Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học có đáp án

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 2 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Hóa học hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn muốn luyện thi Đại học khối A, khối B, ôn thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa, mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 1

Tuyển tập 20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016

Đề thi thử Đại học 2016 môn Hóa có đáp án

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

NĂM HỌC 2014- 2015

Môn: Hoá Học

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; Ba = 137, Li=7.

Câu 1: Cho sơ đồ: . X có CTCT là:

A. CH3COOCH2CH3 B. CH3CH2CH2COOH

C. C2H5COOCH(CH3)2 D. HCOOCH2CH2CH3

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản tiểu phân nào sau đây có thể có số electron lớp ngoài cùng nhiều hơn 8?

A. Ion dương B. ion dương, ion âm và nguyên tử

C. Nguyên tử D. Ion âm

Câu 3: Monome tạo ra polime –[CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH2-CH(CH3)CH2-CH(CH3)]- là

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=CH-CH3

B. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2

C. CH2=C(CH3)-CH=CH2

D. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp etyl fomat và metyl axetat (tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch KOH lấy dư. Sau phản ứng thu được m gam muối khan. Gía trị m bằng

A. 15,35 gam B. 18,20 gam C. 14,96 gam D. 20,23 gam

Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng:

A. Nhúng thanh sắt (dư) vào dung dịch AgNO3 thấy thanh sắt dần có màu trắng bạc và dung dịch xuất hiện màu vàng nâu.

B. Nhúng thanh sắt (dư) vào dung dịch Cu(NO3)2 thấy thanh sắt chuyển qua màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh.

C. Nhúng thanh đồng (dư) vào dung dịch FeCl3 thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và thay thế bằng màu xanh.

D. Nhúng thanh sắt (dư) vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần đến màu xanh nhạt.

Câu 6: Dãy chất sau đây đều tác dụng với NaHCO3

A. HNO3, Ba(OH)2, MgSO4 B. HCl, KOH, CaCl2

C. HCl, Ca(OH)2, CH3COOH D. HCl, BaCl2, Ba(OH)2

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là đúng?

A. Cho Ba vào dung dịch NH4Cl có hỗn hợp khí sinh ra, dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thấy có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện và còn 1 lượng khí thoát ra.

B. Rót từ từ dung dịch NaOH và dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu xanh, lấy kết tủa nung trong không khí thu được chất rắn màu đỏ.

C. Cho bột sắt vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch từ màu trắng xanh chuyển sang màu nâu đỏ.

D. Cho Na vào dung dịch MgCl2 ta thấy có khí không màu sinh ra, có kết tủa màu trắng tạo thành và nếu cho dư dung dịch NaOH vào thì kết tủa tan dần ra.

Câu 8: Cho các hợp chất sau:

(1) HOCH2CH2OH.

(2) HOCH2CH2CH2OH.

(3) CH3-O-CH2CH3.

(4) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.

(5) CH3CH2OH.

(6) CH3-CH(OH)-CH2OH.

(7) HO-CH2-COOH

(8) HCOOH

(9) Cl-CH2-COOH

Tổng số chất đều tác dụng được với Na và Cu(OH)2

A. 7. B. 5. C. 6. D. 8

Câu 9: Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D=1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

A. 20 B. 18 C. 30 D. 12

Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn một peptit mạch hở X (M= 346) thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và axit glutamic. Cho 43,25 gam peptit X tác dụng với 600 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong Y dùng vừa đủ dung dịch chứa NaOH thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được x gam muối. Giá trị của x là

A. 118,450 gam. B. 118,575 gam. C. 70,675 gam. D. 119,075 gam.

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvc) của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Be = 9; Li = 7; Ca = 40; Ba = 137; Cr = 52; F = 19; Mn = 55; Ni =59; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127; Si = 28; Rb = 85.

Câu 1: Hợp chất A (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với metan là 8,25, thuộc loại hợp chất đa chức khi phản ứng với NaOH tạo ra muối và ancol. Số lượng hợp chất thỏa mãn tính chất của X là

A. 3 chất. B. 5 chất C. 2 chất. D. 4 chất.

Câu 2: Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 notron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?

A. 185185X. B. 185110X. C. 11075X. D. 18575X.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp nhau. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 2,46g. Cho Ba(OH)2 vào lại thấy có kết tủa nữa. Tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 6,94g. Thành phần phần trăm khối lượng của hidrocacbon có khối lượng phân tử nhỏ đã dùng là

A. 45,04%. B. 40,54%. C. 44,45%. D. 40,00%.

Câu 4: Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Cu, Mg, Al B. Cu, Al, MgO C. Cu, Al2O3, MgO D. Cu, Al2O3, Mg

Câu 5: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn (hình bên). Có %C = 81,553; %H = 8,738; %N = 4,531 còn lại là oxi. Vậy trong công thức phân tử Methadone có số nguyên tử H là

A. 27. B. 29. C. 23. D. 20.

Câu 6: Hòa tan hết 2,52 gam bột Fe vào 130 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và m gam chất rắn. Giá trị của m và V lần lượt là

A. 20,275 và 0,224. B. 14,535 và 0,224. C. 18,3 và 0,448. D. 18,3 và 0,224.

Câu 7: Một dung dịch X chứa các ion: x mol M+, 0,2 mol Mg2+, 0,3 mol Cu2+, 0,3 mol SO42-, 0,45mol NO3-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Vậy giá trị của m là

A. 85,85 B. 81,60 C. 81,65 D. 80,20

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 8,975 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 32,975 gam muối khan. Vậy giá trị của V là

A. 4,48. B. 6,72. C. 11,2. D. 5,6.

Câu 9: Khi thủy phân một este E trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y. Biết từ X có thể chuyển trực tiếp thành Y bằng một phản ứng. Vậy E không thể là

A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl propionat

Câu 10: Một tripeptit no, mạch hở A có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol A thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m gần nhất với

A. 18,91. B. 29,68. C. 30,70. D. 28,80

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Yên Định 2, Thanh Hóa

TRƯỜNG THPT CHUYÊN YÊN ĐỊNH 2

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, NĂM 2014 - 2015

Môn thi: HOÁ HỌC 12 - KHỐI A, B - LẦN 3

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: Nhóm các kim loại chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:

A. Be, Na, Au, Ca, Rb. B. Li, Ba, Al, K, Na.

C. Al, Zn, Mg, Ca, K. D. K, Al, Ag, Au, Pt.

Câu 2: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit?

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-CO-HN-CH2-COOH

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa

A. MgO, BaSO4, Fe, Cu. B. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu.

C. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO. D. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3.

Câu 4: Cho các chất: CH3COONH4, Na2CO3, Ba, Al2O3, CH3COONa, C6H5ONa, Zn(OH)2, NH4Cl, KHCO3, NH4HSO4, Al, (NH4)2CO3. Số chất khi cho vào dung dịch HCl hay dung dịch NaOH đều có phản ứng là:

A. 6. B. 9. C. 7. D. 8.

Câu 5: Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m gam hỗn hợp M cần 100ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M lần lượt là (%)

A. 61,54 và 38,46. B. 72,80 và 27,20. C. 40 và 60. D. 44,44 và 55,56

Câu 6: Cho 8,4 gam sắt tan hết vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 29,04. B. 32,40. C. 36,30. D. 30,72.

Câu 7: Hiđro hoá hoàn toàn một hiđrocacbon không no, mạch hở X thu được ankan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,60 gam CO2 và 3,24 gam H2O. Clo hoá Y (theo tỉ lệ 1:1 về số mol) thu được 4 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là:

A. 3. B. 6. C. 7. D. 4.

Câu 8: Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là:

A. CnH2n(COOH)2 (n ≥ 0). B. CnH2n+1COOH (n ≥ 0).

C. CnH2n -1COOH (n ≥ 2). D. CnH2n -2 (COOH)2 (n ≥ 2).

Câu 9: Cho các chất: etilen; saccarozơ; axetilen; fructozơ; anđehit axetic; tinh bột; axit fomic; xenlulozơ; glucozơ. Số chất có thể phản ứng với dung dịch AgNO3 /NH3 tạo kết tủa là:

A. 5. B. 7. C. 3. D. 6.

Câu 10: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 70,24. B. 43,84. C. 55,44. D. 103,67.

(Còn nữa)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 4 - 2015

Môn: Hóa

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H: 1; Li: 7; C: 12; N: 14; O: 16; Na: 23;Mg: 24;Al: 27; S: 32; Cl: 35,5; K: 39; Ca:40; Cr: 52; Mn: 55; Fe: 56; Cu: 64; Zn: 65;Br: 80; Ba: 137; Ag: 108;Cs: 133

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Câu 1: Hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Al, Mg (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:2:2). Hoà tan 22,2g hỗn hợp A cần vừa đủ 950ml dung dịch HNO3 2M sau các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn rất cẩn thận dung dịch X thu được 117,2 gam muối. Giá trị V là:

A. 6,72 B. 7,84 C. 5,04 D. 8,86

Câu 2: Trong tự nhiên đồng vị 37Cl chiếm 24,23% số nguyên tử clo. Nguyên tử khối trung bình của clo bằng 35,5. Thành phần phần trăm về khối lượng của 37Cl có trong HClO4 là (với 1H, 16O):

A. 8,65%. B. 8,56%. C. 9,82%. D. 8,92%

Câu 3: Hòa tan 1,632 gam Al2O3 trong 100 ml dung dịch HCl 0,1M, H2SO4 0,5M thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M; Ba(OH)2 0,2M vào X đến khi đạt lượng kết tủa lớn nhất (m gam) thì hết V ml. Giá trị V và m lần lượt là:

A. 220 – 2,496 B. 250 – 12,976 C. 250 – 14,146 D. 220 – 12,748

Câu 4: E là một este 3 chức, mạch hở. Đun nóng 7,9 gam X với dung dịch NaOH dư, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được ancol X và 8,6 gam hỗn hợp muối Y. Tách nước từ X có thể thu được propenal. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 3 axit hữu no, mạch hở, đơn chức (trong đó 2 axit có khối lượng phân tử nhỏ là đồng phân của nhau). Công thức phân tử của axit có khối lượng phân tử lớn hơn là:

A. C5H12O2 B. C7H14O2 C. C6H12O2 D. C5H10O2

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn V1 lít khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thu được dung dịch X. Hấp thụ hoàn toàn V2 lít khí Cl2 vào dung dịch NaOH (đun nóng) thu được dung dịch Y (Biết các thể tích khí được đo ở cùng nhiệt độ, áp suất). Nếu khối lượng muối clorua ở 2 dung dịch X, Y bằng nhau thì tỉ lệ V1/V2

A. 1/3. B. 5/3 C. 3/5. D. 3/2

Câu 6: Hỗn hợp X có 2 hidrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, phân tử khối trung bình của X là 31,6. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch (gồm nước và chất xúc tác thích hợp) thu được dung dịch Y và thấy thoát ra V lít khí khô Z (ở đktc), phân tử khối trung bình của hỗn hợp Z là 33. Biết rằng dung dịch Y chứa anđêhit với nồng độ 1,3046%. Giá trị của V là:

A. 2,688 B. 2,24. C. 3,36. D. 3,136.

Câu 7: Hoàn tan hết m gam gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 800ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 132,08 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 25,6 gam B. 21,5472 gam C. 23,04 gam D. 27,52 gam

Câu 8: Có các dung dịch sau: Na3PO4, NaH2PO4, Na2HPO4 và H3PO4. Hãy cho biết khi trộn các chất trên với nhau theo từng đôi một thì có bao nhiêu cặp xảy ra phản ứng.

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 9: Trong các khẳng định sau, có mấy khẳng định đúng?

(1) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần theo thứ tự F2, Cl2, Br2, I2.

(2) Muối iot là muối ăn có trộn lượng nhỏ KI hoặc I2.

(3) Cho khí clo đi qua dung dịch KOH đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với kali clorua và làm lạnh, ta sẽ thu được kali peclorat kết tinh.

(4) Khi cho F2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng lạnh, xảy ra phản ứng tự oxi hóa, tự khử.

(5) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 10: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện). Đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là :

A. 65,15% B. 72,22% C. 35,25% D. 27,78%

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT Trần Văn Lan, Nam Định

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN LAN

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA LẦN I NĂM 2015

Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:...............

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Đun 6 gam axit axetic với 6,9 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được m gam este (biết hiệu suất của phản ứng este hoá là 75%). Giá trị của m gam là

A. 6,6. B. 8,8. C. 13,2. D. 9,9

Câu 2: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Bán kính của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

A. M < X < R < Y. B. Y < M < X < R. C. M < X < Y < R. D. Y < X < M < R.

Câu 3: Khi hòa tan kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch muối có nồng độ 18,199%. Kim loại M là

A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Cu.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn mẫu hợp kim Na-Ba-K trong nước, thu được dung dịch X và 7,84 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 60ml. B. 175ml. C. 100ml. D. 150ml.

Câu 5: Monome dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là

A. CH2 =CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3.

C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.

Câu 6: Trong số các chất sau: CH4, CO, HCHO, CaC2, H2CO3, CO2, CH3COOH, CH3Cl. Có bao nhiêu chất là hợp chất hữu cơ?

A. 4 B. 6 C. 2 D. 5

Câu 7: Để khử ion Fe2+ trong dung dịch FeSO4 thành Fe có thể dùng kim loại

A. Sr. B. Na. C. Ba. D. Mg.

Câu 8: Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định định tính C và H trong hợp chất hữu cơ.Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là:

A. CaO, H2SO4 đặc. B. Ca(OH)2, H2SO4 đặc.

C. CuSO4 khan, Ca(OH)2. D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2.

Câu 9: Dung dịch X chứa AlCl3, FeSO4 và ZnCl2. Dẫn khí NH3 đến dư đi qua dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Dẫn khí H2 dư đi qua Z nung nóng sẽ thu được chất rắn

A. ZnO, Fe và Al2O3 B. Al2O3, Fe. C. Al, Fe và Zn D. Fe, Zn và Al2O3

Câu 10: Cho 0,1 mol α-amino axit (X) phản ứng hết với HCl thu được 12,55g muối. X là

A. Alanin B. Phenylalanin C. Glixin D. Valin

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm