Sức khỏe thuyên giảm, cơ thể yếu ớt
D. Khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe
PHẦN 2. VIẾT
1. Chính tả: Nghe - viết:
Tập thể dục
Cứ mỗi buổi sáng mai
Bé dậy tập thể dục
Chú cún con lục đục
Lao xuống bếp gọi mèo
Chúng ta khẩn trương nào
Ra sân cùng chị tập
(theo Hoa Tầm Xuân)
2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu, miêu tả mùa hè.
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
ĐỀ 3:
Phần 1. Đọc hiêu
1. Đọc thành tiếng
Trống đồng Đông Sơn
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc…
(theo Nguyễn Văn Huyên)
2. Trả lời câu hỏi
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a. Bài đọc trên nói về đồ vật gì?
A. Trống đồng Hoa Lư
B. Trống đồng Đông Bắc
C. Trống đồng Sơn Tây
D. Trống đồng Đông Sơn
b. Bộ sưu tập trống đồng của nước ta có đặc điểm gì?
A. phong phú
B. đơn giản
C. tiện dụng
D. đa dạng
c. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về những đặc điểm gì?
A. Hình dáng, kích thước, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn
B. Hình dáng, màu sắc, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn
C. Kiểu dáng, kích thước, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn
d. Trung tâm mặt trống đồng luôn là họa tiết gì?
A. Ngôi sao năm cánh
B. Ngôi sao sáu cánh
C. Ngôi sao nhiều cánh
D. Ngôi sao ít cánh
e. Đâu không phải là họa tiết được xuất hiện trên mặt trống đồng?
A. Hình tròn đồng tâm
B. Hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền
C. Hình tên lửa được phóng lên vũ trụ
D. Hình chim bay, hươu nai có gạc
PHẦN 2. VIẾT
1. Chính tả: Nghe - viết:
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh…
2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả loại quả mà em yêu thích.
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
….…………………………………….….…………………………………….….…………………………
Để xem trọn bộ đáp án chi tiết cùng phần văn mẫu cho các đề thi, mời bạn tải tài liệu về máy.
--------------------------------------------------------------------------------------
Ngoài tài liệu Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 trên, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.