Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Linh Trương Hóa học lớp 12

Các tính chất của Anken

4
4 Câu trả lời
  • Phan Thị Nương
    Phan Thị Nương

    Xem đầy đủ lý thuyết bài: https://vndoc.com/cong-thuc-tong-quat-cua-anken-227375

    Trả lời hay
    3 Trả lời 06/06/23
    • sơn nguyễn
      sơn nguyễn

      sos

      0 Trả lời 20:18 05/12
      • Heo con ngốc nghếch
        Heo con ngốc nghếch

        * Tìm hiểu tính chất vật lý của anken

        - Trong điều kiện thường, các anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí; từ C5H10 trở đi là chất rắn hoặc lỏng.

        - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của anken tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

        - Tất cả các anken đều nhẹ hơn nước (D <1g/cm3).

        - Anken không tan trong nước.

        0 Trả lời 06/06/23
        • Bảo Bình
          Bảo Bình

          * Tính chất hóa học:

          - Phản ứng cộng hidro của anken: Khi đun nóng có kim loại niken (hoặc platin/ plaid) làm xúc tác, anken kết hợp với hidro tạo thành ankan tương ứng.

          Ví dụ: CH2=CH-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH3 (Điều kiện: Ni, nhiệt độ)

          - Phản ứng cộng halogen: Thực hiện thí nghiệm dẫn etilen từ từ đi vào dung dịch brom, thấy màu nâu đỏ của dung dịch bị nhạt dần.

          CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → CH2Br-CH2Br (1,2-đibrometan, không màu)
          Tiếp tục thực hiện rót dung dịch brom vào cốc đựng anken (lỏng), quan sát thấy dung dịch brom bị mất màu. Ta có phương trình phản ứng như sau: CnH2n + Br2 → CnH2nBr2

          - Phản ứng cộng HX: Các anken cũng tham gia vào phản ứng cộng với nước, hidro halogen (HBr, HCl, HI) và với các axit mạnh.

          CH2=CH2 + H-OH → CH3-CH2-OH (Điều kiện H+)

          hoặc CH2=CH2 + H-Br → CH3-CH2-Br

          - Phản ứng trùng hợp: Ở nhiệt độ và áp suất cao với chất xúc tác thích hợp, các phân tử anken có thể kết hợp với nhau tạo thành những mạch rất dài và có phân tử khối lớn

          nCH2=CH2 → (-CH­2–CH2-)n (Polietylen hay PE)

          - Phản ứng oxi hóa hoàn toàn: Khi bị đốt với oxi, etilen và các đồng đẳng sẽ bị cháy và tỏa ra nhiệt.

          CnH2n + 3n/2 O2 → nCO2 + nH2O

          - Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: Thực hiện thí nghiệm sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. Quan sát thấy màu của dung dịch sẽ nhạt dần và có kết tủa màu nâu đen của MnO2.

          Ta có phản ứng như sau:

          3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO-CH2-CH2-OH + 2MNO4↓ + 2KOH

          0 Trả lời 06/06/23

          Hóa học

          Xem thêm